Giáo án Lớp 5 Tuần 9 - Trường tiểu học Mậu Long

Tiết 1: Chào cờ

Tiết 2: Toán:

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu :

Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.

Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.

II. Đồ dùng dạy học:

Bảng nhóm HS: 6 cái

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc29 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 9 - Trường tiểu học Mậu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấn đề tranh luận : Cái gì quý nhất trên đời ? - Câu b : ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn: ý kiến của mỗi bạn : Hùng : Quý nhất là gạo Quý : Quý nhất là vàng . Nam : Quý nhất là thì giờ . Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến: Hùng: Có ăn mới sống được Quý: Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo . Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc. - Câu c: ý kiến, lí lẽ và thái độ tranh luận của thầy giáo: Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì? ( Nghề lao động là quý nhất). - Thầy đã lập luận như thế nào ? ( Lúa , gạo , vàng ,thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất, Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc, thì giờ cũng trôi qua vô vị.). - Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào? Thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình có lí: - Công nhận những thứ Hùng, Nam ,Quý đưa ra đều đáng quý(lập luận có tình). - Nêu câu hỏi: Ai làm ra lúa gạothì giờ?, rồi ôn tồn giảng giải cho HS(lập luận có lí). Bài tập 2 : - Mời một HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng. - Chia lớp thành 3 nhóm, phân công mỗi nhóm đóng một nhân vật, các nhóm thảo luận chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng cho cuộc tranh luận. - Mời từng tốp 3 HS đại diện cho 3 nhóm (đóng các vai Hùng, Quý, Nam) lên thực hiện cuộc trao đổi, tranh luận. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3: - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - Cho HS thảo luận nhóm 4. - Mời đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố - Dặn dò: - GV tóm tắt nội dung bài học, liện hệ thực tế giáo dục HS. - GV nhận xét giờ học. - 2 HS đọc bài làm - 1 HS đọc yêu cầu - Nghe hướng dẫn - Thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - Mời một HS đọc yêu cầu. - Nghe hướng dẫn - Thành lập nhóm - Đóng vai tranh luận trước lớp - 1 HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận nhóm 4. - Đại diện các nhóm trình bày. - Nghe, ghi nhớ Tiết 4: Khoa học PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI I. Mục tiêu: Biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại. Biết được một số cách để ứng phó với nguy cơ bị xâm hại. biết những ai là người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bị xâm hại. HS luôn có ý thức phòng tránh bị xâm hại và nhắc nhở mọi người cùng đề cao cảnh giác. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa, Phiếu ghi sẵn 1 số tình huống. III Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước. - Nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. HĐ1: Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại? - Yc HS đọc lời thoại trong hình 1,2,3 SGK. - Các bạn trong các tình huống có thể gặp phải nguy hiểm gì? - Mời HS nêu ý kiến – Gv ghi bảng. - Nhận xét kết luận ý kiến đúng. - Nêu kết luận. c. HĐ 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại - Chia lớp thành 4 nhóm y/c HS thảo luận. - Gọi đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng và trình bày. - Nhận xét kết luận. d. HĐ 3: Những việc cần làm khi bị xâm hại - Chia HS thành các tổ . - Đưa ra tình huống y/c HS xây dựng lời thoại. - Hướng dẫn giúp đỡ từng nhóm. - Gọi các nhóm lên đóng kịch. - Nhận xét biểu dương. e. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Dặn HSvề nhà học mục bạn cần biết và chuẩn bị giờ sau. - 2 hs trả lời câu hỏi. - 3 HS đọc và nêu ý kiến. - HS quan sát trả lời. - HS phát biểu. - HS nghe - HS nhận nhóm thảo luận - Đại diện trình bày. - HS nghe - HS hoạt động theo tổ - HS nghe - Các nhóm thưc hiện - Ghi nhớ. Ngày soạn: 11/10/2012 Ngày giảng:T6- 12/10/2012 Tiết 1 : Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I Mục tiêu: Biết viết số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. Rèn kĩ năng viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. Giáo dục HS tính chính xác, khoa học. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ GV, HS; Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS 1.Kiểm tra bài cũ: - KT 2 HS làm lại 2 ý bài tập 1 (47) - Nhận xét, ghi điểm. 2 Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Luyện tập: Bài tập 1: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là mét: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS nêu cách làm. - Phát phiếu học tập cá nhân cho HS làm bài (3 phút) - Gọi 3 HS lên bảng làm bài - GV cùng lớp nhận xét chốt lại bài làm đúng: Kết quả: a. 3m 6dm = 3m = 3,6m. b. 4dm = m = 0,4m. c. 34m 5cm = 34 m = 34,05m. d.345cm = 300cm + 45cm = 3m 45cm = 3m = 3,45m Bài tập 2 : Viết các số đo thích hợp vào ô trống (theo mẫu) - Mời 1 HS đọc đề bài. - GV gắn phiếu học tập lên bảng HD mẫu - Chia nhóm 7 , giao việc giới hạn thời gian(4 phút) - Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, biểu dương nhóm làm