I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính và giải toán: Bài 1(a,b,c) ; Bài 2a ; Bài 3.
Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ để HS làm bài
HS: Đọc và xem trước bài
30 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 35 Năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oài bến sông
Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòa tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao trên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.
Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cà một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thui, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông…Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn.
Thương và các bạn hồi hợp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn…Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo.Thương tin chắc là như thế.
Theo Mai Phương
B. Dựa vào nội dung bài đọc trên đánh dấu chéo vào ô trống trước câu trả lời đúng:
1. Dấu phẩy trong câu “ Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.” Có tác dụng gì ?
£ a) Ngăn cách các vế câu. £ b) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
£ c) Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
2. Trong chuỗi câu “Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm … ”, câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào ?
£ a) Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ. £ b) Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ.
£ c) Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
3. Các vế câu trong câu ghép “ Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió.”được nối với nhau bằng cách nào?
£ a) Nối bằng từ “ vậy mà”. £ b) Nối bằng từ “ thì”.
£ c) Nối trực tiếp ( không dùng từ nối).
4. Câu nào dưới đây là câu ghép ?
£ a) Chiều nay đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.
£ b) Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
£ c) Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao trên trời xanh.
5. Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì ?
£ a) Thể hiện tinh thần đoàn kết. £ b) Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
£ c) Thể hiện thái độ dũng cảm đấu tranh với kẻ xấu.
Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo?
£ a) Lấy cát đổ đầy góc cây gạo. £ b) Lấy đất phù sa đắp kín những cái rễ cây bị trơ ra.
£ c) Báo cho Ủy ban xã biết về hành động lấy cát bừa bãi của kẻ xấu.
Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống ,ủ ê ?
£ a) Vì sông cạn nước, thuyền bè không co. £ b) Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới.
£ c) Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra.
8. Trong chuỗi câu “Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.”, từ bừng nói lên điều gì ?
£ a) Mọi vật trên sông vừa thức dậy sau giấc ngủ. £ b) Mặt trời mọc làm bến sông sáng bừng lên.
£ c) Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên.
9. Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi?
£ a) Cây gạo nở thêm một mùa hoa. £ b) Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn.
£ c) Cây gạo xòe thêm được một tán lá trònvươn cao lên trời.
10. Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu?
£ a) Cây gạo già; thân cây xù xì, gai góc, mốc meo ; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.
£ b) Hoa gạo nở ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
£ c) Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
Ngày giảng:23.5.2014
Tiết 1: Địa lý
“KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ II ”
I. MỤC TIÊU:
Học sinh nắm vững một số đặc điểm tiêu biểu của các châu lục, các đại dương và một số nước trên thế giới (Nội dung kiến thức kỹ năng HK II).
Vận dụng những kiến thức, những điều hiểu biết được để làm bài kiểm tra cuối học kỳ II.
Làm bài đúng yêu cầu (trắc nghiệm, điền từ hoặc tự luận…), nghiêm túc, đúng qui chế, đúng thời gian qui định
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hệ thống câu hỏi ôn tập.
Học sinh: Ôn tập từ bài 17 đến bài 29, đề cương ôn tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Ổn định: Hát .
- Kiểm tra kiến thức cũ: Dùng thẻ tán thành để xác định ý đúng, sai:
A. Thái Bình Dương Giáp với châu Á, châu Đại Dương, châu Mĩ và châu Nam Cực.
B. Bắc Băng Dương giáp với châu Mĩ, châu Á, châu Âu và châu Phi.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Bài mới:
* Hoạt động 2: Phổ biến yêu cầu của kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II và tiến hành kiểm tra.
ND 1: Học sinh nắm yêu cầu của kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II.
+ GV phổ biến yêu cầu của KT định kỳ cuối HK II môn Địa lí
+ Hình thức:
- 4 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận, làm trên giấy thi do học sinh tự chuẩn bị theo hướng dẫn của GVCN.
- Đề thi do nhà trường phổ biến .
- Thời gian:….phút.
+ Nội dung:
- Theo nội dung ôn thi do nhà trường phổ biến .
ND 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
+ Kiểm tra chéo giấy thi, đồ dùng học tập
+ Giáo viên quan sát giúp đỡ các nhóm.
ND 3: Làm bài kiểm tra cuối học kỳ II.
+ Giáo viên đọc đề kiểm tra học kỳ II.
+ Ghi đề lên bảng (đề do BGH phổ biến dựa vào đề cương ôn thi).
+ Quan sát, nhắc nhỡ HS làm bài nghiêm túc, đúng qui chế
+ Thu bài .
* Hoạt động 3: Củng cố:
- Nhận xét tiết kiểm tra.
* Tổng kết đánh giá tiết dạy: Về ôn lại kiến thức.
- Cả lớp.
ÔN TẬP HỌC KÌ II
C. Đại Tây Dương giáp với châu Mĩ, châu Nam Cực, châu Âu và châu Phi.
D. Ấn Độ Dương giáp với châu Á, châu Đại Dương, châu Mĩ và châu Phi.
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ II
- HS lắng nghe để nắm vững yêu cầu kiểm tra và thực hiện đúng theo qui định.
