I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức: Biết vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
- Kĩ năng: Tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
- Giáo dục học sinh tính tích cực, tự giác, yêu thích môn học.
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5C Tuần 24 Trường Tiểu học Yên Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến; GV tổ chức cho HS nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng.
BT3: HS đọc yêu cầu đầu bài; suy nghĩ thay thế những từ in đậm ở BT1 bằng những từ khác.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
c. Phần ghi nhớ
- Hai HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
d. Phần luyện tập
BT1 : Đọc yêu cầu ; HS làm bài cá nhân hoàn thành bài tập. Trong khi đó GV mời 2 HS lên bảng làm tương ứng với 2 câu.
HS dưới lớp trao đổi bài với bạn bên cạnh.
Tổ chức cho HS nhận xét chốt lại lời giải đúng.
HS sửa chữa bài vào vở.
BT2 : Đọc nội dung bài tập.
HS làm bài theo cặp.
Tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
đ. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn HS thuộc lòng phần ghi nhớ, hoàn chỉnh bài ở nhà, chuẩn bị tiết sau.
I. Phần nhận xét :
SGK
II. Phần ghi nhớ
III. Phần luyện tập
BT1: Trong những câu ghép dưới đây, các vế câu được nối với nhau bằng những từ nào ?
… Chưa … đã…
… Vừa … đã …
… Càng … càng …
BT2: Tìm các cặp từ hô ứng thích hợp với mỗi chỗ trống.
… Càng … càng ..
… mới … đã…
… chưa … đã …
… vừa … đã …
c) … bao nhiêu … bấy nhiêu …
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Toán : 119
luyện tập chung
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
(Bài tập cần làm 2a, 3 – HS nào có khả năng làm thêm các bài còn lại).
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
BT1: HS đọc nội dung bài; HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS quan sát hình vẽ và làm bài. HS trao đổi vở với bạn bên cạnh.
- Trong khi HS làm bài GV mời 1 HS lên bảng làm.
- Tổ chức cho HS nhận xét bài, thống nhất lời giải đúng.
Diện tích hình tam giác ABD là :
4 ´ 3 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích tam giác BDC là :
5 ´ 3 : 2 = 7,5 (cm2)
Tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC là :
6 : 7,5 = 0,8 = 80%
Đáp số : 80%
BT2: HS đọc bài toán.
- HS phân tích bài toán, nêu hướng giải bài toán.
- HS lên bảng giải bài toán; HS dưới lớp làm vào vở.
- Tổ chức cho HS nhận xét, GV đánh giá.
- Chấm một số vở HS nhận xét.
BT3 : HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS quan sát hình vẽ phân tích hình vẽ và nêu hướng giải bài toán.
- HS giải bài toán.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá. GV chốt lại lời giải đúng.
Bán kính hình tròn là :
5 : 2 = 2,5 (cm)
Diện tích hình tròn là :
2,5 ´ 2,5 ´ 3,14 = 19,625 (cm2)
Diện tích hình tam giác vuông ABC là :
3 ´ 4 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích phần tô đậm là : 19,625 – 6 = 13,625 (cm2)
Đáp số : 13,625 cm2
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Ngày soạn: 30/1/2013
Ngày dạy Thứ tư ngày 6 tháng 2 năm 2013
Tập làm văn : 48
ôn tập về tả đồ vật
I. Mục tiêu:
1. Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
2. Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc đoạn văn tả hình dáng và công dụng của một đồ vật gần gũi với em.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ tiếp tục ôn tập về văn tả đồ vật – củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật, trình bày miệng dàn ý bài văn.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
b1) Bài tập 1: Một HS đọc 5 đề bài trong SGK.
* Chọn đề bài
- GV gợi ý HS lựa chọn đề miêu tả đối tượng phù hợp với mình.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Mời HS nói tên đề bài mình đã chọn.
* Lập dàn ý
- 1 HS đọc gợi ý 1 trong SGK.
- Dựa vào gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý; gọi 2 HS lên bảng viết nhanh dàn ý lên bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh.
- HS tự sửa chữa dàn ý của mình.
b2) Bài tập 2: HS đọc yêu cầu BT.
- Từng nhóm HS dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn đã lập dàn ý. GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS, nhắc các em trình bày dàn ý ngắn gọn nhưng diễn đạt thành câu.
- Đại diện từng nhóm trình bày miệng dàn ý bài văn trước lớp.
