TẬP ĐỌC
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm, tên riêng, các số liệu thống kê
Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi
2. Kĩ năng: Hiểu được nội dung : Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi
3. Thái độ: Ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của người da đen, da màu ở Nam Phi.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Tranh (ảnh) mọi người dân đủ màu da, đứng lên đấu tranh, tài liệu sưu tầm về chế độ A-pác-thai (nếu có).
- Trò : SGK, vẽ tranh, sưu tầm tài liệu về nạn phân biệt chủng tộc
48 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 6 - Trường TH Kim Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 3 cách hiểu câu văn:
- Hổ mang bò lên núi.
- mang: ® hành động mang vác
_ hổ mang : tên loài rắn độc
- bò: ® trườn, bò (hành động)
con bò
- Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy?
- Vì người viết biết dùng từ đồng âm (mang) để chơi chữ. “mang” có lúc là động từ, có lúc là danh từ. Do vậy, đọc theo những cách ngắt giọng khác nhau, có thể tạo nên những cách hiểu câu văn trên rất khác nhau.
- Vậy, thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ?
Þ Ghi nhớ
- Dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
- Lặp lại ghi nhớ
* Hoạt động 2: Luyện tập về sử dụng từ đồng âm để chơi chữ.
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Luyện tập, thực hành, thảo luận nhóm, giảng giải
- Chia nhóm ngẫu nhiên: 6 nhóm.
- Yêu cầu: Các câu sau đã sử dụng từ đồng âm nào để chơi chữ:
- Di chuyển về vị trí ngồi của nhóm
- Nhận câu hỏi và thảo luận rồi trình bày truớc lớp.
- Lớp bổ sung
* Nhóm 1:
- Bác bác trứng, tôi tôi vôi
- bác 1: chú bác
- bác 2: quấy trứng cho chín sền sệt
- tôi 1: mình
- tôi 2: làm cho đá vôi thành vôi
* Nhóm 2:
- Ruồi đậu mâm xôi đậu.
- đậu 1: bu, đứng trên
- đậu 2: đỗ xanh, đỗ đen
* Nhóm 3:
- Kiến bò đĩa thịt bò.
- bò 1: đi trên
- bò 2: thịt (bò)
* Nhóm 4:
- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
- chín 1: biết rõ, thành thạo
- chín 2: số lượng (9)
* Nhóm 5:
- Nhận xét kết quả thảo luận của học sinh. Đánh giá.
- Dùng một cặp từ đồng âm nói trên để đặt câu
- Yêu cầu học sinh đặt câu (cá nhân, khoảng 5 em)
- Nhận xét
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Hỏi đáp, động não
- Yêu cầu học sinh đọc lại nội dung ghi nhớ
- Học sinh đọc
- Treo bảng phụ ghi bài ca dao:
“Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem 1 quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”
- Suy nghĩ và nêu nhận xét của mình về cái hay của bài ca dao trên ® chơi chữ bằng từ đồng âm: “lợi”.
+ lợi 1: ích lợi
+ lợi 2: nướu răng
® Nhắc khéo bà đã quá già, không thích hợp với việc lấy chồng Þ câu nói có nhiều nghĩa, là lời khuyên ý nhị và gây bất ngờ nơi người nghe.
® Chốt: “Đó là tác dụng của việc dùng từ đồng âm để chơi chữ ® học tập có chọn lọc trên cơ sở hiểu kỹ từ đồng âm sẽ giúp em nói và viết hay hơn, tinh tế, độc đáo hơn”.
- Nêu ví dụ tự tìm
5. Tổng kết - dặn dò:
- Dặn dò: Chuẩn bị: “Từ nhiều nghĩa”
- Nhận xét tiết học
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
***
RÚT KINH NGHIỆM
KHOA HỌC
PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét, nêu được nguyên nhân, cách lây truyền bệnh sốt rét.
2. Kĩ năng: Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi, biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt đã được tẩm thuốc chống muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt mọi người. Biết giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Hình vẽ trong SGK/26 - 27 - Tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-nô-phen” phóng to.
- Trò: SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
- Hát
2. Bài cũ: “Dùng thuốc an toàn”
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Rút thăm may mắn” để gọi học sinh trả lời.
- Học sinh rút thăm ® bạn nào có con số may mắn rút được sẽ trả lời câu hỏi do GV nêu.
- Giáo viên nêu câu hỏi sau khi rút thăm:
+ Thuốc kháng sinh là gì?
- Học sinh trả lời: Là thuốc chống lại những bệnh nhiễm trùng (các vết thương bị nhiễm khuẩn) và những bệnh do vi khuẩn gây ra.
+Để đề phòng bệnh còi xương ta cần phải làm gì ?
Giáo viên nhận xét và cho điểm
3. Giới thiệu bài mới:
“Phòng bệnh sốt rét”
4. Các hoạt động:
* Hoạt động 1:
- Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Đàm thoại, trò chơi, giảng giải, hỏi đáp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò “Em làm bác sĩ”, dựa theo lời thoại và hành động trong các hình 1, 2 trang 26.
- Học sinh tiến hành chơi trò chơi “Em làm bác sĩ”.
