I. Mục đích :
- Học sinh hiểu thế nào là bệnh lây qua đường tình dục (BLQĐTD)
- Học sinh nói tên và một số biểu hiện chung của BLQĐTD
- Học sinh phân biệt được bệnh viêm nhiễm thông thường ở cơ quan sinh dục và bệnh lây qua đường tình dục
II. Tài liệu và phương tiện :
- 4 bảng dùng cho trò chơi “Bệnh gì? Lây bằng đường nào ?”
- 4 bộ phiếu ghi tên bệnh vàđường lây truyền các bệnh
- Đáp án trò chơi “Bệnh gì? Lây bằng đường nào ?”
- Bảng tóm tắt các dấu hiệu BLQĐTD
7 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 6 - Bài 2: Bệnh lây qua đường tình dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lây khác các em đã biết ở hoạt động trên, BLQĐTD cũng có đường lây truyền, đó là : truyền từ người nọ sang người kia qua quan hệ tình dục. Giáo viên sử dụng bảng dưới đây để giảng :
Bảng tên một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục
Tác nhân gây bệnh
Tên một số BLQĐTD
1. Côn trùng
- Rận mu
2. Ký sinh trùng
- Trùng roi (Trichomonas)
3. Vi khuẩn
- Bệnh lậu
- Chlamydia
- Giang mai
4. Vi rút
- Bệnh mụn rộp sinh dục ( Ecpec sinh dục)
- Bệnh sùi mào gà
- Viêm gan B
- HIV/AIDS
- Kết luận :
BLQĐTD là bệnh được truyền từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục. Một số bệnh lây qua đường tình dục phổ biến như : rận mu, trùng roi, lậu, chlamydia, giang mai, sùi mào gà, viêm gan B, HIV/AIDS
Bước 2 :
- Giáo viên giúp học sinh phân biệt có một số bệnh ở cơ quan sinh dục, đặc biệt ở cơ quan sinh dục nữ như bệnh viêm âm đạo vi khuẩn, bệnh nấm ở âm hộ, âm đạo có thể bị mắc mà không liên quan đến việc có quan hệ tình dục hay không.
- Kết luận :
Có một số bệnh nhiễm khuẩn và nấm thông thường biểu hiện ở cơ quan sinh dục nữ mà không liên quan đến việc có quan hệ tình dục hay không
Hoạt động 3 : Một số triệu chứng của các BLQĐTD biểu hiện ở cơ quan sinh dục (30 phút)
Mục tiêu :
- học sinh nêu được một số dấu hiệu thường gặp của BLQĐTD gây bệnh ở cơ quan sinh dục
- HọC SINH biết một số BLQĐTD nhưng không có triệu chứng
Cách tiến hành
Bước 1 :
- Phân biệt BLQĐTD gây bệnh ở cơ quan sinh dục và BLQĐTD gây bệnh ở các cơ quan khác
- GIÁO VIÊN giảng :
Đa số các BLQĐTD có triệu chứng ở cơ quan sinh dục , tuy nhiên cũng có những BLQĐTD không có triệu chứng ở cơ quan sinh dục mà gây bệnh ở các cơ quan khác, ví dụ viêm gan B, gây bệnh ở gan hoặc HIV gây suy giảm miễn dịch Ở phần này chúng ta tìm hiểu các dấu hiệu thường gặp của các BLQĐTD gây bệnh ở cơ quan sinh dục.
Bước 2 : Một số triệu chứng thường gặp của BLQĐTD
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bảng tóm tắt các dấu hiệu của BLQĐTD , yêu cầu các em đọc và trả lời câu hỏi :
Một số BLQĐTD có triệu chứng gì ?
a) Đối với nam ?
b) Đối với nữ
c) Đối với cả nam và nữ ?
- HọC SINH làm việc theo nhóm và viết kết quả vào giấy khổ to
Bước 3 :
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, mỗi nhóm chỉ trình bày một ý a) hoặc b), c) các nhóm khác bổ sung.
Kết luận :
Khi mắc một số BLQĐTD có biểu hiện ở cơ quan sinh dục, người bệnh thường thấy một trong những triệu chứng sau :
a) Đối với nam :
- Có giọt mủ ở đầu dương vật
- Đau buốt khi đi tiểu
b) Đối với nữ
- Huyết trắng bất thường hoặc có mùi hôi
- Đau bụng dưới
- Đau khi giao hợp
- Chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt
c) Cả nam và nữ
- Vết loét, mụn nước gần bộ phận sinh dục
- U ở bộ phận sinh dục
- Sưng hạch ở bẹn
- Ngứa vùng sinh dục
Bước 4 : Một số BLQĐTD nhưng không có triệu chứng
- Giáo viên giảng :
Có một số bệnh không phải lúc nào cũng có những triệu chứng như đã nêu trên. Ví dụ : người nhiễm virút sùi mào gà, thời gian đầu có thể chưa nổi sùi. Đối với bệnh lậu, chlamydia có những người bị nhiễm mà không có biểu hiện một triệu chứng nào (kể cả nam và nữ). Bệnh giang mai có dấu hiệu không rõ ràng, người bệnh có thể không nhận thấy. Vi rút có thể gây ung thư cổ tử cung cũng không có triệu chứng gì.
