Giáo án lớp 5 Tuần học 19 môn Tập đọc: Người công dân số một (tiếp theo)

Mục tiêu:

1.Biết đọc một văn bản kịch. cụ thể:

-Đọc đúng các lời nhân vật(anh Thành, anh Lê), lời tác giả.

-Đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

-Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.

2.Hiểu nội dung phần 2: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước củ người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

 

doc2 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần học 19 môn Tập đọc: Người công dân số một (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: TẬP ĐỌC NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (Tiếp theo) I.Mục tiêu: 1.Biết đọc một văn bản kịch. cụ thể: -Đọc đúng các lời nhân vật(anh Thành, anh Lê), lời tác giả. -Đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. -Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch. 2.Hiểu nội dung phần 2: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước củ người thanh niên Nguyễn Tất Thành. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ viết đoạn kịch cần hướng dẫn đọc. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Ổn định lớp: Cho HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc diễn cảm bài “ người công dân số một” +Những câu nói nào của anh Thành cho thấy luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước? +Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không có ăn nhập với nhau? -Nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: Người công dân số một *Hoạt động 1: HDHS luyện đọc -Gọi 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí nhân vật. -GV đọc diễn cảm đoạn trích, giọng rõ ràng, mạch lạc. -GV hướng dẫn hs giọng đọc của từng nhân vật và hướng dẫn hs đọc các từ khó trong bài. -Gọi nhiều HS tiếp nối đọc đoạn kịch. -Gọi HS nhận xét -Cho hs luyện đọc theo cặp -Gọi 1-2 HS đọc diễn cảm toàn bài. *Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu bài +Anh Lê, anh Thành là những công dân yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau? +Quyết tâm của anh Thành ra đi tìm đường cứu nước thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào? +Người công dân số một trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy? +Qua bài này, nội dung bài nói lên điều gì? *Hoạt động 3:HDHS đọc diễn cảm -GV mời 4 hs đọc diễn cảm lại đoạn kịch -HDHS đọc diễn cảm đoạn kịch 4 theo vai và cho hs đọc theo nhóm. Mời HS thi đua đọc. -Nhận xét. 3. Củng co,á dặn dò: - Chốt lại bài -Gọi hs nhắc lại nội dung bài học. -Nhận xét -HS đọc. - Chú ý lắng nghe. - La-tut-sơ-rê-vin, A-lê hấp. -HS đọc. -HS đọc theo cặp -Anh Lê có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối nhỏ bé, trước sức mạnh của kẻ thù. -Anh Thành: không cam chịu, ngược lại, rất tin tưởngở con đường mình đã chọn, ra nước ngoài học cái mới về cứu nước, cứu dân. -Lời nói: Để lại non sông, chỉ có tâm hùng tráng...cứu dân mình. -Cử chỉ: Xòe bàn tay ra : “ Tiền đây”.... -Là Nguyễn Tất Thành là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta. Vì Bác ý thức là công dân của một nước việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở nước Người. Chính vì lẻ đó Bác ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho Đất nước. Nội dung bài: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước củ người thanh niên Nguyễn Tất Thành - Cả lớp theo dõi. -Thi đua đọc

File đính kèm:

  • docTAP DOC 2.doc
Giáo án liên quan