Giáo án lớp 5B Tuần 34 Trường Tiểu học Yên Lâm

I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh :

- Biết đọc số liệu trên biểu đồ bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu.

(BT cần làm 1,2a, 3 – HS nào có khả năng làm thêm phần còn lại.)

II. CHUẨN BỊ

Bảng phụ vẽ sẵn các biểu đồ, bảng kết quả điều tra trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.

B.Bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1: HS đọc nội dung bài tập 1. HS quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi :

- Các số liệu trên cột dọc của biểu đồ chỉ gì ? Các tên người ở hàng ngang chỉ gì ?

- HS làm bài cá nhân; HS báo cáo kết quả; tổ chức cho HS nhận xét, GV kết luận.

Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS tự làm rồi chữa bài ở trên bảng lớp.

Chẳng hạn : phần a) GV lập bảng điều tra trên bảng chung của cả lớp rồi cho HS bổ sung vào các ô còn trống trong bảng đó.

Ở phần b) nên giúp HS vẽ các cột còn thiếu đúng số liệu trong bảng nêu ở phần a.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5B Tuần 34 Trường Tiểu học Yên Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn. ii. Chuẩn bị : - Vở Bài tập TV5, bảng phụ ghi lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, … iii. Lên lớp A. Bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC tiết học 2. Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp : GV yêu cầu HS đọc 4 đề bài a) Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp - Những ưu điểm chính. VD : + Xác định đề : đúng nội dung, yêu cầu. + Bố cục (đủ 3 phần, hợp lí), ý (phong phú, mới, lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng). Nêu tên một số bài cụ thể. - Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một số ví dụ, tránh nêu tên HS. b) Hướng dẫn HS chữa bài - GV trả bài cho HS. * Hướng dẫn chữa lỗi chung : HS lên bảng chữa lỗi chung trên bảng phụ, cả lớp chữa nháp, nhận xét bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng. * Hướng dẫn HS tự đánh giá bài của mình. - HS đọc nhiệm vụ 1 – tự đánh giá bài của các em. - Dựa theo gợi ý, HS xem lại bài viết của mình tự đánh giá ưu khuyết điểm trong bài. * Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài. - HS viết lại các lỗi và sửa ra vở bài tập sau đó đổi vở cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi. - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. c) HS học tập đoạn văn, bài văn hay : + GV chọn đoạn văn, bài văn hay đọc cho HS nghe, HS chỉ rõ chỗ hay, GV kết luận và chỉ rõ chỗ hay. d) HS chọn một đoạn văn và viết lại cho hay hơn - HS viết, đọc trước lớp, GV nhận xét, chấm một số đoạn, tuyên dương HS có đoạn viết lại hay hơn. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Biểu dương những HS có điểm khá, giỏi tham gia chữa bài tốt. Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại. Ôn những bài TĐ và HTL chuẩn bị cho tuần ôn tập kiểm tra cuối năm. Ngày dạy Thứ hai ngày 28 tháng 4 năm 2014 (Chiều) Luyện từ và câu : 68 ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang) I. Mục tiêu: - Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang (BT1); tìm được các dấu gạch ngang và nêu tác dụng của chúng (BT2). II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi nội dung ghi nhớ về dấu gạch ngang. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: HS trình bày suy nghĩ về nhân vật út Vịnh trong tiết LTVC hôm trước. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC tiết học. b. Hướng dẫn làm bài tập (GV tổ chức cho HS thực hiện từng BT theo trình tự trong SGK) * Bài tập 1: - Một HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. - Mời 1, 2 HS giỏi nói nội dung ghi nhớ về dấu gạnh ngang. - GV mở bảng phụ, HS nhìn đọc lại. - HS làm bài vào vở BT. - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. * Bài tập 2 : Một HS đọc yêu cầu bài tập (lệnh bài tập và mẩu chuyện Cái bếp lò) - GV nhắc HS chú ý đến hai yêu cầu của bài tập. + Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện. + Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp. - Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện, suy nghĩ làm bài vào vở BT – các em xác định tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp bằng cách đánh dấu thứ tự các câu 1, 2 hoặc 3. - HS báo cáo kết quả, cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. c. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang. Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu gạch ngang để dùng dấu câu này khi viết bài.. - GV nhận xét tiết học. Bài 1: Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu : Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. Phần chú thích trong câu. Các ý trong một đoạn liệt kê. Bài 2 : Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện dưới đây và nêu tác dụng của nó trong từng trường hợp. Cái bếp lò (trong bài chi có 2 tác dụng của dấu gạch ngang) Toán : 169 luyện tập chung I. Mục tiêu : Giúp học sinh : - Biết thực hiện phép cộng, phép trừ; biết vận dụng để tính giá trị biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính. (BTcần làm 1,2,3 – HS nào có khả năng làm thêm phần còn lại.) II. Chuẩn bị III. các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước. B.Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu bài. - HS làm bài cá nhân sau đó trao đổi bài với bạn bên cạnh tự kiểm tra bài lẫn nhau; trong khi đó GV gọi HS lên bảng chữa bài. - Tổ chức cho HS nhận xét bài trên bảng qua đó củng cố về thứ tự thực hiện phép tính trong một số dạng biểu thức có chứa phép tính cộng, trừ. Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhận. GV bao quát lớp, theo dõi giúp đỡ HS yếu. - GV gọi HS lên bảng chữa bài. Tổ chức cho HS nhận xét, củng cố cho HS về cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng và phép trừ. Bài 3: HS đọc bài toán, nêu tóm tắt bài toán. - HS giải bài toán. GV theo dõi giúp đỡ HS nếu cần. - HS lên bảng giải; tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá. Bài 4 : HS đọc đề bài toán; HS tóm tắt bài toán dưới dạng sơ đồ; HS trao đổi theo cặp để tìm hướng giải bài toán. HS giải bài toán; GV theo dõi và giúp đỡ HS nếu HS gặp khó khăn. - GV tổ chức cho HS chữa bài; nhận xét, đánh giá. Bài 5 : HS nêu yêu cầu bài toán. - HS trao đổi với bạn bên cạnh tìm hướng giải; GV có thể gợi ý HS vận dụng tính chất cơ bản của phân số và dựa vào cách so sánh hai phân số để giải bài toán. - HS làm bài; GV theo dõi giúp đỡ HS nếu thấy cần thiết. - GV tổ chức cho HS chữa bài; nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau. Ngày dạy Thứ ba ngày 29 tháng 4 năm 2014 Tập làm văn : 68 trả bài văn tả người i. mục đích yêu cầu - Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. ii. Chuẩn bị : - Vở Bài tập TV5, bảng phụ ghi lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, … iii. Lên lớp A. Bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC tiết học. 2. Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp : GV yêu cầu HS đọc 4 đề bài a) Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp - Những ưu điểm chính. VD : + Xác định đề : đúng nội dung, yêu cầu. + Bố cục (đủ 3 phần, hợp lí), ý (phong phú, mới, lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng). Nêu tên một số bài cụ thể gắn với tên HS. - Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một số ví dụ, tránh nêu tên HS. b) Hướng dẫn HS chữa bài - GV trả bài cho HS. * Hướng dẫn chữa lỗi chung : HS lên bảng chữa lỗi chung trên bảng phụ, cả lớp chữa nháp, nhận xét bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng. * Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài. - 2 HS đọc nhiệm vụ 2 và 3 của tiết học. - HS viết lại các lỗi và sửa ra vở bài tập sau đó đổi vở cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi. - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. c) HS học tập đoạn văn, bài văn hay : + GV chọn đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo đọc cho HS nghe, HS chỉ rõ chỗ hay, GV kết luận và chỉ rõ chỗ hay. d) HS chọn một đoạn văn và viết lại cho hay hơn - HS viết, đọc trước lớp, GV nhận xét, chấm một số đoạn, tuyên dương HS có đoạn viết lại hay hơn. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Biểu dương những HS có điểm khá, giỏi tham gia chữa bài tốt. Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại. Ôn những bài TĐ và HTL; xem lại kiến thức về chủ ngữ và vị ngữ trong các kiểu câu : Ai là gì ? Ai thế nào ? Ai làm gì ? để chuẩn bị cho tuần tới ôn tập cuối năm. Toán : 170 luyện tập chung I. Mục tiêu : Giúp học sinh : - Biết thực hiện phép nhân, phép chia; biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. (Bài tập cần làm 1cột1, bài 2 cột 1, bài 3 – HS nào có khả năng làm thêm phần còn lại.) II. Chuẩn bị III. các hoạt động dạy học chủ yếu A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước. B.Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS đọc thầm và nêu yêu cầu bài toán. - HS làm bài cá nhân; trong khi đó GV bao quát lớp theo dõi giúp đỡ HS nếu thấy cần thiết lưu ý đến đối tượng HS yếu. - GV gọi HS lên bảng chữa bài; tổ chức cho cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả; GV kết luận. Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân sau đó trao đổi với bạn bên cạnh tự kiểm tra đánh giá bài của bạn. Trong khi đó GV gọi HS lên bảng chữa bài. - Tổ chức cho HS đánh giá, thống nhất kết quả; GV kết luận, nhấn mạnh cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính nhân, chia; GV cho điểm một số bài. Bài 3: HS đọc đề bài; tóm tắt bài toán. - HS xác định dạng toán và nêu hướng giải bài toán. - HS giải bài toán; GV theo dõi, giúp đỡ HS nếu cần. - Tổ chức cho HS nhận xét; GV kết luận. - HS sửa chữa trong bài của mình. Bài 4 : HS đọc đề bài; HS nêu tóm tắt bài toán. - HS thảo luận theo cặp để thấy được tiền bán được so với tiền vốn chiếm bao nhiêu phần trăm, từ đó HS nêu cách giải bài toán. - HS giải bài toán. Vì tiền lãi chiếm 20% tiền vốn, nên tiền vốn là 100% và 1800 000 đồng bao gồm : 20% + 100% = 120% Tiền vốn để mua số hoa quả đó là : 1800 000 : 120 ´ 100 = 1500 000 (đồng) Đáp số : 1500 000 đồng. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau. BGH duyệt: Tuần 35 Ngày dạy Thứ hai ngày 5 tháng 5 năm 2014 Tiếng Việt: ôn tập kiểm tra cuối HKII tiết 1 I. Mục đích yêu cầu 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu (HS trả lời 1- 2 câu hỏi về nội dung bài đọc). - Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 120 tiếng/phút; đọc diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ đã học; thuộc 5 đến 7 bài thơ, đoạn thơ dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. 2. Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu BT2. (HS khá giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung, văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.) II. Chuẩn bị : Phiếu viết tên các bài tập đọc trong 15 tuần Sách TV5 tập hai (nội dung mỗi phiếu ghi như trong hướng dẫn. Vở bài tập TV5; bảng phụ ghi nội dung tổng kết về kiểu câu Ai làm gì ? III. Lên lớp A. Bài cũ : B.Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung học tập tuần 35. - Giới thiệu MĐ, YC tiết học. 2. Kiểm tra tập đọc và HTL (8em) - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài. - HS chuẩn bị bài khoảng 1- 2 phút. - HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng theo chỉ định trong phiếu.

File đính kèm:

  • doctuan 34.doc