I/ Mục đích yêu cầu
1/ Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng những từ phiên âm nước ngoài: An-ri-ôn, Xi-xin.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp .
2/ Hiểu ý nghĩa câu chuyện: khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quí của5 loài cá heo với con người.
II/ Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa bài đọc. Thêm truyện, tranh, ảnh về cá heo.
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 7 - Phạm Thị Dung Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh viêm não rất nguy hiểm vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Bệnh có thể gây tử vong hoặc dể lại di chứng lâu dài.
* HĐ 2: Những việc nên làm để phòng bệnh viêm não.
HS thảo luận nhóm đôi quan sát tranh minh họa trang 30,31 SGK trả lời miệng các câu hỏi sau:
+ Người trong hình minh họa đang làm gì?
+ Làm như vậy có tác dụng gì?
+ Theo em cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì?
GV kết luận: Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh; không để ao tù, nước đọng; diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày.
Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK.
Củng cố – Dặn dò:
HS nhắc laị nội dung bài.
Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Kỷ thuật
Chuẩn bị nấu ăn
(1 tiết)
I- Mục tiêu
HS cần phải:
- Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Biết cách thực hiện một số công việc chuân bị nấu ăn.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II - Đồ dùng dạy học
- Tranh, ảnh một số loại thực phẩm thông thường, bao gồm một số loại rau xanh, củ, quả, thịt, trứng, cá,…
- Một số loại rau xanh, củ, quả còn tươi.
-Dao thái, dao gọt.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung SGK và đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu tên các côngviệc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
- Nhận xét và tóm tắt nội dung chính của hoạt dộng 1: Tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn như rau, củ, quả, thịt, trứng, tôm, cá,… được gọi chung là thực phẩm. Trước khi tiến hành nấu ăn cần tiến hành các công việc chuẩn bị như chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm,… nhằm có được những thực phẩm tươi, ngon, sạch dùng để chế biến các món ăn đã dự định.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn
a) Tìm hiểu cách chọn thực phẩm
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 1(SGK) để trả lời các câu hỏi về:
+ Mục đích, yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn.
+ Cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong mục 1(SGK). Ngoài ra GV đặt thêm một số câu hỏi liên hệ thực tế để khai thác hiểu biết của HS về cách lựa chọn thực phẩm.
- Nhận xét và tóm tắt nội dung chính về chọn thực phẩm(theo nội dung SGK).
- Hướng dẫn HS cách chọn một số loại thực phẩm thông thường như rau muống, rau cải, bắp cải, su hào, tôm, cá, thịt,…. chuẩn bị được một số loại ra xanh, củ, quả tươi. GV sử dụng để minh hoạ cách chọn thực phẩm.
b) Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2(SGK).
- Yêu cầu HS nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó(như luộc rau muống, nấu canh ra ngót, rang tôm, kho thịt,…).
Tóm tắt các ý trả lời của HS: Trước khi chế biến một món ăn, ta thường thực hiện các công viêc loại bỏ những phần không ăn được của thực phẩm và làm sạch thực phẩm. Ngoài ra, tuỳ loại thực phẩm có thể cắt, thái, tạo hình thực phẩm, tẩm ướp gia vị vào thực phẩm,… Những công việc đó được gọi chung là sơ chế thực phẩm.
- Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm(SGK).
- Đặt các câu hỏi để HS nêu cách sơ chế một số loại thực phẩm thông thường.
+ ở gia đình em thường sơ chế rau cải như thế nào trước khi nấu ăn?
+ Theo em, cách sơ chế rau xanh (rau muống, rau cải, rua mồng tơi) có gì giống và khác so với cách sơ chế các loại củ, quả(su hào, đậu đũa, bí ngô,…)
+ ở gia đình em thường sơ chế cá như thế nào?
+ Qua quan sát thực tế, em hãy nêu cách sơ chế tôm?
GV phát phiếu học tập theo các câu hỏi gợi ý cho các nhóm để các em ghi kết quả thảo luận vào phiếu. Sau đó, yêu cầu đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV nhận xét và tóm tắt cách sơ chế thực phẩm theo nội dung SGK.
Nếu chuẩn bị được một số thực phẩm như rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, rau cải, tôm…, GV có thể hướng dẫn hoặc gọi HS lên bảng thực hiện một số thao tác sơ chế thực phẩm để HS hiểu rõ cách sơ chế một số thực phẩm thông thường.
- Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 2: Muốn có được bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh, cần biết cách chọn thực phẩm tươi, ngon và sơ chế thực phẩm. Cách lựa chọn, sơ chế thực phẩm tuỳ thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu của việc chế biến món ăn.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
- Gọi HS trả lời câu hỏi cuối bài kết hợp sử dụng câu hỏi cuối bài với thiết kế một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.
1. Em hãy đánh dấu x vào ở thực phẩm nên chọn cho bữa ăn gia đình:
+ Rau tươi, non, đảm bảo sạch, an toàn và không bị héo úa, giập nát.
+ Rau tươi, có nhiều lá sâu
+ Cá tươi (còn sống)
+Tôm đã bị rụng đầu
+Thịt lợn có màu hồng (ở phần nạc), không có mùi hôi
2. Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng cách sơ chế một số loại thực phẩm thông thường:
A
B
Khi sơ chế rau xanh cần phải
gọt bỏ lớp vỏ, tước xơ, rửa sạch.