- Sau mỗi HS trình bày, cả lớp trao đổi thảo luận về cách chọn đồ vật để miêu tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày; bình chọn người trình bày miệng bài văn theo dàn ý hay nhất.
c. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý; cả lớp chuẩn bị cho viết một bài hoàn chỉnh cho bài văn tới.
Bài 1: Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây :
Quyển sách Tiếng Việt 5, tập 2.
Cái đồng hồ báo thức.
Một đồ vật trong nhà mà em thích.
Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc đối với em.
Một đồ vật trong nhà bảo tàng hoặc nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát được.
Bài 2:Trình bày miệng cho bài văn miêu tả mà em đã lập dàn ý.
Tìm ý cho bài văn
Mở bài
Thân bài
Kết bài
b) Tâp nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Toán : 120
luyện tập chung
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
(Bài tập cần làm 1a, b; 2 – HS nào có khả năng làm thêm các bài và ý còn lại).
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
BT1: HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, thể tích hình hộp chữ nhật.
- HS trao đổi theo cặp tìm hướng giải và nêu hướng giải.
- HS giải bài toán.
- Tổ chức cho HS nhận xét, GV kết luận.
Lưu ý : HS có thể giải ý b với các cách khác nhau.
BT2 : HS đọc yêu cầu bài toán.
- HS nhắc lại cách tính diện tích và thể tích hình lập phương.
- HS làm bài toán; sau đó trao đổi bài cùng bạn bên cạnh.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá.
BT3: HS đọc yêu cầu bài toán.
HS trao đổi theo cặp; gọi HS giải thích.
Tổ chức cho HS nhận xét; GV hướng dẫn HS cách giải thích đảm bảo tính khoa học (Hướng dẫn HS dựa theo công thức).
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Duyệt của BGH
...............................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................
tuần 25
Ngày soạn: 11/2/2013
Ngày dạy Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2013
Tập đọc : 49
Phong cảnh đền hùng
Đoàn Minh Tuấn
I. mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
(trả lời được các câu hỏi trong SGK.)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ chủ điểm, bài học trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ ( 3 phút) : HS đọc bài Hộp thư mật trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Bài mới ( 35 phút)
a. Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài
- GV giới thiệu chủ điểm : Các bài học trong chủ điểm Nhớ nguồn sẽ cung cấp cho các em những hiểu biết về cội nguồn về truyền thống quý báu của dân tộc, của CM.
- Bài Phong cảnh đền Hùng – Miêu tả cảnh đẹp của đền Hùng, nơi thờ các vị vua có công dựng nước Việt Nam.
b. Luyện đọc
1 HS khá giỏi đọc mẫu toàn bài.
HS quan sát tranh về phong cảnh đền Hùng.
Từng tốp 3 HS đọc nối tiếp theo 3 đoạn. (Mỗi lần xuống dòng là một đoạn). GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS và giải nghĩa từ được chú giải.
HS luyện đọc theo cặp. 1 – 2 HS đọc cả bài.
- Gv đọc diễn cảm toàn bài. Nhịp điệu khoan thai, trang trọng, tha thiết, nhấn mạnh các từ ngữ miêu tả vẻ uy nghiêm của đền Hùng, vẻ hùng vĩ
của cảnh vật và niềm thành kính tha thiết đối với đất Tổ, với tổ tiên.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Bài văn miêu tả cảnh vật gì ở đâu ?
- Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. ( HS trả lời GV bổ sung thêm).
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng.
- Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ?
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
d. Đọc diễm cảm
- 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm bài văn theo sự hướng dẫn của GV.
- Cả lớp đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu :
“Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng ....
bồi đắp phù sa cho đồng bằng xanh mát”
1. Luyện đọc:
- Đọc đúng các từ : chót vót, dập dờn, uy nghiêm, vòi vọi, sừng sững, Nga Ba Hạc, …
- Hiểu các từ : Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngọc phả, đất Tổ, …
2. Tìm hiểu bài:
- Các vua Hùng là người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây khoảng 4000 năm.
- Những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, những cánh bướm nhiều màu sắc …, bên trái là đỉnh Ba Vì, bên phải là dãy Tam Đảo, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc.
- Câu ca dao gợi lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: thủy chung luôn nhớ về cội nguồn; nhắc nhở, khuyên răn mọi người: dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn.
File đính kèm:
- Copy of tuan 24.doc