Giáo án lớp 5 - Tài liệu giảng dạy văn hoá Lâm Đồng

 Di tích khảo cổ Cát Tiên là tên gọi một quần thể di tích nằm dưới lòng đất thuộc khu vực 2 xã Quảng Ngãi, Đức Phổ (huyện Cát Tiên), được phát hiện và thăm dò khảo sát vào năm 1985 – 1986. Qua khảo sát bước đầu, các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu vết của nhiều vỉa gạch nối liền nhau, những công trình kiến trúc (gò đất nhỏ, cao 3 – 4m) nằm rải rác xung quanh một gò đất trung tâm, cao 1,5m, đường kính khoảng 7 – 8m, tạo thành một quần thể phế tích kiến trúc lớn. Tại gò trung tâm thu được một bộ Linga – Yoni có kích thước lớn cùng nhiều mảnh gốm, đặc biệt ở một số gò còn thu giữ được những hiện vật đồng, chân đèn, đĩa, chậu, được trang trí khá đẹp. Trong những năm 1994-1995-1996, khu di tích này tiếp tục được khai quật và phát hiện nhiều hiện vật quý có giá trị lịch sử. Hiện nay, các nhà khảo cổ nghiên cứu cũng chưa chính thức xác định đây chính là Thánh địa cổ xưa của dân tộc bản địa nào.

doc26 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5 - Tài liệu giảng dạy văn hoá Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giác thích thú. - Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương. Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm. Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt. 2. TRÒ CHƠI Ô ĂN QUAN DÀNH CHO NHIỀU HƠN 2 NGƯỜI CHƠI Hình 59 : Bàn chơi ô ăn quan cho 3 người Trò chơi có một số biến thể sau: Chuẩn bị : Số dân ở mỗi ô vuông là 10 và/hoặc ở ô quan ngoài quan còn có thêm 20 hay 30 dân. Khi quân cuối cùng đã được rải xuống, nếu ô liền sau đó là ô quan thì người chơi cũng mất lượt ngay dù ô đó có chứa quân hay không. Khi đến lượt đi người chơi có thể tính toán phương án đi của mình trong một khoảng thời gian hợp lý hoặc phải đi ngay mà không được phép tính toán. Hình 60 : Bàn chơi ô ăn quan cho 4 người b) Cách chơi : Ô ăn quan cũng có thể được chơi với 3 hoặc 4 người chơi trong đó cách di chuyển quân, thể thức tính điểm cũng giống như khi chơi hai người nhưng bàn chơi được thiết kế khác đi cho phù hợp. Bàn chơi cho 3 người: có hình tam giác đều với 3 ô quan ở 3 đỉnh của tam giác, ở mỗi cạnh kẻ 5 ô vuông để làm ô dân. Người chơi ngồi ở phía cạnh tam giác có các ô dân thuộc quyền kiểm soát của mình. Bàn chơi cho 4 người: có hình vuông với 4 ô quan ở 4 góc vuông, các ô dân hình vuông kẻ ở 4 cạnh, mỗi cạnh 5 ô. Người chơi ngồi ở phía cạnh hình vuông có những ô dân thuộc quyền kiểm soát của mình. 3. NHẢY BAO BỐ ĐƠN a) Chuẩn bị : Mục đích: Rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai Số lượng: Mỗi đội tham gia từ 10 -> 15 người, có ít nhất 2 đội. Vật dụng: Mỗi đội trang bị 2 - > 3 bao bố lớn, vôi bột. Địa điểm: Sân bãi rộng. Thời gian: 10 -> 15 phút. Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển + mỗi đội 1 trọng tài giám sát. b) Cách chơi: Mỗi đội xếp hàng dọc tại vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh: Người thứ 1 đứng vào trong bao bố (2 tay giữ lấy miệng bao) và ra sức nhảy về hướng trọng tài giám sát (khoảng cách 10 -> 20m) sau đó vòng qua trọng tài trở về vạch xuất phát cho người thứ 2 (đã vào bao bố) tiếp tục thực hiện cuộc thi Trong quá trình nhảy nếu té, đứng lên tiếp tục, người trước về đích người tiếp theo mới được xuất phát. Trọng tài giám sát chỉ tính số người khi đã thực hiện 1 vòng (đi và về), đội nào sau khi kết thúc thời gian có số người (thực hiện 1 vòng qua trọng tài) nhiều nhất đội đó thắng. Hình 61 : Nhảy bao bố đơn Hình 62 : Nhảy bao bố đôi 4. NHẢY BAO BỐ ĐÔI Điều kiện tương tự trò chơi nhảy bao bố đơn, tuy nhiên về số lượng phải đồng đều nam, nữ. a) Chuẩn bị Mục đích: Rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai, đoàn kết. Số lượng: Mỗi đội 10 -> 20 người (đồng đều nam nữ), có ít nhất 2 đội. Vật dụng: Mỗi đội trang bị 2 bao bố lớn. Địa điểm: Sân bãi rộng. Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển, mỗi đội 1 trọng tài giám sát. Thời gian: 25 -> 30 phút. b) Cách chơi : 1 nam, 1 nữ đứng vào bao bố (tay giữ miệng bao), khi nghe hiệu lệnh cùng nhảy về phía trọng tài sau đó vòng về đích cho đôi tiếp theo. Đội nào thực hiện nhanh (có số lần vòng qua trọng tài nhiều) đội đó thắng. Đôi trước về đích, đôi tiếp theo mới xuất phát. 5. RỒNG RẮN LÊN MÂY a) Chuẩn bị : Mục đích: Giáo dục kỷ năng di chuyển tập thể, kỷ năng tiếp cận mục tiêu, kỷ năng đối đáp bằng đồng dao, sức nhanh và sự khéo léo, tinh thần đoàn kết tôn trọng kỷ luật. Sân chơi rộng, sạch, bằng phẵng và thoáng mát. b) Cách chơi : Dùng trò”oẳn tù tỳ” hoặc “ tay trắng tay đen” để chọn một bạn làm” thầy thuốc”. “ Thầy thuốc” ngồi hoặc đứng một chỗ trên sân chơi. Số người chơi túm áo nhau ( hoặc ôm ngang bụng nhau). Thành một hàng dọc làm rồng rắn, đứng đối diện với thầy thuốc. Hình 63 – 64 : Chơi trò Rồng rắn lên mây c) Tiến hành chơi : ” Rồng rắn” đi lượn vòng vèo trước mặt thầy thuốc vừa đi vừa hát: Rồng rắn lên mây Có cây lúc lắc Có thầy thuốc ở nhà không.? Thầy thuốc đáp: Thầy thuốc không có nhà ( hay đi chợ, đi câu cá, .) Rồng rắn lại lượn vòng vèo hát lại đoạn trên đến khi thầy thuốc trả lời “có”. Thầy thuốc: Thầy thuốc có nhà, mẹ con rồng rắn đi đâu ? Rồng rắn: Đi lấy thuốc cho con. Thầy thuốc: Con lên mấy. Rồng rắn: Con lên một. Thầy thuốc: Thuốc chẳng hay. Rồng rắn: con lên hai. Thầy thuốc: Thuốc chẳng hay. Rồng rắn: Con lên ba. Thầy thuốc: Thuốc hay vậy, cho xin khúc đầu. Rồng rắn: Những xương cùng xẩu. Thầy thuốc: Xin khúc giữa. Rồng rắn: Cũng máu cùng me. Thầy thuốc: Xin khúc đuôi. Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi. Đến đây thì thầy thuốc tìm mọi cách để đuổi bắt đuôi rắn ( tức là người cuối hàng). Rồng rắn cố chạy, người đứng đầu cố cản thầy thuốc, các bạn trong hàng thì cố luồn lách để bảo vệ bạn cuối cùng. Cứ thế, vừa chơi vừa hò, reo vui vẽ đến khi một bên thua ( khi thầy thuốc bắt được người cuối cùng, người bị bắt ra thay làm thầy thuốc. d) Luật chơi : Khi đối thoại, thầy thuốc ngồi im, rồng rắn đi lại vòng vèo rồi đứng trước mặt thầy thuốc. Khi đến câu cuối cùng “ tha hồ mà đuổi”, thầy thuốc mới được đuổi bắt đuôi rồng. Thầy thuốc chỉ được dùng tay đập vào vai bạn cuối hàng. Chỉ có bạn đầu hàng mời được dùng hai tay cản thầy thuốc. Nếu đang chơi dằng co rồng rắn bị đứt ngang ( hoặc bị ngã) thì tạm ngưng để nối lại và tiếp tục chơi. 6. KÉO CO a) Chuẩn bị Mục đích : Giáo dục sức mạnh và khả năng phối hợp động tác dung sức để kéo tập thể; tinh thần tập thể. - Một khỏng đất trống, rộng, sạch sẽ và thong mát. Một đoạn dây dài ( tùy theo số người chơi) mềm và to. Mỗi bên có một lá cờ nhỏ để chỉ huy. - Giữa sân chơi kẻ một đường ranh giới phân đôi sân chơi, hoặc cắm một lá cờ có màu sắc hoặc buộc một miếng vải đỏ ở giữa dây để làm mốc ( điểm chuẩn để phân sử thắng thua ở hai bên). b) Cách chơi Bắt đầu chơi: - Chia số người chơi thành hai đội đều nhau ( cả về số lượng và một sức lực ). Số người chơi không hạn chế, ít nhất khoảng 5 – 6 người một bên. Khi thi đấu chính thức thì tùy