1. Bài cũ: (5 phút)
a) Tính diện tích của hình lập phương có cạnh 22,5cm.
b) Nêu sơn mặt ngoài của họp đó thì phảI sơn một diện tích bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30 phút)
Bài 1: Yêu cầu HS tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
17 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 33 Năm 2011 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong tổ.
- Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của lớp trong tuần: Những việc nào đã làm được những việc nào chưa hoàn thành trong tuần.
- GV nhận xét chung, nhắc nhở những HS còn vi phạm quy định của lớp của trường, đồng thời tuyên dương những em hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2. Bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc
3. Phổ biến kế hoạch tuần tới.
- GV phổ biến kế hoạch tuần 34
4. Nhận xét tiết học
––––––––––––––––––––––––
Chiều: Thể dục
Cô Minh dạy
––––––––––––––––––––––––
Tập làm văn
Tả người
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, câu văn có hình ảnh, có cảm xúc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Dàn ý cho đề văn của mỗi HS.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (2 phút)
GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra.
2. HDHS làm bài: (3 phút)
- HS đọc 3 đề bài trong SGK.
- GV nhắc HS vận dụng dàn ý.
3. HS làm bài: (30 phút)
4. Cũng cố, dặn dò: (3phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
––––––––––––––––––––––––
Toán
luyện tập.
I. Mục tiêu:
- Biết giải một số bài toán có dạng đã học.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài mới: (5 phút)
- HS chữa BT 3 tiết trước
2. Bài mới: (30 phút)
Bài 1: GV gợi ý:
Bài này là dạng toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó".
13,6cm2
Diện tích hình tam giác BEC:
A
B
C
D
E
Diện tích hình tứ giác ABED:
Theo sơ đồ, diện tích hình tam giác BEC là:
13,6 : (3 - 2) x 2 = 27,3 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là:
27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD là:
40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
* Hoặc tìm tổng số phần bằng nhau là: 3 + 2 = 5 phần.
Từ đó tính được Diện tích hình tứ giác ABCD là: 13,6 x 5 = 68 (cm2).
Bài 2: GVgợi ý cho HS:
35 học sinh
Trước hết tìm số HS nam, số HS nữ dựa vào dạng toán "Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó".
Nam:
Nữ:
Theo sơ đồ, số HS nam trong lớp là:
35 : (4 + 3) x 3 = 15 (học sinh)
Số HS nữ trong lớp là:
35 - 15 = 20 (học sinh)
Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là:
20 - 15 = 10 (học sinh)
Bài 3: Đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách "Rút về đơn vị".
Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 100 x 75 = 9 (lít).
Bài 4: Theo biểu đồ có thể tính số % HS lớp 5 xếp loại K của Trường Thắng Lợi.
Tỉ số phần trăm HS khá của Trường Thắng Lợi là:
100% - 25% - 15% = 60%.
Gỏi
25%
Mà 60% HS khá là 120 HS.
Vậy số HS khối lớp 5 của trường là:
? %
120 : 60 x 100 = 200 (học sinh)
Trung bình
15%
Số HS giỏi là:
200 : 100 x 25 = 50 (học sinh)
Số HS trung bình là:
200 : 100 x 15 = 30 (học sinh)
3. Cũng cố, dặn dò: (3 phút)
- GV nhận xét tiết học.
–––––––––––––––––––––––––––––
Kĩ thuật
lắp ghép mô hình tự chọn (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được một số mô hình tự chọn.
* Đối với HS giỏi:
- Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.
- Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (5 phút)
- Nêu các bộ phận của rô bốt?
2. Baig mới: (25 phút)
- GV giới thiệu bài nêu mục tiêu bài học.
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp máy bay trực thăng.
a) Chọn các chi tiết:
- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận:
- Trước khi thực hành, GV:
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để các em nắm vững quy trình lắp máy bay trực thăng.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Lắp thân và đuôi máy bay như đã HD ở tiết 1.
+ Lắp cánh quạt phải lắp đủ số vòng hãm.
+ Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh; mặt phải, mặt trái của càng máy bay để sử dụng vít.
- GV theo dõi và uốn nắn.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng: (H1 - SGK)
- HS lắp ráp máy bay theo các bước trong SGK.
- Nhắc HS khi lắp ráp cần chú ý:
+ Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí.
+ Bước lắp giá đỡ sàn ca bin vào càng máy bay phải được lắp thật chặt.
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
- GV tổ chức cho SH trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá theo mục III - SGK.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- GV nhắc HS tháo rời các bộ phận, sau đó tháo rời các chi tiết và xếp đúng vị trí vào ngăn hộp.
3. Nhận xét dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép.
- Dặn chuẩn bị cho bài Lắp rô-bốt.
–––––––––––––––––––––––––––––
Buổi chiều
Luyện Toán
luyện tập.