- Kết luận
Có người mắc BLQĐTD mà không có triệu chứng. Nhưng họ vẫn có thể là nguồn lây bệnh cho người khác và nếu họ không biết để chữa sẽ gây ra hậu quả về sau.
IV. Thông tin cho giáo viên
1. Tại sao cần dạy cho học sinh có hiểu biết về BLQĐTD
Lây truyền qua đường tình dục là một trong những nhóm bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở Việt Nam. Tỷ lệ BLQĐTD cao nhất là ở lứa tuổi từ 15 đến 24. Ngoài những hậu quả trực tiếp với cơ thể người bệnh , nó còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV của người bệnh gấp nhiều lần. Học sinh cần có hiểu biết về BLQĐTD cùng với hiểu biết về HIV đề có thể tự phòng ngừa và bảo vệ bản thân cũng như bảo vệ người khác.
2. Xác định thái độ cho HS khi nói về các bệnh ở cơ quan sinh dục và bệnh lây qua đường tình dục
- Các em đã được học về cấu tạo của cơ quan sinh dục và biết rằng chức năng cơ bản của cơ quan sinh dục là giúp con người ta có thể sinh con. Vì vậy,cơ quna sinh dục cần được chăm sóc và bảo vệ.
- Cũng như những cơ quan khác của cơ thể, các cơ quan sinh dục cũng có khả năng bị bệnh, nhưng bệnh ở cơ quan sinh dục lại thường được coi là vấn đề tế nhị, không được bàn tới hoặc thảo luận một cách phổ biến. Đó là quan niệm không đúng, làm cho một số người cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng, lo lắng không biết xử trí ra sao khi có triệu chứng bệnh ở cơ quan sinh dục. Thế nhưng những bệnh náy có thể gây tác hại đến sức khỏe và tương lai của người mắc bệnh và vợ/chồng/con của họ.
- Chúng ta (cả GV và HS) cần xem việc thảo luận học tập về các bệnh ở cơ quan sinh dục là hết sức tự nhiên và nghiêm túc. Hy vọng với những kiến thức thu được sẽ giúp chúng ta vận dụng một cách hữu ích trong cuộc sống sau này.
3. Bệnh ở cơ quan sinh dục không liên quan đến quan hệ tình dục
Cũng như các hệ cơ quan khác của cơ thể , cơ quan sinh dục cũng bị các bệnh viêm nhiễm thông thường không liên quan đến việc người ta có quan hệ tình dục hay không. những bệnh này được coi là bệnh nhiễm trùng đường sinh dục. Các thể bệnh phổ biến nhất là các bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn và nấm. Trong trường hợp bị bệnh viêm nhiễm thông thường, không cần thiết phải điều trị cho bạn tình, vợ hay chồng của người bệnh
4. Bệnh lây qua đường tình dục (BLQĐTD)
- BLQĐTD là những bệnh có thể được lây truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua quan hệ tình dục. Trước kia người ta sử dụng thuật ngữ các bệnh hoa liễu. Tuy nhiên, thuật ngữ BLQĐTD rộng hơn bao gồm cả các bệnh như HIV, viêm gan B
- Bảng dưới đây cho bếit các tác nhân gây bệnh và tên một số BLQĐTD :
Tác nhân gây bệnh
Tên một số BLQĐTD
1. Côn trùng
- Rận mu
2. Ký sinh trùng
- Trùng roi (Trichomonas)
3. Vi khuẩn
- Bệnh lậu
- Chlamydia
- Giang mai
- ..
4. Vi rút
- Bệnh mụn rộp sinh dục (Ecpec sinh dục)
- Bệnh sùi mào gà
-
- Viêm gan B
- HIV/AIDS
5. Có phải ta luôn thấy được dấu hiệu của bệnh khi bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục không ?
Thông thường, các bệnh lây truyền qua đường tình dục không thể hiện dấu hiệu rõ ràng, vì thế người mắc bệnh có thể không biết rằng mình đã bị nhiễm bệnh. Có một số bệnh sau khi đã nhiễm bệnh được hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm mà vẫn không có biểu hiện gì ở cả nam và nữ giới.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường rất khó phát hiện ở nữ giới. Mặc dù người bệnh không có biểu hiện gì, thậm chí không biết rằng mình đã mắc bệnh nhưng họ vẫn có thể làm lây bệnh cho người khác.
