· Giúp HS nhận thức rõ : các thầy giáo, cô giáo là những người trực tiếp dạy dỗ, giúp đỡ ta nên người. Bởi vậy, công ơn của các thầy giáo, cô giáo đối với chúng ta là hết sức to lớn.
· Giúp HS liên hệ thực tế bản thân để bồi dưỡng và nâng cao ở các em tình cảm kính mến và lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 5 Thứ hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 07 tháng 10 năm 2002
Đạo đức
Kính mến và biết ơn thầy, cô giáo cũ
I. YÊU CẦU :
Giúp HS nhận thức rõ : các thầy giáo, cô giáo là những người trực tiếp dạy dỗ, giúp đỡ ta nên người. Bởi vậy, công ơn của các thầy giáo, cô giáo đối với chúng ta là hết sức to lớn.
Giúp HS liên hệ thực tế bản thân để bồi dưỡng và nâng cao ở các em tình cảm kính mến và lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
II. LÊN LỚP :
T.gian
Hoạt động cuả thầy
Hoạt động của trò
ĐDDH
1ph
5ph
30ph
4ph
1. Oån định : Hát bài "Bụi phấn"
2. Kiểm tra bài cũ : Giúp đỡ nhau trong học tập và lao động ( Thực hành )
- Tại sao trong đời sống xã hội, người ta thường phải giúp đỡ lẫn nhau ?
- Em và bạn giúp nhau trong học tập ( lao động ) như thế nào?
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1 :
Mục tiêu : Nhận biết tình huống đạo đức
Tổ chức :
- GV kể chuyện.
HOẠT ĐỘNG 2 :
Mục tiêu : Tìm hiểu tình huống đạo đức
Tổ chức : Đàm thoại
- Thầy Quang lên được xe ôtô thì gặp tình huống gì?
- Khi ôtô nổ máy thì có tình huống bất ngờ diễn ra như thế nào?
- Thùy Dương đã tỏ thái độ kính mến và biết ơn của mình đối với thầy như thế nào?
- Trái lại Kiều Oanh đã tỏ thái độ ra sao?
- Em thấy thầy Quang có thái độ như thế nào đối với học trò cũ?
HOẠT ĐỘNG 3 :
Mục tiêu : Bài học đạo đức
Tổ chức : Thảo luận nhóm
Câu hỏi gợi ý :
- Từ thưở còn thơ ngày 2 buổi cắp sách đến trường, em thường được ai dạy dỗ và giúp đỡ ?
- Các thầy cô giáo là người đã dạy dỗ và giúp đỡ chúng ta ra sao ?
- Chúng ta phải làm gì để tỏ thái độ kính mến và lòng biết ơn của mình đối với thầy cô giáo cũ ?
- Giảng : Tôn sư trọng đạo
Giáo viên chốt ý :
* Giảm tải :
Sửa lại bài học : Các thầy giáo, cô giáo là những người đã dạy dỗ, giúp đỡ chúng ta nên người. Công lao của các thầy giáo , cô giáo hết sức to lớn. Bởi vậy, chúng ta cần phải ghi nhớ suốt đời.
4. Củng cố :
* Trắc nghiệm :
Một số người lớn bây giờ đã có địa vị trong xã hội, sau nhiều năm mới gặp lại thầy ( cô ) giáo cũ đã già, khó nhận ra. Dưới đây là cách ứng xử của họ. Em hãy chọn cách ứng xử thích hợp. Hãy giơ phiếu đỏ trước những ý em chọn :
Nhớ ra thầy cô giáo cũ nhưng không dám nhận vì nghĩ thầy cô giáo không nhận ra mình.
ÿ Lánh mặt để khỏi phải chào hỏi.
ÿ Kính cẩn chào, hỏi thăm sức khỏe, ôn lại những kỉ niệm cũ.
ÿ Hỏi han, trò chuyện nhưng gọi thầy cô bằng anh chị.
ÿ Trò chuyện nhưng coi như kh6ng quen biết.
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị bài : Thực hành
HS trả lời
- 1 HS đọc lại truyện kể ( SGK )
Hs thảo luận nhóm
* Các ghi nhận , nhận xét , lưu ý :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2003
Tập đọc
Em Bé
I . YÊU CẦU :
1 . Luyện đọc :
. Đọc đúng :lồng lộng , rặng trâm bầu , lanh lảnh .
. Đọc diển cảm :
Đoạn 1 : Đọc giọng kể sự việc
Đoạn 2 : Đọc giọng phấn khởi , nhấn mạnh và kéo dài ở các câu sau :
+ Đúng má đánh rô ô ồ i…………..
+ Tiến lên má á á ………….
2 . Hiểu và cảm thụ :
- Từ ngữ : nhường hết thức ăn cho em ,quân giới , ngóng tin.
- Lòng yêu nước và căm thù giặc của em Bé .
II. LÊN LỚP :
1 . Oån định : Hát
2 . Kiểm tra bài cũ : Chú bé Kô –li – a
. HS 1 :Giới thiệu về gia đình Kô – li – a
+ Kô-li-a cùng gia đình làm gì để phục vụ cách mạng ?
. HS 2 : Tình cảm của Kô-li-a đối với Lê – nin ra sao ?
. HS 3 : Đoạn còn lại . Đại ý bài ?
3 . Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu
Cũng như Kô-li-a, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước , các em thiếu nhi nưóc ta đã tham gia việc nước. Bài tập đọc “ Em Bé “ của nhà văn Nguyễn Thi sẽ cho ta biết em Bé đã làm gì để góp phần đánh Mĩ.
