I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ.
2. Kĩ năng: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm khả năng học thuộc lòng của học sinh.
3. Thái độ: - Cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động; tìm và cảm nhận được cái hay của các hình ảnh so sánh và nhân hoá
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to cho 3, 4 học sinh làm BT2.
+ HS: Xem trước bài.
26 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần thứ 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phiếu khổ to cho 3, 4 học sinh.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải
a) Số trường tiểu học mỗi năm tăng hay giảm? a1) Tăng
b) Số học sinh tiểu học mỗi năm tăng hay giảm? b2) Giảm
c) Diện tích phòng học dành cho học sinh mỗi năm một tăng
hay giảm? c1) Tăng
d) Tỉ lệ học sinh dân tộc ít người mỗi năm một tăng hay giảm? d1) Tăng
5. Tổng kết - dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học.
Yêu cầu những học sinh làm BT2 chưa đúng về nhà lập lại vào vở bảng thống kê; chuẩn bị học tiết 3 bằng cách đọc lại các bài về Câu ghép, Cách nối các vế câu ghép, Nối các vế câu ghép bằng QHT (tr.8, 14, 23, 36, 42, 48, 57, 69 Tiếng Việt 5, tập hai).
+ Hát
Lần lượt từng học sinh đọc thuộc lòng trước lớp những bài thơ, đoạn văn khác nhau.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
+ Số trường – Số phòng học – Số học sinh – Tỉ lệ học sinh dân tộc ít người.
+ Gồm 5 cột. Đó là các cột sau: Năm học – Số trường – Số phòng học – Số học sinh – Tỉ lệ học sinh dân tộc ít người.
Học sinh là việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp – các em tự lập bảng thống kê vào vở hoặc trên nháp.
Những học sinh làm bài trên giấy trình bày bảng thống kê.
Cả lớp nhận xét.
Bảng thống kê đã lập cho thấy một kết quả có tính so sánh rất rõ rệt giữa các năm học.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
1 học sinh đọc toàn văn yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
Học sinh đọc kĩ từng câu hỏi, xem bảng thống kê đã lập ở BT2, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng trong SGK.
Những học sinh làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Thứ , ngày tháng năm
CHÍNH TẢ:
TIẾT 6.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Ôn tập củng cố, khắc sâu kiến thức về cách viết 1 đoạn văn theo yêu cầu đề.
2. Kĩ năng: - Nghe – viết đúng, trình bày đúng 1 đoạn của bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mĩ”. Viết được 1 đoạn văn ngắn tả người (1 đám trẻ ở vùng biển hoặc ở làng quê), tả cảnh (1 buổi chiều tối hoặc 1 đêm yêu tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê).
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ.
+ HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Tiết 5
Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh.
3. Giới thiệu bài mới: Tiết 6.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Nghe – viết.
Giáo viên đọc toàn bài chính tả ở SGK 1 lượt giọng rõ ràng, chính xác.
Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết, mỗi dòng đọc 2 lượt.
Giáo viên đọc lại toàn bài.
Giáo viên chốt 7 – 10 bài.
v Hoạt động 2: Viết đoạn văn ngắn.
Giáo viên yêu cầu đọc đề và phân tích.
Giáo viên lưu ý học sinh: Đề 1 yêu cầu tả đám trẻ, không phải tả 1 đứa trẻ. Các công việc đồng áng của trẻ con ở làng quê có thể là chăn trâu, cắt cỏ, phụ mẹ nhổ mạ, cấy lúa, dắt trâu ra đồng…
· Viết bài không chỉ dựa vào hiểu biết mà cần dựa vào những hình ảnh gợi ra từ bài thơ.
Giáo viên nhận xét chấm điểm.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Nhắc lại nội dung ôn.
5. Tổng kết - dặn dò:
Xem lại các bài ôn thi học kì.
Nhận xét tiết học.
Hát
2, 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và nêu hình ảnh mình thích.
Học sinh nghe.
Học sinh viết bài.
Học sinh đọc soát lại bài.
Từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau.
1 học sinh đọc đề.
Học sinh phân tích đề, gạch dưới từ ngữ quan trọng.
Học sinh chọn đề bài viết.
Học sinh lập nhanh dàn bài, viết đoạn văn vào vở.
Học sinh tiếp nối nhau đọc bài.
Lớp nhận xét bình chọn người viết bài hay nhất.
Thứ , ngày tháng năm
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TIẾT 3.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về câu đơn, câu ghép, cách nối các vế câu ghép.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc thuộc lòng của học sinh.
3. Thái độ: - Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
+ HS: Nội dung bài học.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Tiết 2.
Kiểm tra bài tập đã làm.
3. Giới thiệu bài mới:
Ôn tập Tiết 3
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
Phương pháp: Đàm thoại.
Giáo viên tiếp tục kiểm tra khả năng học thuộc lòng của học sinh.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn bài tập.
Phương pháp: Thảo luận, luyện tập.