đúng, nhanh: Kết quả: Đơn vị đo là tấn Đơn vị đo là ki-lô-gam 3,2 tấn 0,502 tấn 2,5 tấn 0,021 tấn 3200kg 502kg 2500kg 21kg Bài tập 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS tìm cách giải. - Cho HS làm bài cá nhân theo tổ: - Tổ 1 làm ý a; Tổ 2 làm ý b; Tổ 3 làm ý c. - Gọi 3 HS của 3 tổ lên bảng làm bài - Gv cùng lớp nhận xét chốt lại bài làm đúng: Kết quả: a. 42dm 4cm = 42dm = 42,4dm. b. 56cm 9mm = 56cm =56,9cm. c. 26m 2cm = 26m = 26,02m. Bài tập 4: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu nêu cách làm bài - Chia nhóm cặp, phát phiếu bài tập, giới hạn thời gian(3 phút) - Yêu cầu đại diện một số cặp báo cáo kết quả - GV cùng lớp nhận xét chốt lại bài làm đúng: a. 3kg 5g = 3kg =3,005kg. b. 30g =kg = 0,03kg. c. 1103g = 1000g + 103g = 1kg 103g = 1g = 1,103kg. Bài tập 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV gắn tranh minh hoạ y/c HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - Túi cam cân nặng bao nhiêu? (Túi cam cân nặng1kg 800g.) - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? ( Viết cân nặng của túi cam thành số đo có đơn vị là kg, gam.) - Mời 2 HSG lên bảng làm 2 ý - GV cùng lớp nhận xét, chữa bài. Kết quả: a. 1kg 800g = 1,8kg. b. 1kg 800g = 1800g. 3. Củng cố - Dặn dò: - GV tóm tắt nội dung bài học, liên hệ thực tế giáo dục HS - Nhận xét giờ học. Nhắc HS về học kĩ lại cách viết số đo độ dài và khói lượng dưới dạng số thập phân. - 2 HS làm bài - Nghe - Nêu yêu cầu bài 1 - HS nêu cách làm - Làm bài cá nhân trên phiếu học tập - 3 HS lên bảng làm bài - Đọc đề bài 2 - Nghe hướng dẫn mẫu - Thảo luận nhóm - Đại diện nhóm báo cáo - Nêu yêu cầu bài 3 - Nghe hướng dẫn - Làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài - Nêu yêu cầu bài - Nêu cách làm bài - Làm bài theo nhóm cặp - Đại diện một số cặp báo cáo kết quả - Đọc yêu cầu bài 5 - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Nêu cách làm bài - 2 HS làm bài - Nghe, ghi nhớ. Tiết 2: Tập làm văn LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN I. Mục tiêu: Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản. Biết cách diễn đạt gãy gọn và có thái độ bình tĩnh , tự tin Tôn trọng người cùng tranh luận. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ GV ghi ND bài 1 III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ : - KT 2 HS Làm bài tập 3 giờ trước - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Phần nhận xét: Bài tập 1: - Gọi HS đọc đoạn văn SGK - Cho HS làm việc theo nhóm 4, viết kết quả vào bảng nhóm. Đại diện nhóm trình bày. - GV ghi tóm tắt bảng: Nhân vật ý kiến Lí lẽ, dẫn chứng Đất Cây cần đất nhất Đất có chất màu nuôi cây Nước Cây cần nước nhất Nước vận chuyển chất màu nuôi cây Không khí Cây cần không khí nhất Cây không thể sống thiếu không khí ánh sáng Cây cần ánh sáng nhất Thiếu ánh sáng cây sẽ không thể có màu xanh Bài tập 2 : - Gọi HS đọc bài thơ. - GV hướng dẫn HS hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng. - Chia lớp thành 2 nhóm, phân công mỗi nhóm đóng một nhân vật, các nhóm thảo luận chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng cho cuộc tranh luận. - Mời từng tốp 3 HS đại diện cho 2 nhóm (Trăng và Đèn) lên thực hiện cuộc trao đổi, tranh luận. - Cả lớp và GV nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Chuẩn bị giờ sau ôn tập. - Làm bài - HS đọc đoạn văn SGK - HS trao đổi nhóm 4. - Đại diện nhóm trình bày - Một HS đọc bài thơ. - HS nghe - HS tranh luận theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày tranh luận - Nghe, ghi nhớ Tiết 3: Địa lí CÁC DÂN TỘC - SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ I. Mục tiêu: HS có thể kể tên được một số dân tộc ít người ở nước ta. Phân tích bảng số liệu, lượt đồ để rút ra đặc điểm của mật độ dân số nước ta và sự phân bố dân cư ở nước ta. Học sinh nêu được một số đặc điểm về dân tộc. GD học sinh có ý thức tôn trọng đoàn kết dân tộc II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về các dân tộc, làng bản, bản đồ dân số Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời về nội dung bài trước 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. HĐ1 : 54 dân tộc anh em trên đất nước VN - YC học sinh đọc sách GK nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 4 và trả lời câu hỏi. - Gọi học sinh trình bày kết quả, các học sinh khác bổ sung. - GV giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời và chỉ tên trên bảng đồ vùng phân bố chủ yếu là người kinh và vùng phân bố chủ yếu là các dân tộc ít người. c. HĐ2: Mật độ dân số VN - GV hỏi: Dựa vào SGK em hãy cho biết mật độ dân số là gì? - GV giải thích lấy ví dụ - Cho học sinh quan sát bảng mật độ dân số và trả lời các câu hỏi SGK. - GV nhận xét, kết luận. d. HĐ3: Sự phân bố dân cư ở VN - GV cho học sinh quan sát lượt đồ mật độ dân số tranh ảnh và trả lời các câu hỏi SGK - Gọi HS trình bày kết quả. - GV nhận xét kết luận. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Liên hệ thực tế ở địa phương. - Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 học sinh lên bảng - HS suy nghĩ và trả lời. - HS nghe - 1 vài học sinh nêu kiến của mình. - HS nghe - 1HS nêu kết quả. - HS quan sát và trả lời các câu hỏi - HS trình bày kết quả - HS nghe Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP

File đính kèm:

  • docT9.doc
Giáo án liên quan