I. Mục tiêu:
- Biết giải một số bài toán có dạng đã học.
II. Hoạt động dạy học:
1. Ôn kiến thức: (5 phút)
- Nêu một số dạng bài toán đã học?
- Trình bày các bước giải bài toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó".
2. Thực hành: (30 phút)
Bài 1: GV gợi ý:
Bài này là dạng toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó".
Diện tích hình tam giác ABC: 50m2
Diện tích hình tứ giác AEDC:
Theo sơ đồ, diện tích hình tam giác ABC là:
50 : (5 - 3 ) x 3 = 75 (m2)
Diện tích hình tứ giác AEDC là:
75 + 50 = 125 (m2)
Diện tích cả khu đất là:
75 + 125 = 200 (m2)
Bài 2: GVgợi ý cho HS:
Trước hết tìm số HS nam, số HS nữ dựa vào dạng toán "Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó".
Nam:
Nữ:
Theo sơ đồ, số HS nam trong lớp là:
35 : (4 + 3) x 3 = 15 (học sinh)
Số HS nữ trong lớp là:
35 - 15 = 20 (học sinh)
Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là:
20 - 15 = 10 (học sinh)
Bài 3: Đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách "Rút về đơn vị".
Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 100 x 75 = 9 (lít).
Bài 4: Theo biểu đồ có thể tính số phần trăm học sinh lớp 5 xếp loại khá của Trường Thắng Lợi.
Tỉ số phần trăm HS khá của Trường Thắng Lợi là:
100% - 25% - 15% = 60%.
Gỏi
25%
Mà 60% HS khá là 120 HS.
Vậy số HS khối lớp 5 của trường là:
? %
120 : 60 x 100 = 200 (học sinh)
Trung bình
15%
Số HS giỏi là:
200 : 100 x 25 = 50 (học sinh)
Số HS trung bình là:
200 : 100 x 15 = 30 (học sinh)
3. Cũng cố, dặn dò: (3 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn ôn luyện ở nhà.
–––––––––––––––––––––––––––––
Tiếng việt
Luyện tập tả người
I. Mục tiêu:
- Biết lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một người em thường gặp
- Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn tả hoạt động của một người em thường gặp.
II. Đồ dùng dạy học:
2 bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Gv yêu cầu HS nhắc lại những điều cần chú ý khi tả người
2. Bài mới: (30 phút)
a. Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập.
b. Bài tập: GV tổ chức cho HS làm bài tập sau:
Bài 1: Lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hoạt động của một người mà em quen biết
- HS đọc đề bài. GV giúp HS nắm yêu cầu của bài tập
- GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà, cho HS xem một số tranh ảnh đã chuẩn bị
- HS chuẩn bị dàn ý (2HS làm trên giấy khổ to): thời gian: 12 phút
- HS trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, góp ý cho các dàn ý
Bài 2: Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em quen biết
- Mời 2HS đọc đề bài.
- GV nhắc nhở những chú ý trong tả hoạt động của một người.
- HS làm bài vào VBT, 2 em làm trên bảng phụ (thời gian làm bài:15 phút). GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét bài bạn. GV cho điểm và nhận xét, góp ý.
3. Củng cố, dặn dò: (3phút)
- Nhận xét về khả năng quan sát và kĩ năng viết đoạn văn của HS.
Khoa học
tác động của con người đến môi trường rừng
I. Mục tiêu:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
- Nêu tác hại của việc phá rừng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 134, 135 SGK.
- Sưu tầm các tư liệu, thông tin về rừng ở địa phương bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (5 phút)
- Môi trường tự nhiên cho con người những gì?
- Môi trường tự nhiên nhận lại từ các hoạt động sống và sản xuất của con người những gì?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
2. Bài mới: (25 phút)
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 134, 135 SGK để trả lời các câu hỏi:
- Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
- Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc, các nhóm khác bổ sung.
Đáp án:
- Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
* Hình 1: Cho thấy con người phá rừng để lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, cây ăn quả hoặc các cây công nghiệp.
* Hình 2: Cho thấy con người còn phá rừng để lấy chất đốt (làm củi, đốt than)
* Hình 3: Cho thấy con người phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng nhiều vào việc khác.
- Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
* Hình 4: Cho thấy, ngoài nguyên nhân rừng bị phá do chính con người khai thác, rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng.
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận:
+ Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
Kết luận:
- Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy, lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng, phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường...
* Hoạt động 2: Thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận câu hỏi: Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì? Liên hệ thực tế địa phương bạn (khí hậu, thời tiết, thiên tai, ...)
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Hậu quả của việc phá rừng:
- Khí hậu thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
- Động vật và thực vật quý hiếm trở nên giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
3. Cũng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV hệ thống lại bài học.
File đính kèm:
- GA lop 5 tuan 33.doc