. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa( ND ghi nhớ)
2. Kĩ năng: - Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn (BT1 mục II)
- Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.( BT2)
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu các nét nghĩa khác nhau của từ để sử dụng cho đúng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Thầy: Bảng từ – Giấy
- Trò : - Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần thứ 7 môn Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NHIỀU NGHĨA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa( ND ghi nhớ)
2. Kĩ năng: - Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn (BT1 mục II)
- Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.( BT2)
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu các nét nghĩa khác nhau của từ để sử dụng cho đúng.
II. Đồ dùng dạy học:
Thầy: Bảng từ – Giấy
Trò : - Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- Hoạt động nhóm, lớp
Bài 1:
- Học sinh đọc bài 1, đọc cả mẫu
- Cả lớp đọc thầm
- Học sinh làm bài
- Giáo viên nhấn mạnh : Các từ răng,mũi, tai là nghĩa gốc của mỗi từ
- Học sinh sửa bài
- Trong quá trình sử dụng, các từ này còn được gọi tên cho nhiều sự vật khác và mang thêm những nét nghĩa mới ® nghĩa chuyển
- Cả lớp nhận xét
Bài 2:
- Học sinh đọc bài 2
- Cả lớp đọc thầm
- Từng cặp học sinh bàn bạc
- Học sinh lần lượt nêu
- Dự kiến: Răng cào ® răng không dùng để cắn - so lại BT1 - Mũi thuyền ® mũi thuyển nhọn, dùng để rẽ nước, không dùng để thở, ngửi; Tai ấm ® giúp dùng để rót nước, không dùng để nghe
Þ Nghĩa đã chuyển: từ mang những nét nghĩa mới ...
Bài 3:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3
- Từng 4 học sinh bàn bạc - Lần lượt nêu giống:
Răng: chỉ vật nhọn, sắc
Mũi: chỉ bộ phận đầu nhọn
Tai: chỉ bộ phận ở bên chìa ra
Giáo viên chốt lại bài 2, 3 giúp cho ta thấy mối quan hệ của từ nhiều nghĩa vừa khác, vừa giống - Phân biệt với từ đồng âm
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh thảo luận nhóm rút ra ghi nhớ
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- 2, 3 học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
* Hoạt động 2: Ví dụ về nghĩa chuyển của 1 số từ
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
Bài 1:
- Học sinh đọc bài 1
- Lưu ý học sinh:
- Học sinh làm bài
+ Nghĩa gốc 1 gạch
- Học sinh sửa bài - lên bảng sửa
+ Nghĩa gốc chuyển 2 gạch
- Học sinh nhận xét
Bài 2:
- Giáo viên theo dõi các nhóm làm việc
- Tổ chức nhóm
Giáo viên chốt lại
- Thi đua nêu các ví dụ
- Nghe giáo viên chốt ý
- HS khác nhận xét
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động nhóm, lớp
- Thi tìm các nét nghĩa khác nhau của từ “chân”, “đi”
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị:“Luyện tập về từ đồng nghĩa”
- Nhận xét tiết học
File đính kèm:
- LUYEN TU.doc