Giáo viên ghi tựa bài và tác giả
2. Giáo viên đọc mẫu lần 1
3. Gọi HS đọc
* Bé là con của người nữ anh hùng miền nam Nguyễn Thị Uùt, quê ở Tam Ngãi, huyện Cầu Ke,ø tỉnh Trà Vinh, nay là tỉnh Cửu Long.
4. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
Bài có thể chia làm mấy đoạn ?
ĐOẠN 1 : “ Từ đầu ………… quân giới “
* Tìm hiểu nội dung :
- Em Bé rất chăm việc nhà. Hãy gạch dưới những từ chứng tỏ việc làm đó của Bé ?
- Em hiểu nhường hết thức ăn cho em là thế nào ?
- Ghi bảng từ “ nhường “
- Không chỉ đảm việc nhà, bé còn tham gia việc nước. Hãy gạch dưới những từ nói lên điều đó !- Cả lớp đọc thầm nghĩa của từ “quân giới”
- Lượm vỏ đạn , nhặt thau vung rỉ đem cho ông Mười quân giới để ông chế tạo vũ khí đánh giặc.Đó chính là việc nước nhỏ bé mà thiếu nhi như Bé làm được.
- GV ghi bảng : lượm
– Đảm việc nhà và tham gia việc nước chính là ý đoạn 1. * Tìm hiểu cách đọc :- Đọc giọng kể sự việc .- Gọi HS đọc , kết hợp phát âm.ĐOẠN 2 : Phần còn lại.
* Tìm hiểu nội dung :- GV : Để biết cụ thể Bé đã tham gia việc nước như thế nào chúng ta đọc tiếp đoạn còn lại.- Vì sao Bé thường leo lên cây dừa mỗi khi mẹ đi đánh bốt ?- Ngóng tin nghĩa thế nào ?
- Ghi bảng : ngóng tin.- Bé ngóng tin theo dõi cuộc chiến đấu của mẹ và các cô chú du kích để thông báo cho bà con trong xóm biết . Bé đã làm việc này với niềm say mê nhiệt tình .- Bé rất tự hào về mẹ và cổ vũ mẹ chiến đấu rất nhiệt tình. Em hãy gạch dưới những câu nói của Bé thể hiện điều đó ! - Ý đoạn 2 là gì ?* Tìm hiểu cách đọc :- Em đọc như thế nào để thấy được niềm tự hào của Bé ?- Luyện đọc : + Đúng má đánh rô ô ồ i……….. + Má đốt bốt rô ô ồ i……….. + Má xung phong rồi nghen! Tiến lên má á á ……….– Gọi HS đọc ,kết hợp luyện phát âm.* TÌM ĐẠI Ý :- 2 HS đọc toàn bài .- Những việc làm của Bé thể hiện tình cảm gì với nườc , thái độ gì với giặc?- Em nào có thể nêu đại ý bài ?
1 em nhắc lại
1 HS đọc , cả lớp đọc thầm .
- 2 đoạn
- 1 HS đọc.
- Nhường hết thức ăn cho em, câu cá bống về cho mẹ,
- Dành cho em thức ăn , còn phần mình chỉ ăn cơm không hoặc với mắn muối.
- Lượm vỏ đạn, nhặt thau vung rỉ .
- HS đọc cá nhân.
-1HS đọc.
-Để ngóng tin mẹ, theo dõi cuộc chiến đấu của mẹ và du kích.
-Chờ đợi, trông ngóng tin tức muốn biết
- Đúng má đánh rô ô ồ i……. Má đốt bốt rô ồ i……. ; Má xung phong rồi nghen ! Tiến lên má á á …………
- Niềm tự hào của Bé.
- Giọng đọc phấn khởi, nhấn mạnh các câu của Bé.
HS đọc cá nhân.
-Yêu nước , căm thù giặc.
-Lòng yêu nước và căm thù giăc của Bé.
4 . Củng cố :
- Thi đọc trôi chảy đoạn 1.
- Thi đọc diễn cảm đoạn 2 .
- Học tập những điều tốt của Bé , em có thể làm được những việc gì ? ( Mỗi tổ cử một bạn lên bảng ghi một việc. ) 5 . Dặn dò :
- Chuẩn bị bài : Bà tôi
Các ghi nhận, nhận xét , lưu ý :
…………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2003
Toán
Kiểm tra
( Bài số 2 )
I. YÊU CẦU :
Kiểm tra kĩ năng vận dụng tính chất cơ bản của phân số.
II. LÊN LỚP :
1. Oån định : Hát
2. Kiểm tra bài cũ :
- HS sửa bài nhà : 3b, 4b / S.33.
3. Bài mới :
ĐỀ BÀI :
CÂU 1 : Rút gọn các phân số sau :
a) b)
c) d)
CÂU 2 : Tìm 4 phân số bằng phân số
CÂU 3 : Điền số thích hợp vào chỗ trống :
a) b)
CÂU 4 : Quy đồng mẫu số các phân số sau :
a) và b) và
CÂU 5 : Điền dấu ; = vào ô trống :
a) b) 1
c) 1 d) 1
4. Củng cố :
- Chấm sửa, nhận xét bài làm của HS.
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị bài : Phép cộng hai phân số cùng mẫu số.
* Các ghi nhận , nhận xét , lưu ý :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Thu hai T5.doc