Tập đọc
TIẾT 7: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy lưu loát , đọc đúng tên người tên địa lí nước ngoài, đọc diễn cảm
- Hiểu nội dung chính của bài : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Tranh SGK
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văm cần đọc diễn cảm
III. Các hoạt động dạy – học
A.Kiẻm tra bài cũ : ( 3 phút )
Hai nhóm HS đọc theo phân vai vở kịch “ Lòng dân”- Nêu ý nghĩa vở kịch
B. Dạy bài mới ( 37 phút )
1, Giới thiệu bài :
Giới thiệu chủ điểm và bài học( dùng tranh SGK để giới thiệu bài)
12 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 4 - Người soạn: Lê Nguyên Khang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Bài giảng:
a. Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ:
- GV ghi ví dụ SGK lên bảng yêu cầu HS tự tìm kết quả số bao gạo có được khi chia hết 100kg gạo vào các bao, mỗi bao đựng 5kg, 10kg, 20kg rồi điền vào bảng phụ.
- GV cho HS quan sát bảng rồi nhận xét: khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo có được lại giảm đi bấy nhiêu lần.
b. Giới thiệu bài toán và cách giải:
- Giáo viên gọi HS đọc đề toán và viết tóm tắt lên bảng.
- GV HD HS phân tích bài toán trình bày bài giải theo 2 cách “Rút về đơn vị” và “Tìm tỉ số”.
- 2 HS lên giải, GV nhận xét và lưu ý HS khi làm bài có thể giải một trong hai cách.
3. Luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. Gọi 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
Bài giải: Muốn làm xong công việc trong 1 ngày cần: 100 x 7 = 70 (người)
Muốn làm xong công việc trong 5 ngày cần: 70 : 5 = 14 (người)
Đáp số: 14 người
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt và làm.
- HS, giáo viên nhận xét.
Bài giải: Để ăn hết số gạo đó trong 1 ngày thì cần số người là: 120 x 20 = 2400(ng)
Số ngày 150 người ăn hết số gạo đó là: 2400 : 150 = 16 (ngày).
Đáp số: 16 ngày
Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS tự tóm tắt và giải – Giáo viên chấm điểm.
Bài giải: Để trút hết nước hồ trong 1 giờ thì cần số máy bơm là: 3 x 4 = 12 (máy)
Thời gian 6 máy bơm hút hết nước trong hồ là: 12 : 6 = 2 (giờ)
Đáp số: 2 giờ
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 7 : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Đề bài : Quan sát trường em.Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường.
I. MỤC TIÊU:
- Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh ngôi trường.
- Biết chuyển một phần của dàn ý thành một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh.
_ Giáo dục HS ý thức ham học bộ môn.
II. Chuẩn bị :
- Những chi tiết ghi chép được khi quan sát cảnh trường học
- Bảng phụ để HS trình bày dàn ý
III. Các hoạt động dạy – học
A: Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút )
- HS trình bày kết quả ghi chép khi quan sát cảnh trường học
B. Dạy bài mới : ( 35 phút )
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1:
- Một số HS trình bày kết quả quan sát ở nhà
- HS và GV nhận xét
- Hướng dẫn HS lập dàn ý
- HS lập dàn ý vào vở, một số em trình bày vào bảng phụ
- Phần gợi ý lập dàn bài ( Trong SGV / 115 )
Mở bài : Giới thiệu bao quát về ngôi trường.
Thân bài : Tả từng bộ phận của trường .
(sân trường, lớp học, phòng truyền thống, vườn trường, hoạt động của con người)
Kết bài : Cảm nghĩ của em về trường.
- HS trình bày dàn ý . Mời một số em làm bảng phụ trình bày lên bảng . Cả lớp bổ sung hoàn chỉnh .
Bài tập 2 :
- Chọn viết một đoạn văn theo dàn ý trên. (Lưu ý HS nên chọn đoạn thân bài)
- Cho một số HS nói trước lớp chọn đoạn nào
- HS viết một đoạn văn ở phần thân bài . GV chấm điểm đánh giá đoạn viết của HS
3. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS chuẩn bị giờ sau bài kiểm tra viết .
- Xem lại các bài TLV tả cảnh đã học những dàn ý đã lập những đoạn văn đã viết , đọc trước các đề bài gợi ý
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 18 tháng 9 năm 2008
TOÁN
TIẾT 19: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về mối quan hệ về các đại lượng tỉ lệ (nghịch), giải bài toán có liên quan đến mối quan hệ tỉ lệ (nghịch).
- Rèn cho HS kĩ năng giải toán thành thạo.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu.
III. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng giải bài tập tự luyện của giờ trước.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài và thực hiện yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
- HS, giáo viên nhận xét.
Bài giải: 3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là: 3000 : 1500 = 2 (lần)
Nếu mỗi quyển vở giá 1500 đồng thì mua được số vở là: 25 x 2 = 50 (q)
Đáp số: 50 quyển.
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- HS làm bài, giáo viên nhận xét.
Bài giải: Tổng thu nhập của gia đình đó là: 800 000 x 3 = 2 400 000 (đồng)
Khi có thêm 1 người con thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người là:
2 400 000 : 4 = 600 000 (đồng)
Như vậy, bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người đã giảm là:
800 000 – 600 000 = 200 000 (đồng)
Đáp số: 200 000 đồng.
Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS giải vào vở, giáo viên chấm điểm.
Bài giải: 20 người gấp 10 người số lần là: 20 : 10 = 2 (lần)
Một ngày 20 người đào được số mét mương là: 35 x 2 = 70 (m)
Sau khi tăng thêm 20 người thì một ngày đội đào được số mét mương là:
35 + 70 = 105 (m)
Đáp số: 105 m.