- Nêu câu hỏi thắc mắc (nếu có).
- Học sinh lắng nghe để thực hiện tốt.
- Kiểm tra chéo (nhóm đôi).
- Các nhóm báo cáo.
- Lắng nghe
- Đọc đề, suy nghĩ.
- Làm vào giấy thi .
- Đọc soát lại .
- Nộp bài.
- Tham gia ý kiến.
- Lắng nghe để thực hiện tốt.
Tiết 2: TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Kiến thức ban đầu về số thập phân, kĩ năng thực hành tính với số thập phân, tỉt số phần trăm.Tính diện tích, thể tích một số hình đã học.Giải bài toán về chuyển động đều.
Rèn kĩ năng tính nhanh, tính đúng, chính xác. Vận dụng vào giải toán phù hợp.
Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, đề kiểm tra (Do Sở giáo dục phát hành)
HS: Giấy kiểm tra, hệ thống lại kiến thức toán đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định:
- Kiểm tra kiến thức cũ:
+ Kiểm tra chéo sự chuẩn bị của HS
+ Nhận xét tuyên dương
- Giới thiệu bài mới:
* Hoạt động 2: Bài mới:
Nd1 : HS nắm YC của kiểm tra định kỳ cuối HKII
+ GV phổ biến YC của kiểm tra định kỳ cuối HKII
+ Hình thức kiểm tra: Gồm 2 phần: Phần trắc nghiệm và phần tự luận. Đề tới tay HS. Làm trên giấy thi do trường phát, GVCN hướng dẫn ghi các cột mục.
+ Thời gian: 40phút
+ Nội dung kiểm tra: Theo nội dung ôn thi đã được ôn thi.
ND2 : HS làm bài kiểm tra HKII
+ GV phát đề đến tay HS
+ Quan sát, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc, đúng qui chế, đảm bảo TG qui định
+ Nhắc nhở HS đọc soát lại trước khi nộp bài
+ Thu bài
* Hoạt động 3: Củng cố: Nhận xét tiết kiểm tra
* Tổng kết đánh giá tiết học:
+ Nhận xét, tuyên dương cá nhân, nhóm có tham gia tích cực trong những hoạt động học toán trong năm
+ Hát
LUYỆN TẬP CHUNG
+ Kiểm tra chéo giấy kiểm tra, bút, thước ...
+ Nhận xét
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ II
+ HS lắng nghe để thực hiện tốt
+ HS đọc đề, suy nghĩ
+ Làm vào giấy thi
+ Đọc soát lại
+ Nộp bài
+ HS lắng nghe, tham gia ý kiến
+ Lắng nghe để thực hiện tốt
Tiết 3: Luyên từ và câu
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 8 )
I. MỤC TIÊU:
Kiểm tra ( Viết ) theo .mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII:
+ Nghe-viết đúng bài CT ( tốc độ viết khoảng 100 chữ / 15 phút ), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi.)
+ Viết được bài văn tả người theo y/c của đề bài.
HS thấy lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ ghi dàn ý chung về văn tả người hoạt động.
Học sinh: Giấy để viết bài, ôn lại dàn ý văn tả người hoạt động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Khởi động.
- Ổn định: Hát.
- Kiểm tra bài cũ:
+ Yêu cầu HS nêu lại dàn ý chung về văn tả người hoạt động.
- Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Trong tiết ôn tập hôm nay các em sẽ viết một bài văn hoàn chỉnh tả một cô giáo, thầy giáo trong một giờ học mà em nhớ nhất.
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
ND1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
+ GV ghi đề bài lên bảng, hướng dẫn HS tìm và gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
+ Nhận xét, bổ sung và gạch dưới các từ trọng tâm.
Đề bài: Em hãy miêu tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất.
+ GV treo bảng phụ ghi sẵn dàn ý chung của bài văn tả người hoạt động và lưu ý HS về bố cục của bài văn:
1. Mở bài: Giới thiệu về người sẽ tả.
2. Thân bài:
a) Tả ngoại hình (không phải trọng tâm):
Tả bao quát.
Tả chi tiết.
ND2: Làm bài.
+ GV lưu ý về cách trình bày bài, cách dùng từ đặt câu, đảm bảo thời gian qui định.
+ Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
+ GV thu bài.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Yêu cầu HS nêu lại dàn bài chung của bài văn tả người.
* Tổng kết đánh giá tiết học:
- GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp .
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 7)
- Vài HS nêu. Lớp nhận xét.
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 8)
+ Lắng nghe.
- HS đọc lại đề bài. Tìm và nêu những từ trọng tâm: tả, cô giáo, thầy giáo, trong giờ học, em nhớ nhất.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
b) Tả hoạt động (trọng tâm):
Tả bao quát.
Tả chi tiết.
3. Kết bài: Cảm nghĩ về người được tả.
+ Lắng nghe.
+ HS làm bài cá nhân.
- Vài HS nêu, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
File đính kèm:
- tuan 35.doc