I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ?
2.Kĩ năng:
- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hóa ( BT1, BT2 )
- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?, tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?, trả lời được câu hỏi Khi nào ? ( BT3, BT4 ).
3.Thái độ: Thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi BT1, 2, 3, 4.
HS: VBT.
12 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 7378 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 Tuần 19-24 Trường Tiểu học Phú Túc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S trả lời
+ Diễn ra vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu.
+ Sống trong một cái láng.
+ Khuyên họ về sống với gia đình.
5’
1’
33’
4.Củng cố, dặn dò: ( 1’ )
- Về nhà xem lại các bài tập vừa làm, học thuộc 3 cách nhân hóa.
- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi.
* Nhận xét: * Rút kinh nghiệm:
Tiết: 20
Ngày dạy: 27/1/2010 Tuần 22
Mở rộng vốn từ: Sáng tạo
Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi.
2.Kĩ năng:
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học . ( BT1 )
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT2a/ b/c hoặc a/ b/ d ) ( HS khá giỏi
làm được toàn bộ BT2.
- Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài ( BT3 )
3.Thái độ: Thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị:
GV: Năm tờ giấy khổ to để làm BT1, bảng phụ ghi bài tập 2, 3.
HS: VBT.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TG
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
- GV gọi 3 HS đặt câu theo 3 cách nhân hóa đã học.
- GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới:
® Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu của tiết học, ghi tựa.
® Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- GVcho HS nêu yêu cầu
- GV giải thích: Sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, 1 trong những người thuộc chủ điểm này là trí thức.
+ Người trí thức chuyên làm việc và lao động bằng gì?.
- GV nói: Họ có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động của mình.
- GV gọi HS kể tên các bài tập đọc, chính tả đã học ở tuần 21, 22.
- GV chia lớp làm 5 nhóm, yêu cầu HS của nhóm tìm từ chỉ trí thức và từ chỉ hoạt động của trí thức trong các bài tập đọc và chính tả vừa nêu ghi vào phiếu, HS làm bài trong 5’, nhóm nào làm xong đính bảng, nhóm nào làm nhanh đúng, tìm được nhiều từ nhóm đó thắng.
- GV gọi HS nhận xét, GV sửa chữa và tuyên dương.
- GV hỏi:
+ Phát minh có nghĩa là gì?
+ Thiết kế là gì?
- Gọi 2 HS đọc lại 2 cột bài tập
- GV nói: Các em ghi nhớ các từ vừa tìm, vận dụng sự hiểu biết vào giao tiếp.
Bài 2:
- GV cho HS nêu yêu cầu
- GV gọi HS đọc các câu văn
- GV nhắc nhở HS cách làm
- GV cho HS làm vào vở
- Gọi 4 HS lên bảng làm lần lượt từng câu
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, GV kiểm tra kết quả cả lớp.
- Gọi 4 HS đọc, ngắt hơi cho đúng dấu câu.
- GV hỏi: 4 câu trên được viết theo mẫu câu nào đã học?
- GV nói: Dấu phẩy dùng để tách bộ phận chỉ địa điểm ở đâu. Chúng ta viết văn điền dấu phẩy cho đúng vị trí.
Bài 3:
- GV cho HS nêu, xác định yêu cầu
- Gọi 1 HS đọc lại truyện vui.
- GV hướng dẫn HS làm bài
- GV cho HS làm vào vở, gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét, GV sửa chữa.
- Gọi 2 HS đọc lại câu chuyện
- GV hỏi:
Theo em dấu phẩy (dấu chấm, dấu chấm hỏi) dược đặt ở đâu?
- GV giáo dục HS sử dụng đúng dấu câu khi viết văn.
GV hỏi: Truyện gây cười ở chỗ nào?
Vô tuyến hoạt động được là nhờ có điện. Con người phát minh ra điện trước rồi mới phát minh ra vô tuyến. Nếu không có điện thì vô tuyến không hoạt động được.
- 3 HS đặt câu
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu
- HS lắng nghe…
- Họ lao động, làm việc bằng trí óc.