® Cả lớp theo dõi
- Qua trò chơi, các em cho biết:
- Học sinh trả lời (dự kiến)
a) Một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?
a) Dấu hiệu bệnh: 2-3 ngày xuất hiện cơn sốt. Lúc đầu là rét run, thường kèm nhức đầu, người ớn lạnh. Sau rét là sốt cao, người mệt, mặt đỏ, có lúc mê sảng, sốt kéo dài nhiều giờ. Sau cùng, người bệnh ra mồ hôi, hạ sốt.
b) Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
b) Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể gây chết người.
c) Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét?
c) Bệnh do một loại kí sinh trùng gây ra.
d) Bệnh sốt rét được lây truyền như thế nào?
d) Đường lây truyền: do muỗi A-no-phen hút kí sinh trùng sốt rét có trong máu người bệnh rồi truyền sang người lành.
® Giáo viên nhận xét + chốt:
Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do kí sinh trùng gây ra. Ngày nay, đã có thuốc chữa và thuốc phòng sốt rét.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- Hoạt động nhóm, cá nhân
Phương pháp: Thảo luận, trực quan, quan sát, đàm thoại
- Giáo viên treo tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-no-phen” phóng to lên bảng.
- Học sinh quan sát
- Mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen? Vòng đời của nó?
- 1 học sinh mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen, 1 học sinh nêu vòng đời của nó (kết hợp chỉ vào tranh vẽ).
- Để hiểu rõ hơn đời sống và cách ngăn chặn sự phát triển sinh sôi của muỗi, các em cùng tìm hiểu nội dung tiếp sau đây:
- Giáo viên đính 4 hình vẽ SGK/27 lên bảng. Học sinh thảo luận nhóm bàn “Hình vẽ nội dung gì?”
- Hoạt động nhóm bàn tìm hiểu nội dung thể hiện trên hình vẽ.
- Giáo viên gọi một vài nhóm trả lời ® các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- Học sinh đính câu trả lời ứng với hình vẽ.
® Giáo viên nhận xét + chốt.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Động não
+ Muỗi a –nô – phen sống ở đâu?
- Cá nhân
+ Vì sao chúng ta phải diệt muỗi?
Giáo viên nhận xét, tuyên dương
® Giáo dục: phải biết giữ gìn, quét dọn nhà ở sạch sẽ, ngủ trong màn , phát quang bụi rậm, phun thuốc muỗi
- Học sinh nhắc lại.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Học bài ở nhà
- Chuẩn bị: “Phòng bệnh sốt xuất huyết”
- Nhận xét tiết học
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thông qua những đoạn văn mẫu, học sinh hiểu thế nào là quan sát khi tả cảnh sông nước, trình tự quan sát, cách kết hợp các giác quan khi quan sát.
2. Kĩ năng: Biết ghi lại kết quả quan sát 1 cảnh sông nước cụ thể - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Tranh ảnh: biển, sông, suối, hồ, đầm (cỡ lớn)
- Trò: Tranh ảnh sưu tầm
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
- Hát
2. Bài cũ:
- Giáo viên nhận xét và cho điểm
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
+ Kết quả quan sát
+ Tranh ảnh sưu tầm
- 2, 3 học sinh đọc lại “Đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam”.
3. Giới thiệu bài mới:
“Luyện tập tả cảnh: Sông nước”
4. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh trình bày kết quả quan sát.
- Hoạt động lớp, nhóm đôi
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận
Bài 1:
- Yêu cầu lớp quan sát tranh minh họa.
- 2, 3 học sinh trình bày kết quả quan sát.
- Lớp nhận xét ưu điểm / hạn chế
- Đọc thầm 3 đoạn văn, các câu hỏi sau từng đoạn, suy nghĩ TLCH.
Đoạn a:
- 1 học sinh đọc đoạn a
- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
- Lớp trao đổi, TLCH
- Sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của mây trời.
- Câu nào nói rõ đặc điểm đó?
- Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời ® câu mở đoạn.
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
- Tg quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau:
+ Khi bầu trời xanh thẳm
+ Khi bầu trời rải mây trắng nhạt
+ Khi bầu trời âm u mây múa
+ Khi bầu trời ầm ầm giông gió
- Khi quan sát biển, tg đã có những liên tưởng thú vị như thế nào?
® Giải thích:
“liên tưởng”: từ chuyện này (hình ảnh này) nghĩ ra chuyện khác (hình ảnh khác), từ chuyện người ngẫm ra chuyện mình.
- Tg liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người: biển như con người - cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
® Chốt: liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi, đáng yêu hơn.
Đoạn b:
+Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?
- Mọi thời điểm: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
- Thị giác: thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất 4 bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi trong ngày:
+ sáng: phơn phớt màu đào
+ giữa trưa: hóa thành dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt.
+ về chiều: biến thành 1 con suối lửa
+ Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?
- Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt trời này, làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng với người đọc hơn.
* Hoạt động 2: HD HS lập dàn ý.
- Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Thực hành
- Yêu cầu học sinh đối chiếu phần ghi chép của mình khi thực hành quan sát cảnh sông nước với các đoạn văn mẫu để xem xét.
+ Trình tự quan sát
+ Những giác quan đã sử dụng khi quan sát.
+ Những gì đã học được từ các đoạn văn mẫu.
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm việc cá nhân trên nháp.
- Nhiều học sinh trình bày dàn ý
- Giáo viên chấm điểm, đánh giá cao những bài có dàn ý.
- Lớp nhận xét
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Thi đua
- Thi đua trưng bày tranh ảnh sưu tầm.
- Dựa vào tranh, kết hợp dàn ý gt về 1 cảnh sông nước.
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp nhận xét
5. Tổng kết - dặn dò:
- Nhận xét chung về tinh thần làm việc của lớp.
- Hoàn chỉnh dàn ý, viết vào vở
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh: Sông nước”
- Nhận xét tiết học
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
* * *
RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Tuan 6.doc