- Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
- Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.
- Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ ?
GV chốt lại : Yêu mến cuộc đời và yêu quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên những bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng – Những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5B Tuần 27 Trường Tiểu học Yên Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Cần chú ý cách thức miêu tả, cách quan sát, cách so sánh, nhân hoá …
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về việc quan sát theo lời dặn của GV.
- HS nói về sự lựa chọn bộ phận miêu tả của các em.
- HS viết đoạn văn vào vở BT.
- Một số HS đọc đoạn văn viết cho lớp nghe. Cả lớp và GV nhận xét, GV chấm điểm những đoạn văn viết hay.
c. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh; cả lớp chuẩn bị cho tiết viết bài văn tả cây cối tiếp theo.
Bài 1:Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Cây chuối mẹ
a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con
đ cây chuối to đ cây chuối mẹ.
- Từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
b) Theo ấn tượng của thị giác – thấy hình dáng cây, lá, hoa,…
còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, …
c) Hình ảnh so sánh, hình ảnh nhân hoá…
GV kết luận : Tác giả nhân hoá cây chuối bằng cách gắn cho cây chuối các từ chỉ : đặc điểm, phẩm chất (đĩnh đạc, thành mẹ, hơn hớn, bận, khẽ khàng), Các từ chỉ hoạt động (đánh động cho mội người biết, đưa, đành để mặc), các từ chỉ bộ phận đặc trưng của con người (cổ, nách).
Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Ngày dạy Thứ năm ngày 13 tháng 3 năm 2014
Luyện từ và câu : 54
Liên kết câu trong bài bằng từ ngữ nối
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ dùng để nối các câu.
- Kĩ năng: Bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu; thực hiện được yêu cầu của bài tập mục III.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi BT1 phần nhận xét.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng 10 câu tục ngữ, ca dao đã học ở tiết trước.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Phần nhận xét
Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ làm bài cá nhân. GV nhắc HS đánh số thứ tự các câu văn.
GV mở bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn. HS nhìn bảng chỉ rõ mối quan hệ từ in đậm có tác dụng gì. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
GV: Cụm từ “vì vậy” ở ví dụ nêu trên giúp chúng ta biết được biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu, suy nghĩ, tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng nối giống như cụm từ “vì vậy” ở đoạn trích trên.
- HS phát biểu, HS khác bổ sung.
c. Phần ghi nhớ
- Hai HS đọc nối tiếp nội dung cần ghi nhớ của bài học trong SGK.
- Một, hai HS nói lại nội dung ghi nhớ.
d. Phần luyện tập
BT1: Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập.( HS 1, đọc phần lệnh và 3 đoạn đầu, HS 2 đọc 4 đoạn còn lại).
- GV phân việc cho HS :
+ 1/2 lớp tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn đầu (sẽ đánh số thứ tự các câu văn từ 1đến 7)
+ Số còn lại tìm các từ có tác dụng nối trong 4 đoạn còn lại (đánh thứ tự các câu từ 8 đến 16).
- HS đọc kĩ từng câu, từng đoạn, làm việc cá nhân sau đó trao đổi cùng bạn bên cạnh; trong khi đó GV gọi 2 HS lên bảng lớp làm.
- Tổ chức cho HS chữa bài, nhận xét, đánh giá kết quả; GV kết luận.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
BT2 : Một HS đọc nội dung bài tập.
- Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện vui, suy nghĩ phát hiện chỗ dùng từ sai.
- HS trình bày kết quả, cả lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng.
- HS đọc thầm mẩu chuyện vui, nhận xét tính láu lỉnh của cậu bé trong truyện.
c. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học để biết dùng từ nối khi viết câu văn, đoạn văn, bài văn để tạo nên những câu, đoạn, bài văn có liên kết chặt chẽ.
Phần nhận xét
Phần ghi nhớ
SGK
3 Luyện tập
BT1: Đọc đoạn văn sau. Tìm các từ có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu hoặc bốn đoạn văn cuối.
Đoạn 1: nhưng nối câu 2 với câu 3.
Đoạn 2: vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1.
Rồi nối câu 5 với câu 6.
….
Bài 2 : Mẩu chuyện vui dưới đây có một chỗ dùng sai từ em hãy chữa lại cho đúng.
Thay từ “nhưng” bằng từ vậy (vậy thì, thế thì ,nếu thế thì).