- HS lắng nghe
- HS kể tên các bài tập đọc, chính tả đã học ở tuần 21, 22.
- HS ngồi theo nhóm 5 làm việc theo yêu cầu của GV, nhóm nhanh nhất sẽ trình bày
- HS nhận xét
- HS trả lời:
- Tìm ra điều mới, làm ra những vật mới có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống.
- Lập tài liệu kĩ thuật toàn bộ gồm bảng tính, bản vẽ … để theo đó mà xây dựng công trình, sản xuất thiết bị, sản phẩm.
- 2 HS đọc lại 2 cột bài tập.
- HS nêu xác định yêu cầu
- HS đọc các câu văn
- HS làm vào vở
- 4 HS lên bảng làm lần lượt từng câu
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, báo cáo kết quả.
4 HS đọc, ngắt hơi cho đúng dâu câu.
- Mẫu câu: Ở đâu?
- HS nêu, xác định yêu cầu
- 1 HS đọc lại truyện vui.
HS thảo luận nhóm 2 đọc, sửa dấu câu cho đúng và giải thích lý do điền dấu đo
- HS đọc lại chuyện
- HS trả lời
- HS nêu
- HS trả lời
5’
1’
33’
4.Củng cố, dặn dò: ( 1’ )
- Về nhà xem lại các bài tập vừa làm, ghi nhớ những từ chỉ trí thức, hoạt động của trí thức, ghi nhớ cách sử dụng dấu câu cho thích hợp.
- Chuẩn bị bài: Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?
* Nhận xét: * Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Ngày dạy: 18/2/09 Tuần 23– Tiết 21
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào ?
2.Kĩ năng:
- HS củng cố hiểu biết về các cách nhân hoá.
- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?, tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Như thế nào? trả lời đúng các câu hỏi.
3.Thái độ: thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3.
- HS: VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TG
1.Khởi động:
2.Bài cũ: Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi
GV cho HS sửa lại bài tập đã làm.
GV nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, ghi tựa.
b.Hoạt động 1: Nhân hoá.
Bài tập 1
GVcho HS nêu, xác định yêu cầu
Em có nhận xét gì về hoạt động của từng chiếc kim?
3 kim này được gọi và tả như thế nào?
GV cho HS đọc thầm bài thơ để tìm những sự vật được nhân hoá
Những sự vật ấy được nhân hoá bằng cách nào?
Quan sát VBT câu a em trình bày như thế nào?
Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài, gọi HS làm bảng phụ.
Yêu cầu HS ngồi theo nhóm bàn, kiểm tra kết quả
GV gọi HS đọc bài làm, kiểm tra bảng phụ, cả lớp.
Em thích nhất hình ảnh nhân hoá nào? Tại sao?
Theo em vì sao khi tả kim giờ, tác giả lại dùng từ Bác, thận trọng, nhích từng li, từng li?
Vì sao lại gọi kim phút bằng anh và tả đi từng bước, từng bước?
Em hiểu thế nào về cách tả kim giây?
GV nêu lại hình ảnh nhân hoá 3 kim.
+ Qua bài tập trên, các em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật ?
c.Hoạt động 2: Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?
Bài 2: Dựa vào bài thơ trên, viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
- GV cho HS nêu, xác định yêu cầu
Yêu cầu HS ngồi theo nhóm 2, một em hỏi, 1 em trả lời.
Gọi vài cặp trình bày trước lớp.
GV nhận xét tuyên dương.
Bài 3:
GV cho HS nêu, xác định yêu cầu
Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài,
Yêu cầu HS ngồi theo nhóm 2, một em hỏi, 1 em trả lời.
Tổ chức cho HS báo cáo bằng chuyền điện.
GV theo dõi, nhận xét
à Các từ: rất rộng, miệt mài, suốt ngày đêm, thán phục, réo rắc là những từ chỉ đặc điểm, hoạt động, trạng thái.
Hát
- Nhận xét.
HS nêu, xác định yêu cầu
Kim giờ chạy rất chậm, kim phút chạy từ từ, kim giây chạy nhanh nhất.
