I MỤC TIÊU:
Kiến thức : Hiểu nội dung 4 điều Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Kĩ năng:Biết đọc bài văn rõ ràng và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
Thái độ: Biết thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em
II .CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ bài đọc.
25 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 33 Năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huẩn bị:
- Một tờ giấy khổ to viết nội dung cần ghi nhớ về 2 tác dụng của dấu ngoặc kép (Tiếng Việt 4, tập một, tr.83 )
iii-phương pháp dạy học: Luyện tập
IV. các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Hai HS làm lại các BT2, 4, tiết LTVC Mở rộng vốn từ : Trẻ em
B. Bài mới:
Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học
*Hoạt động 1. Hướng dẫn HS ôn tập
* Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được bài tập thực hành về dấu ngoặc kép.
* Một tờ giấy khổ to
* Luyện tập
Cách tiến hành
Bài tập 1
- Một HS đọc yêu cầu của BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV mời 1 HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép :
1. Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu là nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.
2. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
- GV nhắc HS: Đoạn văn đã cho có những chỗ phải điền dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ (lời nói bên trong) của nhân vật. Để làm đúng bài tập, các em phải đọc kĩ từng câu văn, phát hiện chỗ nào thể hiện lời nói trực tiếp của nhân vật, chỗ nào thể hiện ý nghĩ của nhân vật để điền dấu ngoặc kép cho đúng.
- HS làm bài- đọc thầm từng câu văn, điền dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét; GV giúp HS chỉ rõ tác dụng của từng dấu ngoặc kép.
Lời giải:
- Dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật
- Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
* GV giải thích thêm: ý nghĩ lời nói trực tiếp của Tốt-tô-chan là những câu văn trọn vẹn nên trước dấu ngoặc kép có dấu hai chấm.
Bài tập 2
- HS đọc nội dung bài tập.
- GV nhắc HS chú ý: Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa được đặt trong dấu ngoặc kép. Nhiệm vụ của em là đọc kĩ, phát hiện ra những từ đó, đặt các từ này trong dấu ngoặc kép.
- Cách thực hiện tiếp theo tương tự BT1.
Lời giải: Lớp chúng tôi tổ chức bình chọn “Người giàu có nhất”, Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có cả một “gia tài” khổng lồ về sách các loại: sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc,…
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS : Để viết đoạn văn theo đúng yêu cầu của bài – dùng dấu ngoặc kép, thể hiện hai tác dụng của dấu ngoặc kép - khi thuật lại một phần cuộc họp của tổ, các em phải dẫn lời nói trực tiếp của thành viên trong tổ và dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
- HS suy nghĩ, viết đoạn văn vào VBT.
- 2HS làm bài trên bảng lớp, nói rõ tác dụng của mỗi dấu ngoặc kép được dùng trong đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm đoạn viết đúng.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn – nói rõ những chỗ dùng dấu ngoặc kép, tác dụng của dấu ngoặc kép. GV chấm vở một số em.
* Hoạt động nối tiếp:. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng đúng khi viết bài.
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
i- mục tiêu:
Kiến thức: Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
Kĩ năng:Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Thái độ: Yêu thích môn học
II. chuẩn bị:
- Bảng lớp viết đề bài.
- Sách, truyện báo, tạp chí có đăng các câu chuyện về trẻ em làm việc tốt, người lớn chăm sóc và giáo dục trẻ em.
iii-phương pháp dạy học: Luyện tập thực hành
IV.các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Hai HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Nhà vô địch và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
B. Bài mới:
Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học
*Hoạt động 1. Hướng dẫn HS kể chuyện
* Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
* Bảng lớp viết đề bài.
* Luyện tập thực hành
Cách tiến hành
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài viết trên bảng lớp, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội; xác định 2 hướng kể chuyện:
+ KC về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em.
+ KC về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1-2-3-4 (Nội dung – Tìm câu chuyện ở đâu? – Cách KC – thảo luận). Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc chậm gợi ý 1, 2. GV nhắc HS : Để giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài, SGK gợi ý một số truyện các em đã học (Người mẹ hiền, Chiếc rễ đa tròn, Lớp học trên đường, ở lại với chiến khu, Trận bóng đá dưới lòng đường). Các em nên kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc ở ngoài nhà trường theo gợi ý2.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị ở nhà cho tiết học này như thế nào; mời một số HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể (kết hợp giới thiệu truyện các em mang đến lớp – nếu có). Nói rõ đó là chuyện kể về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hay trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
b) HS thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Trước khi HS thực hành KC, GV mời 1 HS đọc lại gợi ý 3-4. Mỗi HS gạch nhanh trên giấy nháp dàn ý câu chuyện sẽ kể.
- HS cùng bạn bên cạnh KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi KC trước lớp
- HS xung phong KC hoặc cử đại diện thi kể. Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trả lời câu hỏi của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyên.
