Bài viết về tấm gương nữ CBGV đang công tác trong ngành GD - ĐT Thọ Xuân

LỜI NÓI ĐẦU

Sắp tới ngày 20/11“ Ngày nhà giáo Việt Nam” . Là giáo viên, cán bộ quản lí sắp đến tuổi nghỉ hưu, tôi lại xao xuyến nghĩ về nghề dạy học – người lái đò:

Mỗi năm là một chuyến đò,

Thầy vui lòng chở học trò qua sông.

Biển đời rộng lớn mênh mông,

Ai mà không “ấy” thì không tới bờ.

Xin có đôi dòng suy nghĩ và câu chuyện về một bông hoa giữa đời thường của ngành giáo dục giới thiệu cùng bạn đọc. Mong được sự góp ý để bài viết kì sau hoàn hảo hơn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết về tấm gương nữ CBGV đang công tác trong ngành GD - ĐT Thọ Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Sắp tới ngày 20/11“ Ngày nhà giáo Việt Nam” . Là giáo viên, cán bộ quản lí sắp đến tuổi nghỉ hưu, tôi lại xao xuyến nghĩ về nghề dạy học – người lái đò: Mỗi năm là một chuyến đò, Thầy vui lòng chở học trò qua sông. Biển đời rộng lớn mênh mông, Ai mà không “ấy” thì không tới bờ. Xin có đôi dòng suy nghĩ và câu chuyện về một bông hoa giữa đời thường của ngành giáo dục giới thiệu cùng bạn đọc. Mong được sự góp ý để bài viết kì sau hoàn hảo hơn. Cô Lê Thị Tuyết GV của trường Tiểu học Thọ Lộc - Thọ Xuân - Thanh Hoá. VIẾT TIẾP BÀI CA “Rất dài và rất xa, Là những ngày thương nhớ. Nơi cháy lên ngọn lửa là trái tim yêu thương”. Những câu đầu của bài hát đã làm gợi nhớ trong tôi. Thời kì quá độ, mô tuýp chồng bộ đội vợ giáo viên là thần tượng gia đình hạnh phúc mà biết bao cô giáo trẻ hằng mơ ước . Đất nước đổi mới, cuộc sống mới, quan niệm sống cũng đổi mới theo. Bây giờ vợ chồng mỗi người một nơi công tác là chuyện hiếm. Nhưng hiếm có hơn là chồng bộ đội công tác xa. Vợ giáo viên ở quê nhà đã đảm việc nhà lại giỏi việc trường để chồng nơi xa công tác thật là khó tìm . Ấy vậy mà trường tiểu học Thọ Lộc đã có tấm gương đó, không ai khác chính là cô Lê Thị Tuyết một giáo viên tiêu biểu của nhà trường. Năm 1977 tại một gia đình ở làng Cẩm Long xã Thọ Lộc đã chào đời một cô giáo tương lai. Mẹ cô là giáo viên. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học . Cô đã sớm tiếp thu tinh hoa của nền giáo dục gia đình. Tuyết thi đậu vào trường sư phạm và trở thành cô giáo của đàn em vùng cao từ năm 1998. Tình yêu nảy nở giữa cô giáo miền núi Xuân Phú – Thọ Xuân với anh chiến sĩ đang công tác tại Bắc Giang. Theo tiếng gọi thiêng liêng của tình yêu, khát vọng được đem sức trẻ xây dựng quê hương, cô về quê xây dựng gia đình và công tác tại trường nhà . Giờ đây nói đến cô Tuyết mọi người trong xã Thọ Lộc từ già đến trẻ ai ai cũng trầm trồ khen ngợi. Thâm niên trong ngành giáo dục của cô chưa nhiều. Với lòng yêu nghề mến trẻ và ý nguyện được cống hiến sức mình để phát triển quê hương. Ngày đêm cô miệt mài nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy làm sao để bài giảng của mình lớp lớp đàn em dễ hiểu, nhanh thuộc và vận dụng đạt kết quả cao nhất. Suy nghĩ đơn giản là thế, vậy nên cô đã chiếm lĩnh được sự tin yêu, lòng tín nhiệm của đồng nghiệp của các bậc phụ huynh. Tuổi nghề chưa nhiều nhưng bồi dưỡng học sinh giỏi thì cô đã có thâm niên. Với sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm, công việc được giao cô luôn hoàn thành một cách xuất sắc. Cô lo lắng trăn trở mỗi năm kì thi học sinh giỏi sắp đến. Không nề hà khó khăn dù ngày nắng đêm mưa