I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi- ta- li và sự hiếu học của Rê- mi. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
- HS KG phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (CH 4).
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.
35 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 34 - Cô Huệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
.L1: Luyện phát âm : Vi-ta-li, Ca-pi, quên, nhãng
.L2: Giải nghĩa từ ở cuối bài .
- YCHS luyện đọc theo nhóm 3.
- GV đọc mẫu:nhẹ nhàng, cảm xúc.
+ Vi-ta-li ôn tồn, điềm đạm, nghiêm túc.
+ Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào? (TB-Y)
+ Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh? (TB-K)
+ Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau thế nào? (K-G)
+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học? (TB-K)
+ Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em? ( K,G)
+ Nêu nội dung bài (K-G)
- Nghe.
- HS đọc.
- HS đọc.
- 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
. Đ1: Từ đầu …. đọc được.
. Đ 2: Khi … vẫy cái đuôi.
. Đ 3: Từ đó……tâm hồn.
- HS đọc.
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
+ Hai thầy trò hát rong kiếm sống.
+ Lớp học rất đặc biệt: Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi/Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường/Lớp học ở trên đường đi .
+ Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Nhưng Ca-pi có trí nhớ tốt hơn Rê-mi, những gì đã vào đầu thì nó không bao giờ quên. Rê-mi lúc đầu tấn tới hơn Ca-pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, Rê-mi quyết chí học. Kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, trong khi Ca-pi chỉ biết “ viết “ tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.
+ Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái.Bị thầy chê trách, “ Ca-pi biết đọc trước Rê-mi “Từ đó, Rê-mi không dáùm sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được.
+ Trẻ em cần được dãy dỗ, học hành.quan tâm tạo điều kiện trẻ đi học.
+ Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- YCHS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài .
- GV đọc mẫu đoạn 3
- YCHS luyện đọc theo nhóm 2.
- Tổ chức thi đọc
- GV nhận xét.
- 3HS nối tiếp nhau đọc.
- 2-3HS thi đọc.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “ Nếu trái đất thiếu trẻ con”
****************************
Tiết 34: Lịch sử
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I.MỤC TIÊU:
- Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
+ Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh tồn thắng, đất nước được thống nhất.
Nội dung kiến thức, kĩ năng học kì II.
II.CHUẨN BỊ: Bản đồ hành chính Việt Nam.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết lịch sử hôm nay chúng ta nhớ lại các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1954 đến năm 1979 .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1954 đến 1979:
- YCHS đọc SGK, thảo luận nhóm 4 thống kê các sự kiện lịch sử vào phiếu .
Hoạt động 2 : Trò chơi: Hái hoa dân chủ
- Chia lớp làm 3 đội.
- Mỗi đội cử 1 bạn lên bốc thăm và trả lời câu hỏi trong đề cương ôn tập 1 lần, lượt chơi sau của đội cử người khác.
Đội chiến thắng là đội trả lời được nhiều câu hỏi nhất.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- 3 dãy chia làm 3 đội.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Kiểm tra cuối năm
*KQ:
Thời gian
Nội dung chính của từng thời kì
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Sau 1954
- Đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai đã khủng bố tàn sát đồng bào Miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.
- Nước nhà bị chia cắt.
12-1955
- Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời góp phần to lớn vào công cuộc XD CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
- Miền Bắc XD nhà máy cơ khí Hà Nội.
17-1-1960
- Phong trào mở ra thời kì mới cho đấu tranh của nhân dân Miền Nam. Nhân dân Miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đưa Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
- Miền Nam “ Đồng khởi” tiêu biểu là nhân dân tỉnh Bến Tre.
Tết Mậu Thân 1968
- Sau đòn bất ngờ Tết Mậu Thân Mĩ buộc …. trong thời gian ngắn nhất.
- Tổng tiến công vào các tp lớn, cơ quan đầu não của Mĩ nguỵ
12-1972
- Đế quốc Mĩ dùng máy bay B 52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các TP lớn ở MB âm mưu khuất phục nhân dân ta. Song quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”
- Chiến thắng ĐBP trên không.
30-4-1975
- Quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất.
- Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
- Chiến dịch HCM toàn thắng, giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước.
25-4-1976
- 25/ 4 /1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
- Tổng tuyển cử, bầu QH nước VN thống nhất.
6->7-4-1976
- Cuối tháng 6, đầu tháng 7 /1976 Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô, và đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quốc hội nước VN thống nhất.
6-11-1979
- Nhà máy thủy điện Hòa Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước : cung cấp điện, ngăn lũ,…
- Khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện Hòa Bình.
************************
Tiết 34: Địa lí
ÔN TẬP CUỐI NĂM
I.MỤC TIÊU:
- Tìm được các châu lục, đại dương và nước VN trên bản đồ thế giới.
- Hệ thống 1 số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên ( vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên) , dân cư, hoạt động kinh tế (1 số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
II.CHUẨN BỊ:
- Bản đồ thế giới và quả địa cầu.
- Bảng phụ để HS thảo luận nhóm.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay các em cùng ôn tập lại các kiến thức, kĩ năng đã học về địa lí thế giới.