Khi sơ chế củ, quả cần phải
loại bỏ những phần không ăn được như vây, ruột, đầu và rửa sạch.
Khi sơ chế cá, tôm cần phải
dùng dao cạo sạch bì và rửa sạch.
Khi sơ chế thịt lợn cần phải
nhặt bỏ gốc rễ, phần giập nát, lá héo úa, sâu, cọng già….rửa sạch.
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
IV- Nhận xét – dặn dò
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS và khen ngợi những cá nhân, nhóm có kết quả học tập tốt.
- Hướng dẫn HS đọc bài trước “Nấu cơm” và tìm hiểu cách nấu cơm ở gia.
Thứ 6 ngày 10 tháng 10 năm 2008
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Giúp HS :
- Biết cách chuyển một PS thập phân thành hỗn số rồi thành STP.
- Củng cố về chuyển số đo viết dưới dạng STP thành số đo viết dưới dạng STN với đơn vị đo thích hợp.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ :
B/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Thực hành.
Bài 1: SGK
HS đọc yêu cầu bài 1.
HS làm việc cá nhân, 4 HS TB lên bảng làm.
HS và GV nhận xét, chốt lại cách làm như SGK.
KL: Rèn kĩ năng chuyển các PS thập phân thành hỗn số rồi thành STP.
Bài 2: SGK.
HS đọc yêu cầu bài 2.
HS làm việc cá nhân , 5 HSTB lên bảng làm.
HS và GV nhận xét chốt kết quả đúng: 4,5; 83,4; 19,54; 2,126; 0,2020.
KL: Rèn cho HS kĩ năng chuyển các PS thập phân thành STP và đọc STP.
Bài 3: SGK
HS đọc yêu cầu bài 3.
HS làm theo nhóm đôi, 4 HSKlên bảng làm.
HS và GV nhận xét, chốt cách làm như SGK.
KL: Rèn cho HS kĩ năng chuyển số đo viết dưới dạng STP thành số đo viết dưới dạng STN với đơn vị đo thích hợp.
Bài 4: SGK
HS đọc yêu cầu bài 4.
HS làm việc cá nhân, 3 HSK lên bảng làm.
HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng a, 6/10; 60/100.b, 0.6;0,60
KL: Rèn cho HS kĩ năng chuyển PS thành PS thập phân và STP .
* HĐ3: Củng cố dặn dò:
GV hệ thống kiến thức toàn bài.
Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT.
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I/ mục đích, yêu cầu:
1/ Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa.
2/ Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ.
II/ đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1.
III/ Các hoạt động dạy học
A/ Bài cũ
B/ Bài mới: Giới thiệu bài
* HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập .
Bài tập 1: SGK
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc cá nhân, một HS làm vào giấy khổ to trình bày lên bảng.
- GV và HS nhân xét chốt lời giải đúng.
KL: Củng cố các nghĩa khác nhau của từ :chạy.
Bài tập 2: SGK
- HS đọc nội dung bài tập 2, làm việc theo nhóm đôi, trả lời miệng trước lớp.
- HS và GV nhận xét chốt kết quảdòng b.
KL: Củng cố nét nghĩa chung của từ :chạy.
Bài 3 : SGK
HS đọc yêu cầu bài 3.
- HS làm việc độc lập và trả lời miệng trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
KL: Từ ăn là từ nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của từ ăn là hoạt động tự đưa thức ăn vào miệng.
Bài 4: SGK
GV nêu yêu cầu bài tập.
HS làm bài cá nhân, trả lời miệng trước lớp.
HS và GV nhận xét.
KL: Rèn kĩ năng đặt câu, phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ.
*HĐ3: Củng cố dặn dò
GV hệ thống kiến thức toàn bài.
Dặn HS về nhà học bài.
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I/ mục đích yêu cầu
Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, nết nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả.
II/ đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ viết sẵn một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước.
III/ Các hoạt động dạy học
A/ Bài cũ
B/ Bài mới: Giới thiệu bài
* HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập.
- Gọi HS đọc đề bài và phần gợi ý.
- Gọi HS đọc lại bài : Vịnh Hạ Long.
- Một vài HS nói phần chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh.
- GV nhắc nhở, hướng dẫn HS cách viết đoạn văn:
+ Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoạc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu thuộc thân bài- để viết một đoạn văn.
+ Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn .
+ Các câu trong đoạn phải dùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
- HS tự viết đoạn văn.
- HS trình bày đoạn văn.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung, chấm điểm một số đoạn văn.
* HĐ2: Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS.
- Dặn về nhà viết lại đoạn văn chưa đạt và chuẩn bị bài sau.
Hát nhạc : Ôn tập bài con chim hay hót
I, Mục tiêu:
-HS hát thuộc lời ca đúng giai điệuvà sắc thái của bài. Tập biểumdiễn kết hợp động tác phụ họa
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1, Phần mở đầu:
- giới thiệu nội dung tiết học
2, Phần nội dung
- Cho HS hát bài theo nhóm , cá nhân
- GV chia nhióm để tập hát có lĩnh xướng
- HS tập hát có gõ đệm
3, Phần kết thúc
HS hát lại bài hát con chim hay hót
Sinh hoạt tập thể
File đính kèm:
- Tuan 7- Dung NA1.doc