HS nêu
Trong bài thơ, có 3 sự vật được nhân hoá: kim giờ, kim phút, kim giây.
- Gọi tên, tả các sự vật đó như con người.
- Cột 1: những sự vật được nhân hoá; cột 2: Những vật ấy được gọi bằng gì; Cột 3 những vật ấy được tả thế nào?
- HS đọc thầm và giải vào vở bài tập, 1 HS làm bảng phụ.
HS ngồi theo nhóm bàn, kiểm tra kết quả
HS đọc bài làm, kiểm tra bảng phụ, cả lớp báo cáo kết quả.
- HS nêu.
+ Vì kim giờ to, được tả như một người đứng tuổi làm gì cũng thận trọng
+ Vì nhỏ hơn, được tả là đi từng bước vì chuyển động nhanh hơn kim giờ.
+ Vì nhỏ nhất, được tả là chạy vút lên trước hàng như một đứa bé tinh nghịch vì chuyển động nhanh nhất.
+ Khi ba kim cùng tới đích tức là đến đúng thời gian đã định trước thì chuông reo để báo thức cho em.
Có 2 cách nhân hoá:
+ Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người: bác, anh, bé
+ Tả bằng những từ dùng để tả người
- HS nêu xác định yêu cầu:
HS ngồi theo nhóm 2, một em hỏi, 1 em trả lời.
HS trình bày trước lớp.
HS nhận xét
- HS nêu, xác định yêu cầu
HS tự suy nghĩ và làm bài
HS ngồi theo nhóm 2, một em hỏi, 1 em trả lời.
HS báo cáo bằng chuyền điện.
- HS nhận xét, sửa.
1’
1’
17’
15’
4.Nhận xét – Dặn dò: ( 1’ )
- Có mấy cách nhân hoá? (3 cách)
- Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật. Dấu phẩy.
F Nhận xét: F Rút kinh nghiệm:
Ngày dạy: 25/2/09 Tuần 24– Tiết 22
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật. Dấu phẩy.
2.Kĩ năng:
- Củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật ( người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật).
- Ôn luyện về dấu phẩy.
3.Thái độ: thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3.
- HS: VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TG
1.Khởi động:
2.Bài cũ: Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?
GV cho HS sửa lại bài tập đã làm.
GV nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, ghi tựa.
b.Hoạt động 1: Nhân hoá.
Bài tập 1
GVcho HS nêu, xác định yêu cầu
Yêu cầu HS làm cá nhân vào vở.
GV theo dõi, giúp đỡ, gọi HS đọc, nhận xét, sửa, chốt lời giải đúng ( có thể dùng câu hỏi gợi mở giúp HS tìm từ hoặc cho HS làm theo nhóm)
Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
- Chỉ các hoạt động nghệ thuật
- Chỉ các môn nghệ thuật
c.Hoạt động 2: Dấu phẩy
Bài 2:
GV cho HS nêu, xác định yêu cầu
Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài, gọi HS làm bảng phụ.
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, kiểm tra kết quả cả lớp.
Gọi 4 HS đọc, ngắt hơi cho đúng dâu câu.
4 câu trên được viết theo mẫu câu nào đã học?
à Viết văn điền dấu phẩy cho đúng vị trí
Hát
- Nhận xét.
- HS nêu xác định yêu cầ
- HS làm cá nhân vào vở.
Lớp theo dõi, nhận xét tuyên dương
- HS nêu
- HS nêu
- HS nêu
- HS nêu xác định yêu cầu
- HS tự suy nghĩ và làm bài, 1 HS làm bảng phụ.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, báo cáo kết quả.
4 HS đọc, ngắt hơi cho đúng dâu câu.
1’
1’
17’
15’
4.Nhận xét – Dặn dò: ( 1’ )
- Có mấy cách nhân hoá? (3 cách)
- Chuẩn bị bài : Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?
F Nhận xét: F Rút kinh nghiệm:
DUYỆT CỦA BGH
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
File đính kèm:
- Luyen tu cau lop 3.doc