2.Các hoạt động:
Hoạt động1: Làm việc với bản đồ
- YCHS chỉ các châu lục, đại dương và nước VN trên bản đồ thế giới.
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục và một số nước trên thế giới.
- YCHS thảo luận nhóm 4: Nêu vị trí, thiên nhiên, dân cư, hoạt động KT của Châu Mĩ, Châu Đại Dương, Châu Nam Cực.
- Nghe.
- 2HS chỉ trên bản đồ .
- HS làm việc theo nhóm4 để hồn bảng theo YC.
- Đại diện các nhóm trình bày.
C.Củng cố-dặn dò:
- Bài sau: Kiểm tra HK II.
- Nhận xét tiết học.
KQ:
Châu Mĩ
Châu Đại Dương
Châu Nam Cực
Vị trí
- Trải dài từ Bắc xuống Nam là lục địa duy nhất ở bán cầu Tây.
- Nằm ở Bán cầu Nam.
- Nằm ở vùng địa cực
Thiên nhiên
- Đa dạng và phong phú, Rừng A-ma-dôn là rừng rậm lớn nhất thế giới.
- Ôt-xtrây-li-a có khí hậu nóng, khô, nhiều hoang mạc, xa-van, nhiều ĐV và TV lạ. Các đảo có khí hậu nóng ẩm chủ yếu là rừng nhiệt đới bao phủ.
- Lạnh nhất thế giới chỉ có chim cánh cụt.
Dân cư
- Dân cư hầu hết là người nhập cư từ Âu, Á, Phi, người lai. Người Anh-điêng là người bản địa.
- Người dân Ốt-xtrây-li-a và đảo Niu Di-lân là người gốc Anh, da trắng. Dân các đảo là người bản địa có nước da sẫm, tóc đen, xoăn.
- Không có dân sinh sống thường xuyên.
Hoạt động kinh tế
Bắc Mĩ có nền KT phát triển, các nông sản như lúa mì, bông, lợn, bò, sữa…
SP CN: máy móc, hàng điện tử, máy bay…
Nam Mĩ nền KT đang phát triển chuyên trồng chuối, cà phê, mía, bông và khai thác khoáng sản để xuất khẩu
Ôt-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển nổi tiếng thế giới: xuất khẩu lông cừu, len thịt, bò sữa.
Tiết 2: Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu nghĩa của tiếng Quyền để thực hiện đúng BT1; tìm được những từ ngữ chỉ bổn phận trong BT2; hiểu ND 5 Điều Bác Hồ Dạy Thiếu Nhi VN và làm đúng BT3.
- Viết được 1 đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu BT4.
* HTVLTTGĐĐHCM: GDHS tình cảm, trách nhiệm và hành động tốt cho các em.
II.CHUẨN BỊ:
- Từ điển TV, sổ tay TV.
- Phiếu học tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra :
- YCHS đọc đoạn văn nói về cuộc họp tổ.
- Nhận xét, ghi điểm.
- 2HS đọc.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết LTVC hôm nay chúng ta MTVT : Quyền và bổn phận.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:
- YCHS đọc đề bài (TB-Y).
- YCHS suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi, nối tiếp nhau sửa bài.ï
- Nhận xét bổ sung.
Bài 2:
- YCHS đọc đề bài (TB-Y).
- YCHS suy nghĩ nối tiếp nhau trả lời .
Bài 3:
- YCHS đọc đề bài (TB-Y).
- YCHS suy nghĩ cá nhân, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh nối tiếp sửa bài .
- YCHS đọc 5 điều Bác Hồ dạy (TB-Y).
- GV: Bác Hồ đã giáo dục các em tình cảm, trách nhiệm và hành động tốt.
Bài 4 :
- YCHS đọc đề bài (TB-Y).
- YCHS thảo luận nhóm 4, sửa bài theo kiểu tiếp sức.
- Lắng nghe.
- HS đọc yc của bài.
- HS thảo luận nhóm 2. Đại diện nhóm trình bày
- KQ :
a) Quyền lợi, nhân quyền.
b) Quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền .
- HS đọc đề bài,
- HS nối tiếp nhau sửa bài.
- KQ : Từ đồng nghĩa với bổn phận là nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự .
- HS đọc đề bài.
- HS nối tiếp nhau sửa bài.
- KQ :
a) Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi .
b) Điều 21 của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- 3HS đọc.
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 4.HS sửa bài theo kiểu tiếp sức.
.VD: Út Vịnh còn nhỏ nhưng đã có ý thức trách nhiệm của một công dân. Không những Vịnh tôn trọng quy địng về an toàn giao thông mà còn thuyết phục được bạn Sơn không chơi dại thả diều trên đường tàu. Vịnh đã nhanh trí, dũng cảm cứu sống một em nhỏ.Hành động của Vịnh thât đáng khâm phục.Chúng ta cần học tập theo Vịnh .
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu câu “
File đính kèm:
- TUAN 34 Lop 5 HUE 1314.doc