I. MỤC TIÊU:
Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
Hiểu nghĩa của các từ: ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng, tâm hồn. Hiểu ND : Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK ).
GDHS: Có thái độ học tập tốt.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc (đoạn cuối).
Học sinh: Tìm hiểu trước bài.
30 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 34 - Trương Dũng Sĩ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể, giữ gìn sức khỏe cá nhân và vệ sinh môi trường.
Có ý thức xây dựng trường lớp ; tích cực tham gia các hoạt động tập thể của Nhà trường, của Đội TNTP HCM.
Được tham gia sinh hoạt trong các tổ chức tự quản và các hoạt động ngoại khóa khác.
Được đối xử bình đẳng và dân chủ.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : ÂM NHẠC Tuần : 34
ò Ngày soạn: 19/05/2014 Tiết : 34
ò Ngày dạy: 23/04/2012 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
ò Tên bài dạy: ÔN TẬP, KIỂM TRA 2 BÀI HÁT: EM VẪN NHỚ
TRƯỜNG XƯA, DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ - ÔN TĐN SỐ 8
I. MỤC TIÊU:
- HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và thể hiện sắc thái của bài Em vẫn nhớ trường xưa, Dàn đồng ca mùa hạ.
- HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 8. Tập đọc nhạc , ghép lời kết hợp gõ phách. Trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp đồng ca.
- Ham thích học âm nhạc. Yêu nghệ thuật.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Nhạc cụ, băng, đĩa nhạc, máy nghe. Đọc nhạc và đàn giai điệu bài Em vẫn nhớ trường xưa, dàn đồng ca mùa hạ-bài TĐN số 8.
- Học sinh: Hát thuộc, đúng bài Em vẫn nhớ trường xưa, Dàn đồng ca mùa hạ. Nhạc cụ gõ. Động tác phụ họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định: Hát.
- Kiểm tra bài cũ:
+ Yêu cầu HS hát lại cả bài hát kết hợp gõ đệm.
- Bài mới:
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
ND 1: Ôn tập bài: Em vẫn nhớ trường xưa
+ Yêu cầu HS hát bài hát Em vẫn nhớ trường xưa.
+ Hướng dẫn HS trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm.
N1:Trường làng em…yên lành. Tình quê…đến trường.
+ Yêu cầu cả lớp hát kết hợp vận động.
+ Yêu cầu HS trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
+ Nhận xét, tuyên dương.
ND 2: Ôn tập bài: Dàn đồng ca mùa hạ
+ Tiến hành ôn tập tương tự như trên (gõ đệm theo phách).
+ Hướng dẫn HS trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm.
(ĐC: Chẳng nhìn…lá dày. Lời ve…biếc xanh. Ve ve ve
+ Yêu cầu HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
+ Yêu cầu HS trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- Mục đích 3: Ôn tập TĐN số 8
- Hình thức tổ chức: Cả lớp.
Luyện tập cao độ:
+ Quy định đọc các nốt Đô-Rê-Mi-Fa-Son-La-Si-Đố ; Đố-Si-La-Son-Fa-Mi-Rê-Đô rồi mở đĩa (đàn) cho HS nghe và đọc.
Hướng dẫn đọc nhạc, hát lời kết hợp luyện tiết tấu.
Hướng dẫn HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách.
Yêu cầu nhóm, cá nhân trình bày.
Nhận xét, sửa chữa cho HS.
* Hoạt động 4: Củng cố: Yêu cầu các nhóm thi đua trình bày 2 bài hát vừa ôn theo nhiều hình thức.
- Cả lớp .
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC, MÀU XANH QUÊ HƯƠNG-ÔN TĐN SỐ 6
+ Thực hiện theo nhóm. Lớp nhận xét.
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA, DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ-ÔN TĐN SỐ 8
+ Cả lớp hát lại 1 lần.
N2: Nhịp cầu tre…êm đềm. Thầy cô…yêu gia đình. Đồng ca: Tre xanh…nhớ trường xưa.
+ Cả lớp thực hiện.
+ Các nhóm nối tiếp nhau trình bày.
+ Lắng nghe.
+ Lắng nghe và thực hiện theo.