cô dìu dắt đội tuyển với phong cách học thật huyền bí mà ít ai có được. Mọi học sinh dưới sự hướng dẫn tài tình của cô, các em đã đạt kết quả mĩ mãn nhất. “ Bục giảng dưới trường tầng, Em đã là chiến sĩ ”. Chiến sĩ thi đua – danh hiệu cao quý của ngành giáo dục cô đã giành được liên tục trong hai năm học vừa qua với những thành tích tiêu biểu: Cô đã nhiều lần đạt giáo viên giỏi cấp huyện; nhiều học sinh đạt giải cấp tỉnh; cấp huyện; trong đó có giải nhất nhì. Kết quả trong tháng ngày miệt mài tận tụy tất cả vì học sinh thân yêu cô đã đúc rút và viết thành những bản sáng kiến kinh nghiệm để mọi người cùng học tập, được hội đồng khoa học các cấp đánh giá cao. Với học sinh cô đã truyền tất cả bí quyết thành công để các em tiếp nhận. Sự quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp ở cô còn đáng kính nể hơn. Công việc của bạn cũng là của mình, sự chu đáo nhiệt tình với mọi người là việc làm thường xuyên ít ai có như cô. Cô đã là người viết thêm nhiều trang sử đáng tự hào về truyền thống của mái trường Thọ Lộc thân yêu. Cô giỏi việc trường là thế. Ở gia đình ít ai là người mẹ hiền vợ đảm, nàng dâu hiếu thảo được như cô. Nhiều cô gái quan niệm lấy chồng xa là “Đem chuông đi sánh nước người”. Ngược lại ở Tuyết “Lấy chồng làng như vàng cầm tay” . Hạnh phúc lớn nhất của cô là có người chồng hết mực thương yêu, gia đình chồng tâm lý. Bố chồng là hiệu trưởng trường Đảng về hưu đã lâu. Mỗi kì thi giáo viên giỏi đến hoặc vào dịp 20/11, ông đều giành thời gian quan tâm động viên, tạo điều kiện tốt để cô phấn khởi giành kết quả hơn người. Ông có 5 cháu nội đều là con gái. Tâm lý trọng nam khinh nữ có lúc đã thoáng qua trong tư tưởng mọi người trong gia đình. Sinh thêm cháu nội để nối dõi tông đường cũng làm cô nhiều đêm suy nghĩ . Song với tính tiền phong gương mẫu của người Đảng viên, sự cảm thông của gia đình chồng cô đã vượt qua suy nghĩ lạc hậu. Thực hiện khẩu hiệu “ Gái hay trai, chỉ hai là đủ” . Ba cô con gái của anh trai chồng luôn đạt giải nhất nhì trong kì thi học sinh giỏi các cấp và đều học trường Lê Thánh Tông: trường chất lượng cao của huyện. Lấy tấm gương đó cô dạy các con noi theo. Thay chồng ở nhà nuôi dạy con, hai con gái cô hằng năm đều đạt học sinh giỏi của trường. Với phương châm “ Yên tâm vững bước lên đường hỡi người em yêu, việc nhà đã có em lo”. Hoàn thành xuất sắc việc nhà, việc trường cô còn là chỗ dựa tinh thần lớn, động viên chồng hoàn thành tốt công tác của người cán bộ quân đội. Tết đến xuân về thường đến với gia đình cô muộn hơn mọi nhà. Bỡi lẽ bắt đầu ngày được nghỉ ở trường, ai ai đều lo đi sắm tết. Ba mẹ con cô cùng đi mua đồ tết nội, tết ngoại, quà cho bố rồi bắt những chuyến xe cuối cùng của năm cũ xa quê ra cùng chồng đón giao thừa trên đơn vị. Mồng ba ăn rốn, mồng bốn về quê, gia đình cô mới ríu rít đón chuyến xe đầu xuân về sum họp gia đình. Vợ chồng con cái đi chúc tết anh em, họ hàng, bạn bè muộn hơn. Cô cảm thấy đó là niềm vinh dự và tự hào vì đã làm được việc cao quý: Giúp chồng giữ bình yên cho Tổ quốc, đem niềm vui đến với mọi nhà. Hai tâm hồn, trên hai trận tuyến; Người cầm bút, người cầm súng. Bắc Giang - Thanh Hoá rất xa nhưng rất gần. Gia đình cô Tuyết xứng đáng được viết tiếp bài ca hành khúc Thọ Lộc , tháng 11 năm 2013 Người viết Lê Thị Liễu

File đính kèm:

  • docBai viet ve CBGV tieu bieu.doc