Toán: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. Yêu cầu:
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ( đại lượng này gấy lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
- Biết giải toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách " rút về đơn vị " hoặc " Tìm tỉ số".
HS khá, giỏi: Làm bài tập 3
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
2. Bài mới.
15 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 4 theo chuẩn kiến thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kẻ...
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
- Cho HS nhắc lại các kiểu thêu.
- Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
Hoạt động 1: Ôn lại các thao tác kĩ thuật.
GV hướng dẫn HS ôn lại các thao tác kĩ thuật:
-Nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu mũi thêu dấu nhân?
- Nêu các thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi 1, 2?
- Em hãy nêu và thực hiện các thao tác kết thúc đường thêu?
-Yêu cầu 1 HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân.
Hoạt động 2: HS thực hành.
- GV mời 2 HS nêu các yêu cầu của sản phẩm.
- GV nêu thời gian thực hành.
- HS thực hành thêu dấu nhân ( Cá nhân hoặc theo nhóm)
- GV quan sát, uốn nắn cho những HS còn lúng túng.
-HS nêu và thực hiện.
-HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
-HS nêu.
-HS thực hành thêu dấu nhân.
Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
-Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài để tiết sau tiếp tục thực hành.
Âm nhạc: Học hát bài: Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca .
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Qua bài hát giáo dục cho HS yêu cuộc sống hoà bình.
II. Chuẩn bị: - SGK Âm nhạc 5.
- Nhạc cụ gõ (song loan , trống nhỏ , thanh phách tre.)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
HS hát lại bài hát: reo vang bình minh
2.Phần hoạt động:
Hoạt động 1:Học hát
- Giới thiệu bài: GV treo tranh lên bảng khai thác nội dung bức tranh dẫn dắt vào bài.
- GV hát mẫu .
- GV hướng dẫn HS đọc lời ca.
Dạy hát từng câu: chia câu hát
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo một âm hình tiết tấu cố định
3. Phần kết thúc:
Hãy kể tên những bài hát về chủ đề hoà bình?
Bầu trời xanh (Nguyễn Văn Quỳ)
Hoà bình cho bé(Huy Trân)
Trái đất này của chúng em.(Trương Quang Lục - Định Hải)
Chúng em cần hoà bình.(Hoàng Long- Hoàng Lân).
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại lời ca của bài hát.
CB tiết sau tập biểu diễn.
- HS lắng nghe.
-HS đọc lời ca:
+Lần 1: Đọc trơn đều.
+Lần 2: Đọc lời ca ngắt nghỉ theo trường độ của lời ca.
-HS học hát từng câu.
- Hát kết hợp gõ đệm (đoạn a)
-Trình diễn bài hát theo hình thức tốp ca.
Ngày soạn: 20.9.2009
Ngày giảng: 24.9.2009
Tập làm văn + LTVC:
Đ/C Thanh Hoa dạy và soạn
Toán: Luyện tập
I. Yêu cầu:
Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách:"rút về đơn vị" hoặc" Tìm tỉ số"
- Giúp HS củng cố và rèn kỹ năng giải bài toán liên quan đến tỷ lệ.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài 1:
Yêu cầu HS tóm tắt rồi giải bài toán theo cách “tìm tỷ số”.
GV Chữa bài:
Bài 2: GV gợi ý:
- Trước tiên tìm số tiền thu nhập bình quân hàng tháng khi có thêm 1 con.
- Sau đó tìm số tiền thu nhập bình quân hàng tháng bị giảm đi bao nhiêu.
Bài 3: dành cho HS khá, giỏi
Một HS đoc yêu cầu.
Yêu cầu HS tự tìm hiểu, tóm tắt rồi làm bài tập vào vở.
Chữa bài tập
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học
Dặn HS về nhà làm lại các bài tập còn lại
3000 đồng / 1quyển: quyển
1500 đồng/ 1quyển : quyển?