+ Thực hiện theo hướng dẫn.
LX: Tiếng ve…tha thiết. Dàn…mầm cây.)
+ 2-3 HS làm mẫu. Cả lớp hát từng câu ; cả bài kết hợp vận động theo nhạc.
+ Các nhóm trình bày (mỗi nhóm 5-6 em). Lớp nhận xét.
+ Lắng nghe.
+ Cả lớp đọc hòa theo.
Gõ lại tiết tấu TĐN số 8. Nửa lớp đọc nhạc và hát lời, nửa lớp gõ tiết tấu. Đổi lại phần trình bày.
Cả lớp thực hiện tương tự như trên.
Nhóm, cá nhân xung phong trình bày.
Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương . Về tập hát lại. Chuẩn bị bài sau Tập biểu diễn các bài hát đã học
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: MĨ THUẬT Tuần: 34
ò Ngày soạn: 19/05/2014 Tiết: 34
ò Ngày dạy : 26/04/2012 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
ò Tên bài dạy: VẼ TRANH : ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU : - Củng cố kiến thức và kĩ năng thực hành cho HS thực hiện vẽ tranh theo ý thích.
- Làm phát triển khả năng quan sát, sáng tạo của HS.
- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Một số tranh ảnh của các hoạ sĩ, HS năm trước về các đề tài khác nhau.
- Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, thước kẻ, tẩy, mẫu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Họat động 1: Khởi động - Ổn định: Hát “Mỹ Tho”.
- Kiểm tra kiến thức cũ: Chấm 1 số bài thực hành của HS và nhận xét về: cách vẽ hình dáng cổng trại và lều trại ; cách trang trí ; chọn một số bài đẹp để làm sản phẩm trung bày. + Nhận xét – Tuyên dương. - Bài mới:
* Họat động 2: Cung cấp kiến thức mới.
ND 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
+ GT một số tranh ảnh với các đề tài khác nhau.
+ Đặt câu hỏi gợi ý: Em có nhận xét gì về đề tài mà các bức tranh thể hiện ? Cách bố cục của các bức tranh ? Cảm nhận của em về các bức tranh đó ?
+ GV nhận xét chốt ý: Khi quan sát cảnh vật xung quanh chúng ta có những cảm xúc riêng, những tư duy hình tượng và tạo nên những nội dung phong phú để thể hiện trong bức vẽ đó.
ND 2: Cách vẽ.
+ Cho HS qs một số hình vẽ gợi ý đã chuẩn bị.
+ Đặt các câu hỏi gợi ý về cách vẽ đã học:
a) Về vẽ đề tài trường em: chọn hình ảnh chính nào ? (Khung cảnh của trường, chân dung thầy giáo, cô giáo, các hoạt động của nhà trường.)
+ GV bổ sung kiến thức: Dù là nội dung nào thì HS cũng phải tuân theo trình tự các bước vẽ như đã được học làm sao bức tranh vẽ có nội dung (có trọng tâm) thể hiện được rõ chủ đề của bài vẽ.
ND 3: Thực hành.
+ Cho HS vẽ theo nhóm hoặc cá nhân (nhóm vẽ về đề tài phong cảnh, môi trường xung quanh ; nhóm vẽ về chân dung ; nhóm vẽ về các con vật).
+ GV quan sát bao quát cả lớp và hướng dẫn HS thể hiện nội dung vẽ của từng HS, từng nhóm: sắp xếp các hình ảnh, cách bố cục các mảng hình, cách vẽ màu cho phù hợp với nội dung của bức tranh ; khuyến khích động viên HS sáng tạo, thể hiện nhiều nội dung khác nhau để bài thực hành phong phú, đa dạng.
* Họat động 3: Củng cố + Cho các nhóm (cá nhân) trưng bày sản phẩm. GV hướng dẫn HS đánh giá xếp loại bài vẽ dựa vào các nội dung: cách tìm, chọn nội dung, cách vẽ các hình ảnh, cách vẽ màu.
+ Chọn một số bài vẽ đẹp để trưng bày.
- Cả lớp.
VTT: TT CỔNG HOẶC LỀU TRAI THIEU NHI
- Một số HS chưa hoàn thành tiết trước nộp bài.
