Giáo án Lớp 5 Tuần 6 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

Dạy sáng

Tiết 1: Toán

LUYỆN TẬP

 I. Mục đích yêu cầu :

 - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.

 - Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.

II. Họat động dạy học:

 1/ Bài cũ: 1 hs đọc bảng đơn vị đo diện tích và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị

 1 hs chữa bài tập 2 / 28 ( cột sau)

 2/ Bài mới:

 Bài 1sgk /28 :1 hs đọc yêu cầu bài tập

- Nhóm đôi tự xem mẫu và giải vào nháp (Giao bảng phụ cho 2 nhóm: 1 nhóm ghi câu a ( 2 số đo đầu); 1 nhóm ghi câu b ( 2 số đo đầu)

 Bài 2: sgk /28 :1 hs đọc yêu cầu bài tập

 - Cho cá nhân suy nghĩ kết quả trong 1 phút

 - HS ghi đáp án mình chọn lên bảng con

 

doc25 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 6 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩn bị cho tiết TLV Luyện tập tả cảnh sông nước. ************************** Tiết 3: Khoa học PHÒNG BỆNH SỐT RÉT I. Mục tiêu: - Nhận biết nguyên nhân và cách phòng tránh. - Có ý thức giữ vệ sinh nhà cửa, không để nước đọng , phát quang bụi rậm xung quanh nhà để diệt đường sống và sinh sản của muỗi - Quan tâm tự bảo vệ mình và những người thân trong gia đình không cho muỗi đốt II. Hoạt động dạy - học: 1/ Bài cũ : Sgk/ 24 - Gọi 2 hs: em thứ nhất: đọc câu hỏi 1 và ý trả lời cho câu 1, đọc câu hỏi 2 và ý trả lời cho câu 2; em thứ hai :đọc câu hỏi 3 và ý trả lời cho câu 3, đọc câu hỏi 4 và ý trả lời cho câu 4 2/ Bài mới: Trong lớp ta có em nào nghe nói về bệnh sốt rét chưa ? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt rét a)Hoat động 1: Dấu hiệu chính của bệnh, tác nhân và cách lây truyền bệnh - Quan sát các hình 1; 2 / 26 và đọc lời thoại của các nhân vật để trả lời các câu hỏi / 26 ( bổ sung trên câu hỏi 1 là : Nêu các dấu hiệu chính khi bị sốt rét ? ) - Kết luận:Bệnh sốt rét rất nguy hiểm , ta cần phòng tránh b)Hoạt động 2: Nên làm gì để phòng bệnh sốt rét - Nhóm 6 : Quan sát hình 3; 4; 5 / 27 và trả lời các câu hỏi : + Muỗi a- nô- phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những nơi nào trong nhà và xung quanh nhà ? ( Ở nơi tối tăm, ẩm thấp , bụi rậm và đẻ trứng ở những nơi nước đọng ( ao hồ, hoặc ở trong những mảnh bát vỡ , gáo dừa ) + Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người ? ( vào buổi tối và ban đêm, muỗi bay ra nhiều để đổt người. Tuy nhiên ngay cả ban ngày chúng cũng có thể đốt ngừơi, do đó ta cần quan tâm bảo vệ cơ thể ở mọi lúc , mọi nơi để không cho muỗi đốt ) + Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành ? ( Phun thuốc trừ muỗi, dọn dẹp nhà cửa quang đãng để muỗi không còn chỗ trú ẩn , dùng vợt bắt muỗi ) + Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản ? ( Dọn sạch những nơi có nước đọng , thả cá để chúng ăn loăng quăng , đậy kín các dụng cụ chứa nước .) + Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt ? ( ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc quần áo dài ; ở 1 số nơi người ta còn lấy chất phòng muỗi tẩm vào mùng) - Đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi cho lớp nhận xét bổ sung 3/ Nhận xét - dặn dò: - Xem lại nội dung bài . Luôn chú ý áp dụng nội dung bài đã học vào thực tế cuộc sống để phòng tránh bệnh sốt rét ****************************** Tiết 4: Đạo đức CÓ CHÍ THÌ NÊN I - Mục tiêu - Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. - Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân. - Cảm phục những tấm gương có ý chí vươn lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội. II – Tài