Giáo án lớp ba Tuần 24

 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do ảnh hưởng của phương ngữ: ngự giá, truyền lệnh, trong leo lẻo, hốt hoảng, vùng vẫy, biểu lộ, cởi trói,.

 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.

Đọc hiểu:

 Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải cuối bài. Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chinh.

 Nắm được cốt truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát, thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

Kể chuyện:

 Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện.

 Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. Kể tiếp được lời bạn.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp ba Tuần 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện theo YC của GV. -HS quan sát. -HS lắng nghe. +Gặp ông Vương Hi Chi bà phàn nàn quạt bán ế, chiều nay cả nhà phải nhịn cơm. +Ông viết chữ, làm thơ vào quạt. Ông nghĩ sẽ giúp được bà cụ. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua. +Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm quí giá. -HS chia nhóm lần lượt kể trong nhóm. -Đại diện các nhóm lên thi. -Lớp nhận xét. -Ông là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ +HS phát biểu ý kiến riêng. -Lắng nghe. -Lắng nghe và ghi nhận. TOÁN THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I/ Mục tiêu: Giúp HS: Củng cố hiểu biết về thời điểm. Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút. II/Chuẩn bị: Mặt đồng hồ bằng nhựa có ghi số, có các vạch chia phút và có kim giờ, kim phút, quay được. II/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài tiết trước: -Có 4 que diêm em xếp được các chữ số La Mã nào? - Nhận xét-ghi điểm: 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: -Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng. b.Hướng dẫn xem đồng hồ. -GV sử dụng mặt đồng hồ có các vạch chia phút để giới thiệu chiếc đồng hồ, yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ SGK. -Yêu cầu HS quan sát H1 và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? -Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút. -Yêu cầu HS quan sát chiếc đồng hồ thứ hai. -Hỏi: Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào? -GV: Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là được một phút. Vậy bạn nào có thể tính được số phút, kim phút đả đi từ vị trí số 12 đến vị trí vạch nhỏ thứ 3 sau vạch số 2, tính theo chiều quay của kim đồng hồ. -Vậy đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ? -GV yêu cầu HS quan sát đồng hồ thứ 3. -GV hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? -Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút. -Khi kim phút đi đến vạch số 11 là kim đã đi được 55 phút tính từ vạch số 12 theo chiều quay của kim đồng hồ, kim chỉ thêm một vạch nữa là được thêm một phút, vậy kim phút chỉ đến phút thứ 56. Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút. -GV: Vậy còn thiếu mấy phút nữa là đến 7 giờ? -GV: Để biết còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ, em có thể đếm số vạch từ vạch số 12 đến vị trí vạch chỉ của kim phút nhưng theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. -GV cùng cả lớp đếm: 1, 2, 3, 4 vậy thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ, ta có cách đọc giờ thứ hai là 7 giờ kém 4 phút. c. Luyện tập: Bài 1: -Gọi HS nêu YC của bài. -Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát đồng hồ và nêu giờ, có kèm theo vị trí các kim đồng hồ tại mỗi thời điểm. -GV yêu cầu HS nêu giờ trên mỗi chiếc đồng hồ. -Chữa bài và cho điểm HS. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu BT. -GV cho HS tự vẽ kim phút trong các trường hợp của bài, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi cheo vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau. -Chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: -Gọi 1 HS đọc đề bài. -GV cho một HS lần lượt đọc từng giờ ghi trong các ô vuông và chỉ định HS bất kì trong lớp nêu chiếc đồng hồ đang chỉ ở giờ đó. GV cũng có thể tổ chức thành trò chơi thi quay kim đồng hồ. GV lần lượt đọc các giờ cho HS quay kim. Mỗi lượt chơi cho 4 HS lên bảng cùng quay kim đồng hồ đến một thời điểm GV đọc. HS nào quay nhanh và đúng là HS thắng cuộc. -Chữa bài ghi điểm cho HS. 4 Củng cố – Dặn dò: -YC HS về nhà luyện tập thêm về xem đồng hồ cho thuần thục. -Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng làm BT. - Trả lời: III, IV, VI, VII, XI, IX, XII, XX. -Nhận xét bài bạn. -Nghe giới thiệu. -Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút. -Kim giờ chỉ qua số 6 một chút, kim phút chỉ đến số 2. -HS quan sát theo yêu cầu. -Kim giờ đang ở quá vạch số 6 một chút, vậy là hơn 6 giờ. Kim phút chỉ qua vạch số 2 được 3 vạch nhỏ. -HS tính nhẫm miệng 5, 10 (đến vạch số 2) tính tiếp 11, 12, 13, vậy kim phút đi được 13 phút. -Chỉ 6 giờ 13 phút. -HS quan