VẼ TRANH : ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
- HS quan sát.
+ Phong phú và hấp dẫn (phong cảnh các hoạt động trong ngày lễ hội, chân dung, tranh tĩnh vật …). Mỗi tranh một vẻ, rất sáng tạo, màu sắc hài hoà giữa các mảng, bố cụ cân đối, hợp lí. HS phát biểu nhận xét và cảm nhận riêng của mình.
- HS chú ý lắng nghe.
-Quan sát và nhận biết các bước tiến hành.
- Trả lời.
b) Về vẽ phong cảnh: Chọn những hình ảnh chính nào ? (Khung cảnh phố em (làng em), phong cảnh Hồ Gươm…).
- HS chú ý lắng nghe.
- Làm BT theo hướng dẫn của GV.
- HS tìm chọn nội dung và thực hành vẽ tranh.
- Cá nhân hoặc nhóm HS vẽ vào vở thực hành, phiếu A 4, bảng phụ.
- Chỉnh sửa lần cuối chi tiết và màu sắc của bức vẽ.
- HS trưng bày sản phẩm, lớp theo dõi,
nhận xét và tham gia xếp loại bài vẽ.
- Tham gia bình chọn.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. Dặn dò: Xem lại bài, chọn các bài vẽ, bài nặn đẹp của cá nhân, nhóm trưng bày. CB : Tổng kết năm học: Ôn tập – Trung bày các bài vẽ, nặn đẹp.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: KĨ THUẬT Tuần: 34
ò Ngày soạn: 19/05/2014 Tiết: 34
ò Ngày dạy : 23/04/2012 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ
ò Tên bài dạy: LẮP MÔ HÌNH TỰ CHỌN: LẮP XE CHỞ HÀNG (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp mô hình tự chọn (xe chở hàng).
Lắp được xe chở hàng đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mẫu xe chở hàng đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định: Hát “Màu xanh quê hương”
- Kiểm tra kiến thức cũ:
+ Kiểm tra 2 HS.
Để lắp được xe chở hàng, theo em cần mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó ?
HS nêu các bước lắp ráp xe chở hàng.
+ Nhận xét – Ghi điểm.
- Bài mới:
* Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
a) Chọn chi tiết:
+ Cho HS chọn các chi tiết để thực hành.
+ Kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận:
+ Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để nắm rõ qui trình lắp ráp xe chở hàng.
+ Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
+ HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS lưu ý một số điểm:
Khi ráp sàn ca-bin chú ý vị trí các lỗ của tấm chữ L và thanh thẳng 7 lỗ.
Khi lắp mui xe và thành bên xe chú ý vị trí trong, ngoài của thanh chữ U dài, tấm 25 lỗ và thanh thẳng 5 lỗ.
+ GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm) còn lúng túng.
c) Lắp ráp xe chở hàng:
+ GV lưu ý HS khi lắp ráp các bộ phận với nhau cần phải:
Chú ý vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận với nhau (khi lắp thành sau, mui xe và thành bên vào thùng xe).
Các mối ghép phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch.
+ GV quan sát và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm) còn lúng túng.
* Hoạt động 3: Củng cố - Đánh giá sản phẩm,
+ Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và một số em cá nhân.
+ Nhận xét đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức: hoàn thành ( A hoặc A+) và chưa hoàn thành (B).
+ Nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
- Cả lớp.
LẮP XE CHỞ HÀNG
- 2 HS trả lời. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
LẮP XE CHỞ HÀNG (tiết 2)
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp..
- 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp.
- HS thực hành lắp theo nhóm (hoặc cá nhân) theo 4 bước:
Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca-bin. Lắp ca-bin.
Lắp mui xe và thành bên xe.
Lắp thành sau xe và trục bánh xe.
- HS lắp ráp theo các bước trong SGK.
- HS trưng bày sản phẩm.
- 1 HS đọc tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK). Cả lớp tham gia đánh giá sản phẩm của các bạn.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. Dặn dò: Về nhà thực hành lắp ráp và tháo rời xe chở hàng . CB : Thực hành lắp ráp xe chở hàng (tiết 3).
File đính kèm:
- GA 5 TUAN 34 DS.doc