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Toán : 134
Thời gian
I. Mục tiêu :
- Kiến thức: Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
- Kĩ năng: Làm được các bài tập 1(cột 1, 2), 2 – HS nào có khả năng làm thêm các bài còn lại.)
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hình thành cách tính thời gian
a) Bài toán 1:
- HS đọc bài toán, HS trình bày lời giải bài toán.
- GV cho HS rút ra quy tắc tính thời gian của chuyển động.
- HS phát biểu rồi viết thành công thức tính thời gian.
b) Bài toán 2: HS đọc và nói cách làm và trình bày lời giải bài toán.
- HS nhận xét bài của bạn.
- GV giải thích trong bài toán này có số đo thời gian viết dưới dạng hỗn số là thuận tiện nhất.
- GV giải thích lí do đổi số đo thời gian thành 1 giờ 10 phút cho phù hợp với cách nói thông thường.
c) Củng cố
- HS nêu công thức tính thời gian; Gv viết hướng HS từ công thức tính thời gian suy ra hai công thức tính quãng đường và tính vận tốc. Hướng dân HS thấy mối quan hệ giữa ba công thức tính này.
3. Thực hành
BT1: HS làm bài vào vở theo hướng dẫn (không cần kẻ bảng).
Lưu ý HS có thể làm chẳng hạn:
81 : 36 = 2,25 (giờ)
BT2, 3 : HS làm bài vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra bài của bạn.
- HS báo cáo kết quả; tổ chức cho HS nhận xét, GV đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, ghi nhớ công thức, chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Ngày dạy Thứ sáu ngày 14 tháng 3 năm 2014
Tập làm văn : 54
Tả cây cối
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
- Viết được một bài văn tả cây cối đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong tiết TLV trước, các em đã được ôn lại kiến thức về
văn tả cây cối, viết một đoạn văn tả một bộ phận của cây. Trong tiết học hôm nay, các
em sẽ viết một bài văn hoàn chỉnh theo một trong năm đề đã cho.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Hai HS tiếp nối nhau đọc đề bài và gợi ý ; HS 1 đọc 5 đề bài, HS 2 đọc gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm các đề văn.
- GV hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào.
c. HS làm bài
d. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét về tiết học, dặn HS về nhà đọc lại các bài tập đọc, HTL các bài thơ từ tuần 19 đến tuần 27, để kiểm tra lấy điểm trong tuần tới.
Toán : 135
luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
1. Kiến thức : - Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
2. Kĩ năng : Làm được các bài tập 1,2,3 – HS nào có khả năng làm thêm phần còn lại.)
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
- HS nhắc lại công thức tính thời gian của chuyển động.
- HS rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian.
Bài 1: HS đọc thầm bảng và nêu yêu cầu bài tập.
- HS tính rồi điền vào ô trống (trong khi HS tính, GV kẻ bảng lên bảng lớp); Tổ chức cho HS chữa bài.
- GV nhận xét, thống nhất kết quả.
Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài.
- HS giải bài toán; gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV bao quát lớp; giúp đỡ HS yếu.
- Tổ chức cho HS chữa bài; lớp nhận xét, GV đánh giá.
Bài 2: GV hướng dẫn tương tự bài 2.
- Sau khi HS làm xong cho HS trao đổi vở với bạn bên cạnh nhận xét bài của bạn.
Bài 4: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài toán.
- SH dựa vào công thức tính thời gian để tính; hướng dẫn HS thấy cần phải đổi đơn vị vận tốc hoặc đơn vị quãng đường.
- HS giải, trong khi đó GV gọi HS lên bảng làm.
- Tổ chức cho HS chữa bài; GV chấm một số vở của HS.
- HS sửa chữa bài theo lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
ơ
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
BGH duyệt :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................
Tuần 28
Ngày dạy Thứ hai ngày 17 tháng 3 năm 2014
Tiếng Việt: ôn tập kiểm tra giữa kì II
tiết 1
I. Mục đích yêu cầu
1. HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 5 (Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 115 tiếng/ phút; biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
2. Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
(HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.)
II. Chuẩn bị :
- 18 phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách TV5 tập 2 (14 phiếu mỗi phiếu ghi tên một bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27; 4 phiếu ghi tên các bài tập đọc có yêu cầu HTL.
- Vở bài tập TV5; bảng phụ kẻ bảng tổng kết ở BT2.
III. Lên lớp
A. Bài cũ :
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung học tập tuần 28; Giới thiệu MĐ, YC tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL (7em)
- Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài.
File đính kèm:
- tuan 27.doc