Giáo án lớp 5 Tuần 9 môn Tập đọc: Cái gì quý nhất (Tiếp)

I. Mục tiêu:

- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất

 (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

.II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

+ GV: Tranh minh họa bài đọc. Ghi câu văn luyện đọc.

+ HS: Bài soạn.

 

doc2 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần 9 môn Tập đọc: Cái gì quý nhất (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thứ ngày tháng năm tuần 9 tiết: TẬP ĐỌC CÁI GÌ QUÝ NHẤT ? I. Mục tiêu: - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật. - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). .II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC + GV: Tranh minh họa bài đọc. Ghi câu văn luyện đọc. + HS: Bài soạn. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Giáo viên bốc thăm số hiệu chọn em may mắn. Giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: . Giới thiệu bài mới: “Cái gì quý nhất ?” v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. • Luyện đọc: Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn. Sửa lỗi đọc cho học sinh. Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải. Dự kiến: “tr – gi” Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. + Câu 1 : Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì? (Giáo viên ghi bảng) Hùng : quý nhất là lúa gạo. Quý : quý nhất là vàng. Nam : quý nhất là thì giờ. + Câu 2 :Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ? Giáo viên cho học sinh nêu ý 1 ? Cho học sinh đọc đoạn 2 và 3. + Câu 3 : Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? Giảng từ: tranh luận – phân giải.  Tranh luận: bàn cãi để tìm ra lẽ phải.   Phân giải: giải thích cho thấy rõ đúng sai, phải trái, lợi hại. + Câu 4 : Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên đó ? Giáo viên nhận xét. Yêu cầu học sinh nêu ý chính? v Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm Giáo viên hướng dẫn học sinh rèn đọc diễn cảm. Rèn đọc đoạn “Ai làm ra lúa gạo mà thôi” 4: Củng cố: hướng dẫn học sinh đọc phân vai. Nêu nhận xét cách đọc phân biệt vai lời dẫn chuyện và lời nhân vật. Cho học sinh đóng vai để đọc đối thoại bài văn theo nhóm 4 người. • Giáo viên nhận xét, tuyên dương 5. Nhận xét - dặn dò: Dặn dò: Xem lại bài + luyện đọc diễn cảm. Chuẩn bị: “ Đất Cà Mau “. Nhận xét tiết học Hát Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. Học sinh đặt câu hỏi – Học sinh trả lời. 1 - 2 học sinh đọc bài + tìm hiểu cách chia đoạn. Lần lượt học sinh đọc nối tiếp từng đoạn. + Đoạn 1 : Một hôm ... sống được không ? + Đoạn 2 : Quý, Nam phân giải. + Đoạn 3 : Phần còn lại. Học sinh đọc thầm phần chú giải. 1 - 2 học sinh đọc toàn bài. Phát âm từ khó. Dự kiến: Hùng quý nhất lúa gạo – Quý quý nhất là vàng – Nam quý nhất thì giờ. Học sinh lần lượt trả lời đọc thầm nêu lý lẽ của từng bạn. Dự kiến: Lúa gạo nuôi sống con người – Có vàng có tiền sẽ mua được lúa gạo – Thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc. Những lý lẽ của các bạn. Học sinh đọc đoạn 2 và 3. Dự kiến: Lúa gạo, vàng, thì giờ đều rất quý, nhưng chưa quý – Người lao động tạo ra lúa gạo, vàng bạc, nếu không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc và thì giờ chỉ trôi qua một cách vô vị mà thôi, do đó người lao động là quý nhất. Người lao động là quý nhất. Học sinh thảo luận cách đọc diễn cảm đoạn trên bảng “Ai làm ra lúa gạo mà thôi”. Học sinh nêu. Học sinh phân vai: người dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, thầy giáo. Cả lớp chọn nhóm đọc hay nhất.

File đính kèm:

  • docTAP DOC 1.doc