6. Tại sao một số người lại không biết được rằng mình đã mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục ?
Đối với phụ nữ, các vết loét do bệnh gây nên thường ở khu vực gần cổ tử cung là bộ phận nằm sâu trong cơ thể do vậy nhìn bên ngoài không thấy được. Một lý do nữa là các bệnh này ít gây đau, do đó người mắc bệnh thường không để ý. Đối với nam giới cũng có những bệnh chỉ gây ra những dấu hiệu rất nhẹ, hoặc không có dấu hiệu gì vì thế không làm cho người bệnh quan tâm, lo lắng.
7. Các dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì ?
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường không cho thấy dấu hiệu rõ ràng. Nếu có, thường là những dấu hiệu sau :
- Có khí hư (dịch âm đạo) không bình thường chảy ra từ âm đạo(đối với nữ) và chất dịch trắng hoặc có màu chảy ra đầu dương vật (đối với nam). Ở phụ nữ, lượng khí hu ngày càng nhiều. Màu khí hư có thể hơi trắng, vàng ngà, xanh hay màu hồng nhạt. Khí hư có mùi hôi và đôi khi sùi bọt.
- Đối với nam giới, nếu có cảm giác đau, nóng rát trong tiểu hoặc sau khi tiểu có thể là do bệnh lây truyền qua đường tình dục gây nên.
- Có các vết loét hở hoặc các mụn phỏng rộp chảy nước nằm ở xung miệng. Các tổn thương này có thể đau hoặc không đau.
- Có các đám da sùi lên xung quanh bộ phận sinh dục.
- Sưng tấy xung quanh bộ phận sinh dục.
- Sưng tấy hoặc đau ở bên trong bìu (ở nam giới).
- Đau thắt thường ở vùng bụng dưới mà không có liên quan gì tới việc hành kinh.
- Có ra máu sau quan hệ tình dục.
V. Phụ lục :
1. Bảng dùng cho trò chơi “Bệnh gì?” Lây bằng đường nào ?”
(Dùng cho hoạt động 1)
Tên bệnh
Đường lây bệnh
Sốt rét
Máu
2. Phiếu nhỏ để gắn vào bảng trên (dùng cho trò chơi Bệnh gì ? Lây bằng đường nào ?) (Dùng cho hoạt động 1)
Lỵ
Cúm
Lao
Sốt xuất huyết
Hô hấp
Tiêu hoá
Máu
Hô hấp
Máu
Sốt rét
3. Đáp án trò chơi “Bệnh gì ? Lây bằng đường nào ?”
(Dùng cho hoạt động 1)
Tên bệnh
Đường lây truyền
Sốt rét
Máu
Lao
Hô hấp
Lỵ
Tiêu hóa
Cúm
Hô hấp
Sốt xuất huyết
Máu
4. Bảng tên một số bệnh lây truyền qua đường tình dục
(Dùng cho hoạt động 2)
MỘT SỐ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
Tác nhân gây bệnh
Tên một số BLQĐTD
1. Côn trùng
- Rận mu
2. Ký sinh trùng
- Trùng roi (Tríchomonas)
3. Vi khuẩn
- Bệnh lậu
- Chlamydia
- Giang mai
-
4. Vi rút
- Bệnh mụn rộp sinh dục (Ecpec sinh dục)
- Bệnh sùi mào gà
-
- Viêm gan B
- HIV/AIDS
5. Bệnh tóm tắt các dấu hiệu của BLQĐTD
(Dùng cho hoạt động 3)
Dấu hiệu
Nữ giới
Nam giới
Vết loét
Các vết loét có đau hoặc không đau ở vùng sinh dục, hậu môn, hay những nơi khác trên cơ thể. Các mụn rộp nước sau đó vỡ ra để lại vết loét có đau ở vùng sinh dục.
Tiết dịch
Dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục gây ngứa ngáy. Dịch thường có màu hơi vàng, hoặc hơi xanh nhạt, màu khó chịu và có bọt. Có thể thấy cả dịch tiết từ lỗ hậu môn.
Dịch trắng hoặc có màu, hoặc mủ tiết ra từ đầu dương vật hoặc lỗ hậu môn.
Đi tiểu buốt
Có cảm giác đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu hoặc sau khi đi tiểu sau đó xuất hiện dịch chảy ra ở đầu dương vật
Mụn cóc (hay còn gọi là sùi sần)
Có các mụn cóc nổi ở vùng sinh dục
Đau vùng bụng dưới
Các cơn đau xuất hiện mà không có liên quan tới hành kình có thể là dấu hiệu viêm nhiễm của cổ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng
Sưng tấy
Sưng tấy, có thể xuất hiện ở tại bộ phận sinh dục hay ở giữa hai đùi
Sưng tấy tại bộ phận sinh dục, sưng và đau ở bên trong bìu
File đính kèm:
- LỚP 6 BÀI 2 BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC.doc