- GV chọn một câu chuyện có ý nghĩa nhất để cả lớp cùng trao đổi.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cho HS về các mặt: nội dung, ý nghĩa của câu chuyện – cách kể – khả năng hiểu câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn KC tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
*Hoạt động nối tiếp:. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân; cả lớp đọc trước đề bài, gợi ý của tiết KC đã chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 34.
Thứ sáu, ngày 27 tháng 4 năm 2012.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Biết giải một số bài toán có dạng đã học.
Kĩ năng: Luyện kĩ năng giảI toán
Thái độ: Yêu thích môn học
II.phương pháp dạy học: Luyện tập
III.Các hoạt động dạy học:
*Ôn kiến thức cũ.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài 3,4 (VBT)
*Hoạt động 1 Thực hành
* Biết giải một số bài toán có dạng đã học.
* Luyện tập
Cách tiến hành
Bài 1: Dạng toán “tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
Học sinh đọc đề. Nêu cách làm. HS làm bài.
Theo sơ đồ,diện tích mảnh đất hình tam giácBEC là:
13,6 : ( 3 – 2) x 2 = 27,5 (cm2)
Diện tích hình tứ giác abed là:
27,5 + 13,6 = 40,8 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD là:
27,5 + 40,8 = 68 (cm2)
Hoặc cách khác:
* HS có thể nhận xét: HS có thể nhận xét tổng số phần bằng nhau chính là số phần diện tích hình tứ giác ABCD là 3 + 2 = 5 (phần), mà một phần chính là hiệu diện tích hình tứ giác ABED và hình tam giác BEC ( là 13,6 cm2). Từ đó tính được diện tích hình tứ giác ABCD là:
13,6 x 5 = 68(cm2).
Bài 2: Học sinh nêu dạng toán.
GV vẽ sơ đồ lên bảng.
Một học sinh lên bảng làm.
Bài này là dạng toán “Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó”. (Tổng ở bài này là 35, tỉ số là). Chẳng hạn:
Theo sơ đồ, số nam trong lớp là:
35 : (4 + 3) x 3 = 15 (HS)
Số học sinh nữ trong lớp là:
35 - 15 = 20 (HS)
Số học sinh nữ nhiều hơn số HS nam là:
20 – 15 = 5 ( HS)
Lưu ý: HS có thể nhận xét : Hiệu số HS nữ và nam là 1 phần, mà tổng số HS là 7 phần ( 3+ 4 = 7). Từ đó tìm được hiệu số HS nữ và nam là:
35 : 7 = 5 (HS )
Bài 3: Đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách “rút về đơn vị”, chẳng hạn:
Ô tô đi 75km thì tiêu thụ số lít xăng là:
12 : 100 x 75 = 9 (l)
Bài 4: (nếu còn thời gian cho HS làm thêm).Theo biểu đồ, có thể tính số phần trăm học sinh lớp 5 xếp loại khá của Trường Thắng Lợi, chẳng hạn:
Tỉ số phần trăm học sinh khá của Trường Thắng Lợi là:
100% - 25% - 15% = 60%
Mà 60% học sinh khá là 120 học sinh.
Số học sinh khối lớp 5 của trường là:
120 : 60 x 100 = 200 ( học sinh)
Số học sinh giỏi là:
200 : 100 x 25 = 50 ( học sinh)
Số học sinh trung bình là:
200 : 100 x 15 = 30 ( học sinh).
* Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS làm các BT còn lại và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Tả người
(Kiểm tra viết)
i- mục tiêu:
Kiến thức:Viết được một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.
Kĩ năng: Luyện kĩ năng viết bài văn tả người
Thái độ: Yêu thích môn học
II .chuẩn bị:
- Dàn ý cho đề văn của mỗi HS (đã lập từ tiết trước)
iii-phương pháp dạy học: Luyện tập thực hành
IV.các hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài
Trong tiết học trước, các em đã lập dàn ý và trình bày miệng một bài văn tả người. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết bài văn tả người theo dàn ý đã lập.
* Hoạt động 1. Hướng dẫn HS làm bài
* Viết được một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.
* Dàn ý cho đề văn của mỗi HS (đã lập từ tiết trước)
* Luyện tập thực hành
Cách tiến hành
- Một HS đọc 3 đề trong SGK
- GV nhắc HS:
+ Ba đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước. Các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có thể thay đổi – chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa .Sau đó, dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
* HS làm bài.
*Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết làm bài của HS và thông báo trả bài văn tả cảnh các em đã viết trong tiết học tới; bài văn tả người vừa viết sẽ được trả vào tiết 2 tuần 34.
File đính kèm:
- TUAN 33 NAM 2012.doc