Bài 2
Giáo viên lưu ý học sinh câu hỏi.
a) Tìm 1 câu hỏi.
b) Tìm thêm câu ghép trong lời thầy Đuy-sen nói với An-tư-nai.
Nêu ghi nhớ về câu ghép?
Giáo viên treo bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ về câu ghép.
® GV nhận xét + chốt câu trả lời đúng.
Bài 3
Giáo viên lưu ý học sinh thực hiện tuần tự 2 yêu cầu.
Nêu lại kiến thức về cách nối các vế câu ghép.
Treo bảng phụ.
® GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Nêu lại cách nối các vế câu ghép?
Nêu lại ghi nhớ về câu ghép.
5. Tổng kết - dặn dò:
Học bài.
Chuẩn bị: Tiết 4.
Nhận xét tiết học.
Hát
Học sinh sửa bài.
Học sinh đọc thuộc lòng, trả lời câu hỏi.
1 học sinh đọc yêu cầu.
® Lớp đọc thầm theo.
2 học sinh nêu.
1 học sinh đọc lại nôi dung bảng phụ.
Học sinh làm bài cá nhân.
Học sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi.
Học sinh sửa bài.
1 học sinh đọc yêu cầu.
Cả lớp đọc thầm.
2 học sinh nêu.
1 học sinh đọc lại.
Học sinh làm bài cá nhân.
Học sinh sửa bài.
Hoạt động lớp.
Học sinh phát biểu nối tiếp.
KHOA HỌC:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM. R
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức đã học về sự sinh sản của động vật. Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khoẻ con người.
- Củng cố một số kiến thức về bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng.
2. Kĩ năng: - Nhận biết các nguồn năng lượng sạch
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
GV: - Các bài tập trang 134, 135, 136 SGK được in vào các phiếu học tập.
- HSø: - SGK.
III. Các hoạt động:
Giáo viên phát cho mỗi học sinh một phiếu học tập có nội dung như các bài tập trong SGK (hoặc học sinh chép các bài tập trong SGK vào vở để làm).
Học sinh làm việc độc lập. Ai xong trước nộp bài trước.
Giáo viên chọn ra 10 học sinh làm nhanh và đúng để tuyên dương.
LÀM VĂN:
TIẾT 4.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Kiểm tra lấy điểm khả năng đọc thuộc lòng của học sinh.
2. Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng lập biên bản cuộc họp.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị:
+ GV: - Phiếu phôtô mẫu của biên bản họp đủ phát cho từng học sinh. Nếu không có điều kiện có thể viết lên bảng. Học sinh xem mẫu, làm biên bản vào vở.
+ HS: SGK, nháp
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA G
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng.
Giáo viên kiểm tra khả năng học thuộc lòng của học sinh.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
v Hoạt động 2: Tưởng tượng mình là thư kí trong cuộc họp của các chữ viết, viết biên bản cuộc họp ấy.
Giáo viên kiểm tra học sinh đọc câu hỏi tìm hiểu bài Cuộc họp của chữ viết (tr.45), Tập tổ chức cuộc họp (tr.46) (Tiếng Việt 3, tập một). Phát phiếu cho từng học sinh làm bài (hoặc mở bảng phụ đã viết một mẫu biên bản – học sinh làm biên bản vào vở hoặc viết trên nháp.
Giáo viên nhận xét, chấm điểm một số bài.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2003
BIÊN BẢN BÀN VIỆC GIÚP BẠN
(Lớp 5c)
- Nội dung : Trao đổi, tìm cách giúp đỡ bạn Hoàng không biết chấm câu.
- Các thành viên : các chữ cái và dấu câu.
Chủ toạ : bác chữ A
Thư kí : chữ C
- Mục đích : giúp Hoàng biết cách đặt dấu chấm khi viết câu.
- Tình hình hiện nay : Hoàng không biết đặt dấu chấm. Khi viết, không bao giờ để ý đến các dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, Hoàng chấm chỗ ấy nên đã viết những câu rất ngô nghê, vô nghĩa.
- Cách giải quyết, phân công việc : Từ nay, mỗi khi Hoàng định chấm câu, phảt đọc lại câu văn một lần nữa. Anh Dấu Chấm có nhiệm vụ giám sát, yêu cầu Hoàng thực hiện nghiêm túc điều này.
Người lập biên bản kí Chủ toạ kí
Chữ C Chữ A
5. Tổng kết - dặn dò:
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở biên bản cuộc họp; tiếp tục học thuộc các khổ thơ, bài thơ, đoạn văn theo yêu cầu trong SGK.
+ Hát
Lần lượt từng học sinh đọc trước lớp các khổ thơ, bài thơ hoặc một đoạn văn (trích Thư gửi các học sih) cần thuộc lòng theo yêu cầu trong SGK.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài (lệnh + văn bản “Cuộc họp của chữ viết”).
Cả lớp đọc thầm.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc biên bản.
Cả lớp nhận xét.
Cả lớp bình chọn thư kí viết biên bản giỏi nhất.
File đính kèm:
- Giao an tuan 35.doc