Bài giải
3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là:
3000: 1500= 2( lần)
Nếu mua vở với giá 1500 một quyển thì mua được số quyển vở là:
25 x 2= 50 (quyển)
Đáp số: 50 quyển vở.
Đáp số: 200000 đ
Tóm tắt: 10 người: 35 m
30 người:m?
Bài giải
30 người gấp 10 người lần là:
30: 10 = 3 (lần)
30 người cùng đào trong 1ngày được số mét mương là:
35x 3 =105 (m)
Đáp số: 105 m
Thể dục:
Đ/C Liêm dạy và soạn
Đạo đức: Có trách nhiệm về việc làm của mình (tiết 2)
I. yêu cầu: Học xong bài này HS biết.
- Mỗi người phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Bước đầu có kỹ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II.Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ. - Bạn Đức đã gây ra chuyện gì?
-Theo em, bạn Đức nên giải quyết việc đó thế nào cho tốt? Vì sao?
2.Bài mới:
Hoạt động 1:
Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao mỗi nhóm xử lý một tình huống trong bài tập 3.
- GV kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân.
Mục tiêu: mỗi HS có thể tự liên hệ, kể về một viêc làm của mình( dù rất nhỏ) và tự rút ra bài học
- GV gợi ý để mỗi HS nhớ lại một việc làm( dù rất nhỏ) chứng tỏ rằng mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm:
+ Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
- GV yêu cầu HS trình bày câu chuyện của HS. Gợi ý cho các em tự rút ra bài học.
GV kết luận:
+ Khi giải quyết công việc hay xử lý tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. và ngược lại.
+ Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp; Khi làm hỏng việc hoặc có lỗi họ dám nhận trách nhiệm.
3.Củng cố, dặn dò:
- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học.
- HS thảo luận nhóm.
- HS các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận dưới hình thức đóng vai.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- HS trao đổi vối bạn bên cạnh về câu chuyên của mình.
- Một số HS trình bày trước lớp, rút ra bài học.
Ngày soạn: 23.9.2009
Ngày giảng: 25.9.2009
Toán: Luyện tập chung.
I. Yêu cầu:
Giúp HS luyện tập, củng cố cách giải bài toán về “tìm hai số khi biết tổng ( hiệu) và tỉ sốcủa 2 số đó”
- Biết giải bài toán lên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng hai cách" rút về đơn vị" hoặc " tìm tỉ số". Làm được các bài tập 1,2,3
II. Các hoạt động dạy học: HD học sinh làm các bài tập
Bài 1:
- Mời 1HS nêu yêu cầu.
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng nào?
- Muốn tìm được số HS nữ, HS nam ta phải làm gì?
- Cho HS giải vào vở rồi chữa bài.
Bài 2:
(Qui trình thực hiện tương tự bài 1).
Bài 3:
-Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- Cho HS tự lựa chọn phương pháp giải và giải bài toán.
- Chữa bài:
Bài 4: dành cho HS khá, giỏi
HS suy nghĩ và tự giải bài vào vở.
GV chấm bài, nhận xét bài làm của HS.
Củng cố dặn dò:
GV nhận xét chung giờ học.
BT về nhà: Bài 4 cách 2.
Đáp số: 8 HS nam
20 HS nữ.
Đáp số: 90 m
Tóm tắt: 100km: 12L xăng
50km:L xăng?
Bài giải:
1000km gấp 50km số lần là:
100: 50= 2( lần)
Ô tô đi 50km tiêu thụ số lít xăng là
12: 2= 6 ( L)
Đáp số: 6 L
Bài giải:
Nếu mỗi ngày xưởng mộc làm 1 bộ bàn ghế thì phải làm trong thời gian là: 30 x 12= 360 (ngày)
Nếu mỗi ngày xưởng mộc làm 18 bộ bàn ghế thì hoàn thành kế hoạch trong thời gian là
360: 18= 20 (ngày)
Đáp số:20 ngày.