liệu và phương tiện - Một số mẩu chuyện kể về những tấm gương vượt khó (ở địa phương càng tốt) như Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Đức Trung, - Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1 III- Các hoạt động dạy – học Hoạt động 1: HS tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng 1. HS tự đọc thông tin về Trần Bảo Đồng (trong SGK) 2. HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi 1, 2, 3 (trong SGK) 3. GV kết luận: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy: Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lý thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình. Hoạt động 2: Xử lí tình huống. 1. GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống. - Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào? - Tình huống 2: Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học? 2. HS thảo luận nhóm. 3. Đại diện nhóm lên trình bày. 4. Cả lớp nhận xét, bổ sung. 5. GV kết luận: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học,. Biết vượt qua khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí. Hoạt động 3:làm bài tập1- 2 SGK 1. Hai HS ngồi liền nhau làm thành một cặp cùng trao đổi từng trường hợp của bài tập 1. 2. GV lần lượt nêu từng trường hợp, HS giơ thẻ màu để thể hiện sự đánh giá của mình(thẻ đỏ: biểu hiện có ý chí, thẻ xanh: không có ý chí) 3. HS tiếp tục làm bài tập 2 theo cách trên. 4. GV khen những em biết đánh giá đúng và kết luận: Các em đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện đó được thể hiện cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời sống. 5. HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. Hoạt động tiếp nối: - Sưu tầm một vài mẩu chuyện nói về những gương HS “ Có chí thì nên” hoặc trên sách báo ở lớp, trường, địa phương. ************************ Dạy chiều Tiết 1: Thể dục ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ.TRÒ CHƠI:NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH I. Mục tiêu: - Ôn tập để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ : Dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. HS dàn hàng, dồn hàng nhanh,trật tự, đi đều vòng phải, vòng trái tới vị trí bẻ góc không xô lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Chơi trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”. II. Địa điểm và phương tiện: Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập. - 1 chiếc còi, 4 quả bóng, kẻ sân chơi trò chơi. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Mở đầu ( 6 – 10 phút ) Hs tập hợp 2 hàng dọc. GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1-2 phút. Chơi trò chơi “ Làm theo tín hiệu” : 2-3 phút HS khởi động chạy nhẹ nhàng trên sân trường 100 – 200 m rồi đi thường hít thở sâu, xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai hông: 2-3 phút. Hoạt động 2: Đội hình đội ngũ : 18 – 22 phút Ôn dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp - GV điều khiển cả lớp tập 1-2 phút Chia 4 tổ tập luyện do tổ trường điều khiển tập 3-4 phút , GV quan sát, nhận xét sửa chữa sai sót cho HS. Tập hợp lớp cho từng tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét., biểu dương thi đua giữa các tổ 1-2 lần. Cán sự lớp điều khiển cả lớp tập 2-3 phút để củng cố. