Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài ; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung
từng đọan .
- Nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo , mong muốn con em được học hành
( trả lời được câu hỏi1,2,3).
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài văn, thể hiện được nội dung bài văn, trả lời được câu hỏi 4
- HS yếu hiểu nội dung từng đoạn, nội dung toàn bộ bài văn, xác định được cách đọc từng đoạn theo gợi ý của GV
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần học thứ 15 môn Tập đọc: Buôn Chư-Lênh đón cô giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2010
TẬP ĐỌC
BUÔN CHƯ-LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài ; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung
từng đọan .
Nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo , mong muốn con em được học hành
( trả lời được câu hỏi1,2,3).
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài văn, thể hiện được nội dung bài văn, trả lời được câu hỏi 4
- HS yếu hiểu nội dung từng đoạn, nội dung toàn bộ bài văn, xác định được cách đọc từng đoạn theo gợi ý của GV
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh SGK phóng to. Bảng viết đoạn 1 cần rèn đọc.
+ HS: Bài soạn.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Hạt gạo làng ta .
- Giáo viên bốc thăm số hiệu học sinh trả bài.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:
4. Bài mới:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản.
Luyện đọc.
Bài này chia làm mấy đoạn:Giáo viên giới thiệu chủ điểm.
-Giáo viên ghi bảng những từ khó phát âm: cái chữ – cây nóc.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
· Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận.
+ Câu 1 : Cô giáo Y Hoa đến buôn làng để làm gì ?
+ Câu 2 : Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào ?
+ Câu 3 : Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ” ?
+ Câu 4 : Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì ?
- Giáo viên chốt ý: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ của người Tây Nguyên
Họ mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
v Hoạt động 3: Rèn cho học sinh đọc diễn cảm.
Giáo viên đọc diễn cảm.
- Cho học sinh đọc diễn cảm.
v Hoạt động 4: Củng cố.
Giáo viên cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Nhận xét - dặn dò:
Chuẩn bị: “Về ngôi nhà đang xây”.
Nhận xét tiết học
Hát
Học sinh lần lượt đọc bài.
HS tự đặt câu hỏi và yêu cầu các bạn trả lời.
-1 học sinh khá giỏi đọc.
Lần lượt học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến khách quý.
+ Đoạn 2: Từ “Y Hoa nhát dao”
+ Đoạn 3: Từ “Già Rok cái chữ nào”
+ Đoạn 4: Còn lại.
Học sinh nêu những từ phát âm sai của bạn.
Học sinh đọc phần chú giải.
Học sinh đọc đoạn 1 và 2.
-Dự kiến: Mọi người đến rất đông, ăn mặc quần áo như đi hội – Họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thanh tới cửa bếp giữa sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung – họ dẫn cô giáo bước lên lối đi lông thú – Trưởng buôn người trong buôn.
Học sinh nêu ý 1: Tình cảm của mọi người đối với cô giáo.
Dự kiến: Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo .
Học sinh nêu ý 2: Tình cảm của cô giáo đối với dân làng.
Dự kiến: Người Tây Nguyên rất ham học , ham hiểu biết
Học sinh nêu ý 3: Thái độ của dân làng.
- Lần lượt từng nhóm thi đọc diễn cảm.
Từng cặp học sinh thi đua đọc diễn
- Lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm:...........................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- TAP DOC 1.doc