Bài tập 4: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS giải vào vở, giáo viên chấm điểm.
Bài giải: Số kilôgam xe chở được nhiều nhất là: 50 x 300 = 15000 (kg)
Nếu mỗi bao gạo nặng 75kg thì số bao chở được nhiều nhất là:
15000 : 75 = 200 (bao)
Đáp số: 200 bao.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
TIẾT 8: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA.
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS những kiến thức về từ trái nghĩa.
- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa tìm được.
- Giáo dục HS lòng say mê ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy - học:
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). HS đọc thuộc các thành ngữ ở bài tập 2 của giờ học trước. GV nhận xét bổ sung.
B. Dạy bài mới : ( 37 phút )
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho cả HS làm vào vở . Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, cho HS đọc lại.
* Lời giải : ít / nhiều; chìm / mổi; nắng / mưa; trẻ / già.
- HS đọc thuộc 4 thành ngữ, tục ngữ.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu BT, cho HS làm vào vở.
- GV gọi HS chữa bài .
- GV chữa bài, chốt lời giải đúng.
* Lời giải: lớn, già, dưới, sống.
Bài tập 3: HS đọc nội dung bài tập.
- GV cho HS làm vào vở.
- Gọi HS chữa bài, GV chốt lời giải đúng.
* Lời giải: nhỏ, vụng, khuya.
Bài tập 4 : Cho HS đọc nội dung bài tập.
- GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của BT và tìm được nhiều cặp từ trái nghĩa có cấu tạo giống nhau sẽ tạo ra những cặp đối xứng đẹp hơn.
a. Tả hình dáng: cao / thấp ; cao / lùn ; cao vống / lùn tịthay : to / bé ; to/nhỏ ;hoặc : béo / gầy ; mập / ốm
b. Tả hành động : khóc / cười ; đứng / ngồi ; lên / xuống
c. Tả trạng thái : buồn / vui ; lạc quan / bi quan ; sướng / khổ ; vui sướng / hạnh phúc
d. Tả phẩm chất : tốt / xấu ; hiền / dữ ; lành / ác ; hèn nhát / dũng cảm ; cao thượng / hèn hạ ; tế nhị / thô lỗ ; trung thực / dối trá.
Bài tập 5 : Cho HS làm vào vở, GV giải thích : có thể đặt 1 câu có chứa một cặp từ trái nghĩa hoặc đặt 2 câu mỗi câu chứa một từ.
- HS đọc câu mình đặt.
- GV nhận xét bổ sung.
VD : Bạn Lan cao vống lên còn Hà thì lùn tịt
- Đáng quý nhất là trung thực còn dối trá thì chẳng ai ưa.
3. Củng cố dặn dò : Dặn HS về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 19 tháng 9 năm 2008
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 8: TẢ CẢNH (Kiểm tra viết )
I. MỤC TIÊU:
- HS biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
- HS có kỹ năng viết văn.
- Giáo dục HS ý thức tự giác vết bài.
II. Chuẩn bị :
- Giấy kiểm ttra
- Bảng phụ ghi cấu tạo của bài văn tả cảnh
III. Các hoạt động dạy – học
1, Giới thiệu bài :
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết kiểm tra
2 , Ra đề :
- Dựa theo những gợi ý ở trang 44/ SGK GV ra đề cho HS viết bài
Chú ý : GV có thể chọn cả 3 đề để HS lựa chọn đề cho phù hợp có những cảnh gần gũi phù hợp với HS
- HS làm bài
- Thu bài chấm
3. Củng cố – dặn dò :
- Chuẩn bị bài sau ( Luyện tập làm báo cáo thống kê )
-------------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 20: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS cách giải bài toán về tìm một số khi biết tổng (hiệu) và tỉ của hai số đó. Giải bài toán có liên quan đến các mối quan hệ tỉ lệ đã học.
- Rèn cho HS kĩ năng giải toán thành thạo.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Phấn màu, thước kẻ.
III. Hoạt động trên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên giải bài tập tự luyện thêm.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài và nhắc lại yêu cầu.
- HS tự tóm tắt và làm. 1 HS lên bảng làm – Giáo viên nhận xét.
Tóm tắt: Nam: ?cm
Nữ: ?cm
Bài giải: Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 5 = 7 (phần)
Số HS nam là: 28 : 7 x 2 = 8 (em)
Số HS nữ là: 28 – 8 = 20 (em)
Đáp số: Nam 8 em; Nữ 20 em.
Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
- 1 HS lên bảng giải, HS – giáo viên nhận xét.
Tóm tắt: Chiều dài:
15m
Chiều rộng:
Bài giải: Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 2 – 1 = 1 (phần)
Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là: 15 : 1 = 15 (m)
Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là: 15 + 15 = 30 (m)
Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là: (15 + 30) x 2 = 90 (m)
Đáp số: 90 m.
Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. Giáo viên chấm điểm nhận xét.
Bài giải: 100km gấp 50km số lần là: 100 : 50 = 2 (lần)
Đi 50km thì tiêu thụ hết số lít xăng là: 12 : 2 = 6 (lít)
Đáp số: 6 lít.
Bài tập 4: - Gọi HS đọc yêu cầu. Giáo viên chấm điểm nhận xét.
Bài giải: Số bộ bàn ghế xưởng phải đóng theo kế hoạch là: 12 x 30 = 360 (bộ)
Nếu mỗi ngày đóng được 18 bộ thì hoàn thành kế hoạch trong số ngày là:
360 : 18 = 20 (ngày).
Đáp số: 20 ngày.
3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
File đính kèm:
- tuan 4.doc