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Nhảy đung, nhảy nhanh” : 7-8 phút - GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi. - Cho cả lớp cùng chơi theo tổ, thi đua giữa các tổ`. GV quan sát, nhận xét, biểu dưong. Chỳ ý: Tổ chức đội hình tập có kỉ luật, không để HS cản đường . Hoạt động 4: Kết thúc : 4-6 phút - HS thực hiện một số động tác thả lỏng: 1-2 phút Cho HS đứng tại chỗ hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp: 1-2 phút. GV cùng HS hệ thống lại bài vừa học: 1-2 phút. GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà: 1– 2 phút. ************************* Tiết 2: Luyện khoa học DÙNG THUỐC AN TOÀN PHÒNG BỆNH SỐT RÉT I. Mục tiêu - Củng cố lại các nội dung đã học trong tuần về sử dụng thuốc và phòng bệnh sốt rét. - Rèn kĩ năng cẩn thận khi sử dụng thuốc, kĩ năng phòng bệnh sốt rét cho hs. - Giáo dục hs giữ vệ sinh môi trường. II. Chuẩn bị: - Phiếu học tập III. Lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Nội dung luyện tập * Củng cố nội dung: Dùng thuốc an toàn. ? Trong những trường hợp nào thì ta nên sử dụng thuốc? ? Sử dụng sai thuốc nguy hiểm như thế nào? ? Khi mua thuốc cần lưu ý điều gì? * Củng cố nội dung : Phòng bệnh sốt rét. ? Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì? ? Bệnh sốt rét có thể lây từ người bệnh sang người lành như thế nào? ? Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? ? Nên phải làm gì để phòng bệnh sốt rét. * Hướng dẫn làm bài tập Bài 1:Đánh dấu nhân vào trước câu trả lời đúng. Khi sử dụng thuốc kháng sinh, chúng ta không nên làm gì? Tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc kháng sinh khi biết chính xác cách dùng và biết thuốc đó dùng cho loại bệnh nhiểm khuẩn nào. Nếu đang dùng thuốc kháng sinh mà có hiện tượng dị ứng thì vẫn phải dùng hết liều theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh mà có hiện tượng dị ứng thì phải dừng ngay lại. - Hs hoạt động nhóm 4, hoàn thành nội dung bài tập. - Đại diện các nhóm trình bày. - Gv kết luận Bài 2: Nối câu hỏi ở cột A với câu trả lời ở cột B cho phù hợp Muổi a-nô-phen Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì? A B Gây thiếu máu, gây bệnh nặng có thể làm cjết người. Con vật trung gian truyền bệnh sốt rét từ người bệnh sang người lành có tên là gì? Một loại kí sinh trùng Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? - Hs làm bài theo phiếu cá nhân. - Cho một số h.s nêu kết quả. - Gv nhận xét. 3. Củng cố dặn dò - Nhắc lại nội dung vừa luyện tập. - Nhận xét chung giờ học. - Dặn dò hs về nhà ôn lại 2 nội dung vừ luyện.Tuyên truyền với mọi người cách sử dụng thuốc an toàn, giữ vệ sinh môi trường để phòng bệnh sốt rét. ***************************** Tiết 3: Luyện LTVC MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH, HỮU NGHỊ, HỢP TÁC I. Mục tiêu: - Củng cố cho hs hiểu nghĩa một số từ ngữ thuộc chủ đề hoà bình, hữu nghị hợp tác. - Rèn kĩ năng đặt câu với một số từ thuộc chủ đề này. II. Nội dung. 1. Ổn định tổ chức. 2. Nội dung bài: Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: Hoà dịu, hoà âm, hoà đồng, hoà hảo, hoà mạng, hoà nhả, hoà quyện. Giữ tình...với các nước láng giềng. ...điện thoại quốc gia. Bản nhạc có những ...phức tạp. Từ đối kháng, đối đầu, chuyển sang quan hệ..., hợp tác. Sống...với bạn bè. Sự ...giữa lời ca và điệu múa. Nói năng... Hs làm bài vào vở. - Gọi 1 số hs lên bảng điền và chữ bài. Bài 2: Viết đoạn văn nói về tình hữu nghị hợp tác giữa nước ta với các nước anh em. Trong đoạn văn có sử dụng các thành ngữ sau: + Kề vai sát cánh. + Bốn biển một nhà. Hs viết đoạn văn vào vở. Gọi một số hs đọc đoạn văn. Nhận xét, chấm điểm. 3. Củng cố, dặn dò - Nhắc lại nội dung bài vừa luyện - Dặn dò hs về nhà tìm hiểu thêm các vốn từ thuộc các chủ đề vừa luyện ****************************

File đính kèm:

  • docGAL5T6(1).doc
Giáo án liên quan