Giáo án Lớp Năm - Tuần 5

Tập đọc

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

 I/ Mục đích yêu cầu

 - Đọc lưu loát toàn bài. biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện xúc cảm về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.

 - Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài : Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

 II/ Đồ dùng dạy học

 - Tranh, ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng: cầu Thăng Long, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, cầu Mỹ Thuận,.

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần HD học sinh luyện đọc diễn cảm.

III / Các hoạt động dạy – học.

 A / Bài cũ :

 B / Bài mới :

 1/ Giới thiệu bài :quan sát tranh.

 2/ Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài :

 * HĐ1: Luyện đọc :

 Hướng dẫn đọc: Đọc lưu loát toàn bài với giọng nhẹ nhàng đằm thắm và thể hiện đúng giọng của từng nhân vật

 

doc139 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp Năm - Tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g: 1damvuông = 100m vuông * HĐ2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-tô-mét vuông Thực hiện tương tự như HĐ1 * HĐ3: Thực hành. Bài 1: SGK. HS đọc yêu cầu bài 1. HS trả lời miệng HS và GV nhận xét. KL: Rèn luyện cách đọc số đo diện tích với đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. Bài 2: SGK HS đọc yêu cầu bài 2. HS làm việc cá nhân, 1HS lên bảng làm. HS và GV nhận xét. KL: Luyện viết số đo diện tích với đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. Bài 3: SGK. HS đọc yêu cầu bài 3. HS làm theo 3 nhóm, 3HS lên bảng làm. HS và GV nhận xét. KL: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo Bài 4: SGK HS đọc yêu cầu bài 4. HS làm việc cá nhân, 3HS lên bảng làm. HS và GV nhận xét. KL: Rèn cho HS biết cách viết số đo diện tích có 2 đơn vị thành số đo diện tích dưới dạng hỗn số có một đơn vị. * HĐ4: Củng cố dặn dò: GV hệ thống kiến thức toàn bài. Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. Khoa học Thực hành: Nói “không!”đối với các chất gây nghiện I/ Mục tiêu: HS có khả năng: - Xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy và trình bày những thông tin đó. - Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện II/ Đồ dùng dạy học GV: Phiếu ghi các tình huống. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu A/ Bài cũ: B/ Bài mới: Giới thiệu bài. *HĐ3: Trò chơi “chiếc ghế nguy hiểm” Mục tiêu: HS nhận ra: Nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm. Từ đó, HS có ý thức tránh xa nguy hiểm. Cách tiến hành: Bước1: Tổ chức và hướng dẫn trò chơi như SGV Bước 2:- Yêu cầu cả lớp đi ra ngoài hành lang - GV để chiếc ghế ở ngay giữa cửa ra vào và yêu cầu cả lớp đi vào.GV nhắc mọi người đi qua chiếc ghế phải rất cẩn thận để không chạm vào ghế. Bước 3: Thảo luận cả lớp Sau khi HS vào chỗ ngồi của mình trong lớp, GV nêu câu hỏi thảo luận: - Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế? - Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế? - Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế? - Tại sao bị xô đẩy, có bạn cố gắng tránh để không ngã vào ghế? - Tại sao có người lại tự mìng chạm tay vào ghế? GVKL: Đa số mọi người đều thận trọng và mong muốn tránh xa nguy hiểm. * HĐ 4: Đóng vai. Mục tiêu: HS biết thực hiện được kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện . Cách tiến hành: - GV nêu: Khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì các em sẽ nói gì? - GV ghi tóm tắt các ý HS nêu ra rồi rút ra kết luận các bước từ chối: + Hãy nói rõ rằng bạn không muốn làm việc đó. + Nếu người kia vẫn rủ rê, hãy giải thích các lí do khiến bạn quyết định như vậy. + Nếu người kia vẫn cố tình loi kéo bạn, tốt nhất là tìm cách bỏ đi ra khỏi nơi đó. - GV chia lớp làm 3 nhóm, phát phiếu ghi các tình huống( như SGV) cho các nhóm. - Các nhóm đọc tình huống và phân công đóng vai. - Từng nhóm lên đóng vai theo các tình huống trong phiếu. - HS và GV nhận xét. GV kết luận: Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền được bảo vệ và tự bảo vệ. Đồng thời chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác. Mỗi người có một cách từ chối riêng song cái đích cần đạt được là nói “không!”đối với những chất gây nghiện. Củng cố – Dặn dò: HS nhắc laị nội dung bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Thứ 6 ngày 6 tháng 10 năm 2006 Toán Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích I/ Mục tiêu: Giúp HS : - Biết tên gọi , kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông. - Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích. - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Hình vẽ biễu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm như trong phần a SGK. Một bảng có kẽ sẵn các cột, các dòng như phần b SGK nhưng chưa viết chữ và số. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ : B/ Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông. - GV nêu gợ ý để HS nêu những đơn vị đo diện tích đã học. - GV hướng dẫn HS dựa vào những đơn vị đo diện tích đã học để tự nêu được: “mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm”. - HS tự nêu cách viết kí hiệu mi-li-mét vuông. - GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh 1cm được chia thành các hình vuông nhỏ tự rút ra nhận xét: Hình vuông 1cm vuông gồm 100 hình vuông1mm vuông. Từ đó HS tự phát hiện ra mối quan hệ giữa mm vuông và cm vuông: 1cm vuông=100mm vuông; 1mm vuông=1/100cm vuông. * HĐ2: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích. - GV hướng dẫn HS hệ thống hóa các đơn vị đo diện tích đã học thành bảng đơn vị đo diện tích. - GV giúp HS quan sát bảng đơn vị đo diện tích vừa lập, nêu nhận xét: + Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền. + Mỗi đơn vị đo diện tích =1/ 100 đơn vị lớn hơn tiếp liền. * HĐ3: Thực hành Bài 1: SGK HS đọc yêu cầu bài 1. HS làm miệng. HS và GV nhận xét. KL: Rèn luyện cách đọc, viết số đo diện tích với đơn vị mm vuông. Bài 2: SGK HS đọc yêu cầu bài 2. HS làm theo 4 nhóm , 4 HS lên bảng làm. HS và GV nhận xét. KL: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo . Bài 3: SGK HS đọc yêu cầu bài 3. HS làm theo 3 nhóm , 3 HS lên bảng làm. HS và GV nhận xét. KL: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo . * HĐ3: Củng cố dặn dò: GV hệ thống kiến thức toàn bài. Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. Địa lí Vùng biển nước ta I/ Mục tiêu: HS: - Trình bày được đặc điểm của vùng biiển nước ta. - Chỉ được trên bản đồ ( lược đồ ) vùng biển nước ta và có thể chỉ một số điểm du lịch, bãi biển nổi tiếng. - Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất. - ýthức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí. II/ Đồ dùng dạy học GV: Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á; Các hình minh họa trong SGK; Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Tranh ảnh về những nơi du lịch và bãi tắm biển. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu A/ Bài cũ B/ Bài mới: Giới thiệu bài * HĐ1: Vùng biển nước ta. - HS quan sát lược đồ SGK nêu tên, nêu công dụng của lược đồ. - GV chỉ vùng biển của Việt Nam trên biển đông và nêu: Nước ta có vùng biển rộng, biển của nước ta là một bộ phận của biển đông. - GV yêu cầu HS quan sát lược đồ trả lời miệng câu hỏi sau: Biển đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền Việt Nam? - GV yêu cầu HS chỉ vùng biển Việt Nam trên bản đồ - KL: Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển đông. * HĐ2: Đặc điểm của vùng biển nước ta. - HS đọc SGK và trao đổi theo cặp để trả lời miệng các câu hỏi sau: + Tìm những đặc điểm của biển Việt Nam. + Mỗi đặc điểm trên có tác động như thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dan ta? GV mở rộng để HS biết: Chế độ thủy triều ven biển nước ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các vùng. Có vùng chế độ thủy triều là nhật triều(mỗi ngày một lần nước lên và một lần nước xuống), có vùng thủy triều là bán nhật triều(1 ngày có 2 lần thủy triều lên xuống), có vùng có cả chế độ nhật triều và chế độ bán nhật triều. * HĐ3: Vai trò của biển HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời câu hỏi sau: Nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đối với đời sống sản xuất và nhân dân ta. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. HS và GV nhận xét KL: Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch và nghỉ mát. Củng cố dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu Từ đồng âm I/ mục đích, yêu cầu: - Hiểu thế nào là từ đồng âm. - Nhận biết được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm. II/ đồ dùng dạy học GV: Tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động,...có tên gọi giống nhau. III/ Các hoạt động dạy học A/ Bài cũ B/ Bài mới: Giới thiệu bài * HĐ1: Nhận xét. - HS làm việc cá nhân, trả lời miệng câu hỏi trong SGK. - HS và GV nhận xét. - GV chốt lại: Hai từ câu ở hai câu văn trên phát ân hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế dược gọi là những từ đồng âm. - Cả lớp đọc thầm ghi nhớ SGK. - 2,3 HS nhắc lại trước lớp. * HĐ2: Luyện tập. Bài tập 1: SGK - GV nêu yêu cầu của bài tập. - HS cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, trao đổi theo cặp để trả lời miệng trước lớp. KL: Rèn kĩ năng phân biệt nghĩa của những từ đồng âm. Bài tập 2: SGK - HS đọc nội dung bài tập 2, làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm, các HS khác lần lượt trả lời miệng trước lớp. HS và GV nhận xét. KL: Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu Bài 3 : SGK HS đọc yêu cầu bài 3, HS làm việc độc lập và trả lời miệng trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. KL: Rèn kĩ năng phân biệt nghĩa của từ đồng âm trong văn cảnh. Bài 4: SGK GV nêu yêu cầu bài tập. HS thi giải đố nhanh. HS và GV nhận xét. KL: Củng cố về nghĩa của các từ đồng âm. *HĐ3: Củng cố dặn dò Yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học. Dặn HS về nhà học bài. Tập làm văn Trả bài văn tả cảnh I/ mục đích yêu cầu - Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh. - Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn. II/ đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp. III/ Các hoạt động dạy học A/ Bài cũ B/ Bài mới: Giới thiệu bài * HĐ1: Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình. - Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp. - Treo bảng phụ hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình theo trình tự sau: + Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp. + HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng. * HĐ2: Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài. GV trả bài hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài theo trình tự sau: - Sửa lỗi trong bài. - GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay. - Viết lại một đoạn văn trong bài làm rồi trình bày trước lớp * HĐ3: Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS. - Dặn về nhà chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt tập thể

File đính kèm:

  • docGIAN AN 5 T5doc.doc