sát. -Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút. -Kim giờ chỉ qua số 6, đến gần số 7, kim phút chỉ qua vạch số 11 thêm một vạch nhỏ nữa. -Lắng nghe. -Còn thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ. -HS đếm theo và đọc: 7 giờ kém 4 phút. -1 HS nêu yêu cầu BT. -Thực hành xem đồng hồ theo cặp, HS chỉnh sữa sai cho nhau. 2 giờ 9 phút. 5 giờ 16 phút. 11 giờ 21 phút. 9 giờ 34 phút hay 10 kém 26 phút. 10 giờ 39 phút hay 11 kém 21 phút. G. 3 giờ 57 phút hay 4 kém 3 phút. -1 HS nêu yêu cầu BT. -HS làm bài theo yêu cầu của GV. -1 HS nêu yêu cầu BT. Đáp án: + 3 giờ 27 phút: B. + 12 giờ rưỡi: G + 1 giờ kém 16 phút: C. + 7 giờ 55 phút: A. + 5 giờ kém 23 phút: E. + 18 giờ 8 phút: I. + 8 giờ 50 phút: H. + 9 giờ 19 phút: D. TỰ NHIÊN XÃ HỘI QUẢ I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết: Thấy được sự đa dạng về màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, của các loài quả. Kể tên được các bộ phận chính của quả. Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả trong cuộc sống. II. Chuẩn bị: Tranh ảnh như SGK. Một số loại trái cây khác nhau. Băng bịt mắt để thực hiện trò chơi. III. Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2.KTBC: KT sự chuẩn bị bài của HS. -Hoa có những ích lợi gì? -Nhận xét tuyên dương. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: Hoạt động khởi động. -GV bắt cho HS hát bài : “Đố quả”. -Chúng ta đều biết, từ hoa có thể tạo thành quả. Mỗi loại hoa có thể tạo thành mỗi loại quả khác nhau. Đố các em trong bài hát trên có những quả nào? -GV giới thiệu: Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về các loại quả trong bài học hôm nay. Ghi tựa. Hoạt động 1: Sự đa dạng về màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước của quả. +Yêu cầu HS để ra trước mặt các loại quả đã mang tới lớp. Sau đó giới thiệu với bạn bên cạnh về loại quả mà mình có (tên quả, màu sắc, hình dạng và mùi vị khi ăn). +Yêu cầu một vài HS giới thiệu trước lớp về loại quả mình có. +Quả chín thường có màu gỉ? +Hình dạng quả của các loài cây giống hay khác nhau? +Mùi vị của các loài quả giống hay khác nhau -Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc và mùi vị. Hoạt động 2: Các bộ phận của quả. -GV cho HS quan sát 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8 SGK hoặc GV bổ sung quả mà HS có và tìm các bộphận chín của quả, những phần đó được gọi tên là gì? -Yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng thảo luận trả lời câu hỏi: Quả gồm những bộ phận nào? Chỉ rõ các bộ phận đó? -Yêu cầu một vài HS lên bảng chỉ trên hình hoặc quả thật và gọi tên các bộ phận của quả trước lớp. -Kết kuận: Mỗi quả thường có 3 phần chính: vỏ, hạt, thịt. Hoạt động 3: Vai trò và ích lợi của quả. - Yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: Quả thường dùng để làm gì? hạt dùng để làm gì? -Yêu cầu các HS nêu chức năng của hạt và ích lợi của quả, lấy VD minh hoạ. GV kết luận: +Hạt để trồng cây mới. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới. +Quả có nhiều ích lợi: quả để ăn, để làm thuốc, ép dầu ăn. Quả có thể ăn tươi hoặc chế biến để ăn. Quả có nhiều vitamin. Aên nhiều quả có lợi cho sức khoẻ. 4/ Củng cố – dặn dò: -YC HS đọc phần bạn cần biết SGK. -Giáo dục tư tưởng cho HS. -Nhận xét tiết học. Về nhà học bài chuẩn bị bài sau mang các tranh ảnh về các loài vật. -HS báo cáo trước lớp. -Hoa có nhiều ích lợi, hoa dùng để trang trí, làm nước hoa, ướp chè, để ăn, để làm thuốc. Hoa là cơ quan sinh sản của cây. -HS Hát đồng thanh: Quả gì mà chua chua thế.... -1 – 2 HS trả lời câu hỏi. -HS làm việc theo cặp: VD: Đây là quả chuối, chuối chín có màu vàng, chuối có dạng dài, khi ăn có vị ngọt thơm. +HS giới thiệu màu sắc, mùi vị, hình dạng của các loại quả mình mang đến. Không giới thiệu trùng lặp. -Quả chín thướng có màu đỏ hoặc vàng, có quả có màu xanh. - Hình dạng quả của các loài cây thường khác nhau. -Mỗi quả có một mùi vị khác nhau, có quả rất ngọt, có quả chua,... -HS quan sát, suy nghĩ. -2 HS cùng thảo luận với nhau. Quả gồm các bộ phận là: vỏ, hạt, thịt. -2 – 3 HS lên bảng thực hiện. Các HS khác nhận xét bổ sung. -1 – 2 HS nhắc lại phần kết luận. -2 HS thảo luận với nhau trả lời câu hỏi: Hạt để trồng cây, để ăn. Quả để ăn, để lấy hạt, để làm thuốc,... -HS trả lời, mỗi HS chỉ nêu một ý kiến, không trùng lặp. -Lắng nghe. -2 HS đọc, sau đó lớp đồng thanh. -Lắng nghe. SINH HOẠT LỚP I/ Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần. Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4. Giáo viên nhận xét chung lớp. Về nề nếp tương đối tốt. Về học tập: Có tiến bộ, đa số các em biết nhân chia các số có bốn chữ số với số có một chữ số. II/ Phương hướng tuần tới: Tiếp tục giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể. Hướng tuần tới:........ Tăng cường khâu truy bài đầu giờ, BTT lớp kiểm tra chặt chẽ hơn. ______________________________________________

File đính kèm:

  • docTUAN 24.doc
Giáo án liên quan