I. Mục tiêu:
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1).
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2).
- HS khá, giỏi trả lời đúng các câu hỏi (BT 1) và lập được dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước cụ thể, chi tiết
- HS yếu nhận biết được các đặc điểm của cảnh sông nước bằng các giác quan và ghi lại để lập dàn ý bài văn theo hướng dẫn của GV
II. Đồ dùng dạy học:
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần 6 môn Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2011
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1).
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2).
- HS khá, giỏi trả lời đúng các câu hỏi (BT 1) và lập được dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước cụ thể, chi tiết
- HS yếu nhận biết được các đặc điểm của cảnh sông nước bằng các giác quan và ghi lại để lập dàn ý bài văn theo hướng dẫn của GV
II. Đồ dùng dạy học:
- Thầy: Tranh ảnh: biển, sông, suối, hồ, đầm (cỡ lớn)
- Trò: vở TLV , vở BT
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1inh5:
- Hát
2. Bài cũ:
- Giáo viên nhận xét và cho điểm
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
+ Kết quả quan sát
+ Tranh ảnh sưu tầm
- 2, 3 học sinh đọc lại “Đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam”.
3. Giới thiệu bài mới:
Luyện tập tả cảnh
4. Bài mới:
* Hoạt động 1: HDHS trình bày kết quả quan sát.
-Trình bày trình tự quan sát, cách kết hợp các giác quan khi quan sát.
- Vở TLV , vở BT
- Hoạt động lớp, nhóm đôi
Bài 1:
- Yêu cầu lớp quan sát tranh minh họa.
- 2, 3 học sinh trình bày kết quả quan sát.
- Lớp nhận xét ưu điểm / hạn chế
- Đọc thầm 2 đoạn văn, các câu hỏi sau từng đoạn, suy nghĩ TLCH.
Đoạn a:
- 1 học sinh đọc đoạn a
- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
- Sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của mây trời.
- Câu nào nói rõ đặc điểm đó?
- Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời ® câu mở đoạn.
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
- Tg quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau:
+ Khi bầu trời xanh thẳm
+ Khi bầu trời rải mây trắng nhạt
+ Khi bầu trời âm u mây múa
+ Khi bầu trời ầm ầm giông gió
® Chốt: liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi, đáng yêu hơn.
Đoạn b:
+Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?
- Mọi thời điểm: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
- Thị giác: thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất 4 bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi trong ngày:
+ sáng: phơn phớt màu đào
+ giữa trưa: hóa thành dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt.
+ về chiều: biến thành 1 con suối lửa
+ Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?
- Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt trời này, làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng với người đọc hơn.
* Hoạt động 2: HD HS lập dàn ý.
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước.
- Vở TLV , vở BT
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu.GV HDHS làm bài.Cho HS lập dày ý
-Mời HS trình bày kết quả.
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Nhiều học sinh trình bày dàn ý
- Giáo viên chấm điểm, đánh giá cao những bài có dàn ý.
- Lớp nhận xét
5. Tổng kết - dặn dò:
- Nhận xét chung
- Hoàn chỉnh dàn ý, viết vào vở
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh: Sông nước”
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiện:.........................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- TAP LAM VAN 2.doc