Khoa học: Vệ sinh ở tuổi dậy thì
I. Yêu cầu: Sau bài học HS có khả năng:
- Nêu những việc nên làm để giữ VS cơ thể ở tuổi dậy thì.
- Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh
thần ở tuổi dậy thì.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Động não
- Tuổi dậy thì, chúng ta cần làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn trứng cá?
- GV ghi lại những ý kiến của HS.
- GV yêu cầu HS nêu tác dụng của từng việc làm trên.
- GV kết luận: (SGV-41)
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập.
- GV chia lớp thành các nhóm nam và nữ:
+Nam nhận phiếu“VS cơ quan sinh dục nam”
+Nữ nhận phiếu “VS cơ quan sinh dục nữ”
( Nội dung phiếu như SGV-41,42)
- Chữa bài tập theo nhóm nam,nữ riêng.
Hoạt động3: Quan sát tranh và thảo luận.
Cho HS thảo luận nhóm:
+ Chỉ và nói ND từng hình.
+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để BV sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
- GVkết luận: (SGV-44)
Hoạt động 4: Trò chơi Tập làm diễn giả.
Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học.
GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn.
HS trình bày .
GV khen ngợi các HS đã trình bày rồi hỏi HS khác: Các em đã rút ra được điều gì qua phần trình bày của các bạn?
3.Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS thực hiện theo ND của bài học.
Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến các chất gây nghiện.
-HS trả lời
-HS nêu những tác dụng của từng việc làm vệ sinh.
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu của GV. Trình bày.
-HS thảo luận nhóm
-Đai diên các nhóm trình bày
- HS thực hiện
Mỹ thuật: Vẽ theo mẫu: khối hộp và khối cầu
I.Yêu cầu:
- HS hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu; biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu.
- HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu.
- HS quan tâm tìm hiểu các đồ vật có dạng hình khối hộp và khối cầu.
HS khỏ, giỏi: Sắp xếp hỡnh vẽ cõn đối, hỡnh vẽ gần với mẫu
II. Chuẩn bị: - Chuẩn bị mẫu khối hộp và khối cầu.
- Bài vẽ của học sinh lớp trước.
- Giấy vẽ, bút, tẩy, mầu.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
- GV đặt mẫu ở vị trí thích hợp, yêu cầu HS quan sát, nhận xét:
+ Các mặt của khối hộp giống nhau hay khác nhau?
+ Khối hộp có mấy mặt?
+ Khối cầu có đặc điểm gì?
+ So sánh các độ đậm, nhạt của khối hộp và khối cầu?
Hoạt động 2: Cách vẽ.
- GVgợi ý cách vẽ.
+ Vẽ hình khối hộp.
Vẽ khung hình của khối hộp.
Xác định tỷ lệ các mặt của khối hộp.
Vẽ phác hình các mặt khối bằng nét thẳng.
+ Vẽ hình khối cầu:
Vẽ khung hình của khối cầu là hình vuông.
Vẽ các đường chéo
Lấy các điểm đối xứng qua tâm.
Vẽ phác hình bằng nét thẳng rồi sửa thành nét cong
- GVgợi ý học sinh các bước tiếp theo
+ So sánh hai hình khối.
+ Vẽ đậm nhạt bằng 3 độ chính: đậm, đậm vừa, nhạt.
Hoạt động 3: thực hành.
GV quan sát giúp đỡ học sinh yếu
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV gợi ý HS đánh xét xếp loại bài.
- GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò: Về nhà quan sát các con vật quen thuộc chuẩn bị cho bài nặn giờ sau.
- HS quan sát mẫu, trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Giống nhau
- 6 mặt
- HS thực hành bài vẽ của mình
Tập làm văn:
Đ/C Thanh Hoa dạy và soạn
File đính kèm:
- giao an lop 5 theo chuan KT.doc