LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI
BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
· Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
· Hiểu tác dụng của liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
· Biết cách sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
· Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1, 2 phần Luyện tập.
· Bảng lớp viết sẵn câu văn ở bài 1 phần nhận xét.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
13 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tháng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác dụng: tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý mà vẫn đảm bảo sự liên kết.
- GV kết luận : Liên kết câu bằng cách dùng đại từ thay thế có tác dụng tránh lặp và rút gọn văn bản đồng thời cung cấp thêm thông tin để người đọc biết rõ về đối tượng.
Bài 2
- Gọi HS đọc bài nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhấn mạnh yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
+ Những từ bị lặp lại : Triệu Thị Trinh.
+Những từ thay thế : Triệu Thị Trinh, người thiếu nữ họ Triệu, Nàng, Triệu Thị Trinh, người con gái vùng núi Quan Yên.
Bài 3
- Gọi HS đọc bài nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhấn mạnh yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng .
- Gọi hS đọc đoạn văn của mình.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Ví dụ : Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học. Hàng ngày, mỗi lần đi gánh củi qua ngôi trường gần nhà, cậu nép vào hiên nghe lỏm. Thấy cậu bé nhà nghèo nhưng ham học, thầy giáo nhận cậu vào học. Nhờ thông minh, chăm chỉ, cậu bé gánh củi ngày nào trở thành trò giỏi nhất trường.
3. Củng cố – dặn dò.
-Về đọc lại bài, ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ : Truyền thống.
- Nhận xét :
-2 HS làm bài trên bảng lớp.
- Cá nhân
- HS làm bài cá nhân, VBT.
- Cá nhân tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- HS làm bài cá nhân, VBT.
- Cá nhân tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vởBT
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn mình viết.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
? Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 27 Tiết 53 Ngày dạy :17.3.2009
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ gần với chủ điểm nhớ nguồn.
Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng lớp ghi sẵn ô chữ hình chữ S
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
28ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS đọc đoạn văn viết về tấm gương hiếu học, có sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và bài làm mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày.
a) Yêu nước :
- Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
- Con ơi, con ngủ cho lành.
Để mẹ lên núi rửa bành con voi.
Muốn coi lên núi mà coi.
Coi bà Triệu Ẩu cưỡi voi đánh cồng.
b) Lao động cần cù :
- Tay làm hàm nhai, tay quay miệng trễ.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Có làm thì mới có ăn,
Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
- Trên đồng cạn dưới đồng sâu.
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa....
c) Đoàn kết :
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Một cây làm chẳng nên non,
ba cây chụm lại nên hòn núi cao....
- Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
d) Nhân ái :
- Thương người như thể thương thân.
- Lá lành đùm lá rách.
- Máu chảy ruột mềm....
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng hái hoa dân chủ :
+ Mỗi HS lên bốc thăm một câu.
+ Đọc câu ca dao hoặc câu thơ.
+ Tìm chữ còn thiếu và ghi vào ô chữ.
+ Trả lời đúng ô hình chữ S.
Giải đáp ô chữ :
1) Cầu Kiều 2) Khác giống
3) Núi ngồi. 4) Xe nghiêng.
5) Thương nhau. 6) Cá ươn.
7) Nhớ kẻ cho. 8) Nước còn.
9) Lạch nào. 10) Vững như cây.
11) Nhớ thương. 12) Thì nên.
13) Ăn gạo. 14) Uốn cây
15) Cơ đồ. 16) Nhà có nóc.
Ô chữ hình chữ S : Uống nước nhớ nguồn.
- GV nhận xét, tuyên dương HS giải đúng các ô chữ.
3. Củng cố – dặn dò.
-Về đọc lại bài, ghi nhớ các câu tục ngữ, ca dao trong bài và chuẩn bị bài Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.
-Nhận xét :
-2 HS đọc đoạn văn.
- Cá nhân.
- Nhóm đôi, VBT.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân.
- Cá nhân tiếp nối trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
? Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 27 Tiết 54 Ngày dạy :19. 3. 2009
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI
BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
Hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ nối.
Biết tìm từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn.
Biết cách sử dụng các từ ngữ nối để kiên kết câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng lớp ghi sẵn đoạn văn 1 phần nhận xét.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
28ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu ca dao, tục ngữ ở bài 2 trang 91, 92.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu – ghi tựa
2. Phần Nhận xét.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Hỏi : Mỗi từ ngữ được in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì?
(Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1.
+ Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2)
- GV kết luận : Cụm từ vì vậy ở ví dụ nêu trên có tác dụng liên kết các câu trong đoạn văn với nhau. Nó được gọi là từ nối.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS phát biểu.
- Kết luận : Những từ ngữ mà các em vừa tìm được có tác dụng nối các câu trong bài.
3. Phần Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
4. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn Qua những mùa hoa.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
+ Đoạn 1 : từ nhưng nối câu 3 với câu 2.
+ Đoạn 2 : từ vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1 ; từ rồi nối câu 5 với câu 6.
+ Đoạn 3 : từ nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2, từ rồi nối câu 7 với câu 6.
+ Đoạn 4 : từ đến nối câu 8 với câu 7, nối đoạn 4 với đoạn 3
+ Đoạn 5 : từ đến nối câu 11 với câu 9, 10 ; từ sang đến nối câu 12 với câu 9, 10, 11.
+ Đoạn 6 : từ mãi đến nối câu 14 với câu 13.
+ Đoạn 7 : từ đến khi nối câu 15 với câu 16, nối đoạn 7 với đoạn 6, từ rồi nối câu 16 với câu 15.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và mẫu chuyện.
- Gọi HS nêu từ dùng sai và từ thay thế.
- GV ghi bảng các từ thay thế HS tìm được.
- Gọi HS đọc lại mẩu chuyện vui đã được thay thế từ.
- Hỏi : Câu bé trong truyện là người thế nào ? Vì sao em biết ?
- GV nhận xét, nêu ý đúng.
+ Từ nối là từ nhưng - Sai.
+ Thay từ nhưng bằng các từ : vậy, vậy thì, thế thì, nếu vậy, nếu thế thì.
+ Cậu bé rất láu lỉnh. Sổ liên lạc của cậu ghi lời nhận xét của thầy, cô chắc là không hay. Cậu không muốn bố đọc nhưng cần chữ kí xác nhận của bố. Khi bố trả lời là có thể viết được trong bóng tối, cậu đề nghị bố tắt đèn kí vào sổ liên lạc của cậu.
5. Củng cố – dặn dò.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Về đọc lại bài, học thuộc ghi nhớ và ôn tập chuẩn bị thi GK2.
-Nhận xét :
-3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng.
- Cá nhân.
- Cặp đôi – VBT.
- Cá nhân tiếp nối trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cặp đôi – VBT.
- Cá nhân tiếp nối trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân tiếp nối đọc bài.
- Cá nhân
- HS làm bài cá nhân, VBT.
- Cá nhân tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- HS làm bài cá nhân, VBT.
- Cá nhân tiếp nối trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân tiếp nối đọc bài
? Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
.
File đính kèm:
- THANG 2.doc