từng đội mà bố trí theo số lượng và luật chơi quy định. - Hai đội dứng hai bên vạch ranh giới, theo hang dọc. Từng đội bố trí người đứng so le nhau ( người bên này dây, người bên kia dây); hai tay nắm chặt dây, chân trước, chân sau ở tư thế vững nhất. Thông thường nên xếp người khỏe nhất ở đầu hang. - Người chỉ huy đứng trên vạch, tay cầm cờ giơ lên cao và hô; chuẩn bị 1, 2 đến 3 thì phất cờ xuống. Cuộc chơi bắt đầu. - Người chơi cố dung hết sức mình kéo dây về phía mình. Đội nào kéo được người đứng đầu của đội kia qua vạch giới hạn là thắng cuộc. Cuộc chơi bắt đầu lại. Thường kéo ba keo cho một lần chơi. c) Luật chơi: - Có trường hợp “ chấp” thì số lượng mỗi bên có thể khác nhau, nhưng phải tính cho sát và không áp đặt. - Đội nào kéo trước khi trưởng trò phất cờ bị phạm quy phải chơi lại. Nếu bên nào bị phạm quy phải chơi lại. Nếu bên nào bị phạm quy hai lần thì xử phạt thua kéo co. Hình 66 : Nhảy cò cò đôi Hình 65 : Chơi kéo co 7. CÒ CÒ ĐÔI a) Chuẩn bị Mục đích : Nêu cao tinh thần đồng đội, sự gắn bó giữa các thành viên, đề cao sức khoẻ. Số lượng : 20-40 người chia thành 2-4 nhóm. Vật dụng : Những ghế nhựa hoặc những vật dụng khác làm đích đến. Địa điểm: Sân rộng, thoáng, sạch. Thời gian : 10-15 phút. Ban tổ chức : Một trọng tài chính, 4 trọng tài giám sát. Mỗi đội chia đều nam, nữ. Mỗi lần thi đấu đều cho tất cả các đội và mỗi đội tuần tự từng đôi. b) Cách chơi: - Một nam một nữ đứng vào vạch xuất phát (đứng sát nhau), co chân (kế nhau) lên và tay người này nắm cổ chân người kia. - Khi nghe hiệu lệnh (tất cả 4 đôi) cùng cò cò về vạch làm đích cò qua 4 vật rồi tiếp tục cò về điểm xuất phát để chạm vào tay đôi tiếp theo. Tiếp tục như vậy, đội nào về trước đội ấy thắng. c) Luật chơi: Mỗi đội phải có đủ số nam, nữ. Trước khi xuất phát cũng như khi cò, vận động viên không được buông tay giữ chân, nếu buông tay phải quay về xuất phát lại. 8. NU NA NU NỐNG a) Chuẩn bị : Mục đích : Trẻ biết chơi cùng nhau, luyện kỹ năng đếm, phân biệt bên phải, bên trái, ở giữa, bên cạnh. b) Cách chơi : 5 - 6 trẻ ngồi duỗi thẳng chân, cô cho trẻ đếm chân của mình, của bạn hoặc đưa tay ra để đếm tay. Cô giáo hỏi học sinh: Phía bên trái của cháu có bao nhiêu chân ( tay) ? Cháu ngồi cạnh bạn nào? Ngồi giữa những bạn nào? Sau đó cô vừa hát “ Nu na nu nống” vừa vỗ vào chân (tay) từng trẻ, từ cuối cùng của bài đồng dao  (từ “rụt ” hoặc “trống”) dừng lại ở chân (tay) trẻ nào thì trẻ đó co chân (rụt tay ) đó lại. Trò chơi tiếp tục như thế cho đến khi tất cả các chân (tay) đều co hết. Những lần chơi sau, cô để trẻ tự chơi với nhau. Lời 1: Nu na nu nống Cái bống nằm trong Con ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật Phật ngồi phật khóc Con cóc nhảy ra Con gà ú ụ Nhà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè Tay xòe chân rụt Lời 2: Nu na nu nống Đánh trống phất cờ Mở cuộc thi đua Thi chân (tay) đẹp đẽ Gót (Tay) đỏ hồng hào Không bẩn tí nào Được vào đánh trống C. Phương tiện hỗ trợ : Các vật dụng, thiết bị tổ chức các trò chơi. D. Cách tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1 : Hướng dẫn, tổ chức trò chơi ô ăn quan : các cách hai người chơi, ba người chơi, bốn người chơi. Hoạt động 2: Hướng dẫn, tổ chức trò chơi nhảy bao bố đơn. nhảy bao bố đôi Hoạt động 3: Hướng dẫn, tổ chức trò chơi rồng rắn lên mây. Hoạt động 4: Hướng dẫn, tổ chức trò chơi kéo co, chơi cò cò đôi. Hoạt động 5: Hướng dẫn, tổ chức trò chơi nu na nu nống.

File đính kèm:

  • docBD HE 2014VAN HOA LD.doc