Giáo án lớp 5B Tuần 9 Trường Tiểu học Yên Lâm

a) Luyện đọc

- 1 HS khá giỏi đọc toàn bài

- GV chia đoạn : 3 phần (phần 1: gồm đoạn 1 và 2, từ đầu đến sống được không ?; phần 2 gồm các đoạn 3,4,5, đến tiếp: đến phân giải; phần 3 còn lại), hướng dẫn HS đọc nối tiếp theo 3 phần.

- Đọc nối tiếp lần 1, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, lỗi ngắt giọng, nhấn giọng.

- HS đọc nối tiếp lần 2, GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ khó.

- 1- 2 HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài (phân biệt rõ lời nhân vật).

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5B Tuần 9 Trường Tiểu học Yên Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một HS nhắc lại nội dung ghi nhớ về đại từ. - Dặn HS thuộc lòng phần ghi nhớ, hoàn chỉnh bài tập 2,3ở nhà. 1. Phần nhận xét 2. Phần ghi nhớ (SGK) 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập BT1 : Các từ in đậm trong đoạn thơ trên chỉ ai ? - Các từ in đậm trong đoạn thơ chỉ Bác Hồ BT2 : Tìm các đại từ trong bài thơ sau: Đáp án : mày; tôi; ông, nó BT3 : Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện vui sau (SGK). Đáp án : … nó ăn nhiều quá, … nó phình to ra. … nhưng bụng nó to quá … nó không sao … rút kinh nghiệm tiết dạy: Toán : 44 luyện tập chung I. Mục tiêu : Giúp học sinh biết: - Biết viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân. (BT cần làm1,2,3 HS nào có khả năng làm thêm bài còn lại.) II. Chuẩn bị III. các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước B.Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập BT1: Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vi đo khác nhau. - GV cho HS làm bài cá nhân, GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu. - HS nêu cách làm bài và đọc kết quả. BT2: Viết số đo khối lượng dưới dạng đơn vị đo là Ki- lô-gam. - HS tự làm sau đó vài HS nêu kết quả; GV có thể yêu cầu HS nêu cách làm. BT3: Tổ chức cho HS làm tương tự bài 2. - Khi chữa bài chú ý cho HS phân biệt sự khác nhau về quan hệ giữa hai đơn vị đo tiếp liền giữa đo khối lượng, độ dài với đo diện tích. BT4: HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán. - HS phân tích nhận dạng toán, nêu cách giải. - HS giải, nhận xét, đánh giá. Ta có sơ đồ: 150 km Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là : 3 + 2 = 5 (phần) Chiều dài sân trường là: 150 x 3 : 5 = 90 (m) Chiều rộng sân trường là : 150- 90 = 60 (m) Diện tích sân trường là : 90 x 60 = 5400 (m2) 5400 m2 = 0,54ha Đáp số : 0,54ha * GV chấm 3- 4 vở của HS, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau. Đạo đức : 9 tình bạn I. Mục tiêu : Sau bài học HS biết : - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết bạn. - Thực hiện đối sử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị - Bài hát “Lớp chúng mình đoàn kết” III. các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ : B. Bài mới Tiết : 1 1. Hoạt động 1 : thảo luận cả lớp - Hát bài “Lớp chúng mình” - Thảo luận : + Bài hát nói gì ? + Lớp chúng mình có vui không ? + Điều gì xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè ? + Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không ? - HS trả lời; GV kết luận. 2.Hoạt động 2 : tìm hiểu truyên “Đôi bạn” - GV đọc truyện. - HS đóng vai. - Thảo luận theo cặp các câu hỏi SGK trang 17 - Gv kết luận 3. Hoạt động 3 : Làm bài tập 2 SGK - HS làm và trao đổi cùng bạn bên cạnh - HS trình bày, nhận xét, bổ sung. 3. Hoạt động 4 : Củng cố - Mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp; Gv ghi bảng, kết luận. - HS liên hệ trong lớp, trường về tình bạn đẹp. - HS đọc ghi nhớ SGK. 4. Hoạt động tiếp nối : Sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát … về chủ đề tình bạn. Ngày dạy Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2012 Tập làm văn : 18 luyện tập thuyết trình, tranh luận i. Mục đích yêu cầu - Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1,2). - Giáo viên kết hợp liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người từ đó biết yêu quý và bảo vệ môi trường. ii. Chuẩn bị : - Vở Bài tập TV5; bảng phụ - THDC2003 - kẻ bảng hướng dẫn HS thực hiện bài tập 1. iii. Lên lớp Hoạt động của GV và HS Nội dung A. Bài cũ : HS làm lại bài tập 3 tiết trước. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập *Bài tập 1: HS đọc thầm yêu cầu bài tập, nêu yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm tóm tắt ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của mỗi nhân vật. GV tóm tắt, treo bảng phụ. - HS tiếp tục làm bài theo nhóm: mỗi HS đóng vai một nhân vật, dựa vào ý kiến của nhân vật mở rộng và phát triển, lí lẽ và dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến ấy. - GV nhắc HS một số chú ý như SGV. - Các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp (HS tham gia bốc thăm để nhận vai). - GV và cả lớp nhận xét bình chọn bạn tranh luận giỏi; nhấn mạnh những ý kiến hay. * Bài tập 2: HS đọc yêu cầu, nêu yêu cầu bài tập. - GV nhắc HS : + Các em không cần nhập vai trăng - đèn để tranh luận mà cần trình bày ý kiến của mình. Đây là bài tập rèn kĩ năng thuyết trình. +Để thuyết phục mọi người em cần trả lời các câu hỏi: Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì xảy ra ? Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống ? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì xảy ra ? Trăng làm cho cuộc sống đẹp như thế nào ? - HS làm việc độc lập, tìm hiểu ý kiến lí lẽ và dẫn chứng của trăng và đèn. - HS phát biểu ý kiến của mình, nhận xét kết luận, bình chọn bạn có lí lẽ hay. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học, khen những HS , nhóm thể hiện khả năng thuyết trình, tranh luận giỏi. Dặn HS về nhà luyện đọc các bài tập đọc và HTL đã học. 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập BT1 : Dựa vào ý kiến của các nhân vật dưới đây hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn. Nhân vật Lí lẽ, dẫn chứng bổ sung đất Nhổ cây ra khỏi đất, cây sẽ chết ngay. Nước Khi trời hạn hán dù có đất cây vẫn héo; cả đất nếu không có nước sẽ bị mất chất màu. Không khí Thiếu đất, thiếu nước cây vẫn sống được ít lâu nhưng thiếu không khí cây sẽ chết ngay. áng sáng Cũng như con người phải sống trong bóng tối sẽ không ra con người 2. Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao sau: (SGK) GV đọc cho học sinh nghe ví dụ về một bài thuyết trình SGV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Toán : 45 luyện tập chung I. Mục tiêu : - Biết viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân. II. Chuẩn bị III. các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước B.Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập BT1: HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài, một số HS nêu kết quả, có thể hỏi HS nêu cách làm, thống nhất kết quả. BT2: HS tự làm, gọi HS lên bảng chữa; HS cùng GV nhận xét, kết luận. BT3: HS làm bài cá nhân; GV bao quát lớp giúp đỡ HS yếu. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả có thể yêu cầu HS nêu cách làm. BT4: Hướng dẫn HS tương tự bài 3 BT5: HS quan sát hình vẽ, cho biết túi cam cân nặng bao nhiêu ? - HS viết kết quả vào chỗ chấm. - HS tự làm và sau đó nêu kết quả. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Duyệt của BGH ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. tuần 10 Ngày soạn : 15/10/2012 Ngày dạy Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012 Tiếng Việt: ôn tập kiểm tra giữa kì I tiết 1 I. Mục đích yêu cầu - Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn, thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ đoạn văn. - Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc học từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK. (HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.) II. Chuẩn bị : 17 phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng: 11 phiếu ghi các bài tập đọc, 6 phiếu ghi tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng. Giấy khổ to ghi bảng tổng kết BT2; phiếu học nhóm Vở bài tập TV5. III. Lên lớp A. Bài cũ : B.Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 10; giới thiệu mục đích yêu cầu tiết 1. 2. Kiểm tra tập đọc và HTL (8em) - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài. - HS chuẩn bị bài khoảng 1- 2 phút - HS lên bảng đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt một câu hỏi về đoạn bài vừa đọc HS trả lời - GV cho điểm, HS nào chưa đạt yêu cầu các em về nhà luyện đọc lại chuẩn bị kiểm tra vào tiết học sau. 3. HS làm bài tập 2 : Hoạt động nhóm (nhóm 4) thời gian thảo luận 8 phút. - Hoàn chỉnh bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 (phiếu học nhóm). - Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. - GV đưa đáp án trên giấy khổ to học sinh tự đánh giá bài của mình, dựa trên đáp án hoàn chỉnh sung bài của mình. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, dặn những HS chưa kiểm tra chuẩn bị kiểm tra vào tiết sau. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Toán : 46 luyện tập chung I. Mục tiêu : Giúp HS biết: - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân; - So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau. - Giải bài toán liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. (Bài tập cần làm 1, 2, 3, 4.) II. Chuẩn bị III. các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trớc B.Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hớng dẫn HS làm bài tập BT1: HS tự làm bài rồi chữa bài. - Khi học sinh đã viết đúng số thập phân Gv cho HS đọc số thập phân đó. - Khi HS viết số thập phân có thể hỏi HS bớc làm mà không yêu cầu HS thể hiện bớc làm trong vở. BT2: HS đọc và nêu yêu cầu. - HS phân tích bài để nhận thấy phải chuyển về cùng một đơn vị đo để so sánh (đổi về đơn vị đo là km là hợp lí nhất). - HS làm bài, Gv bao quát, chấm một số vở của HS. BT3: HS tự làm bài rồi chữa bài. - Khi chữa bài GV yêu cầu HS giải thích cách làm.

File đính kèm:

  • docTuan 9.doc