I– Mục tiêu :
-Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng STP.
-Rèn kĩ năng chuyển đổi các số đo diện tích một cách chính xác.
-Giáo dục HS tính nhanh nhẹn, tự tin,ham học
II- Chuẩn bị: SGK. Bảng phụ, Vở làm bài.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 30 - Phạm Thị Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lắng nghe.-HS làm bài
Chú mèo nhà em chỉ là một giống mèo thường và sinh ra từ một làng quê. Em đã xin ngoại mang nó về nhà nuôi từ khi còn rất nhỏ. Đến nay, chú thật sự trở thành một chàng thanh niên chững chạc, oai vệ. Em rất thích đọc truyện Đô-rô-mon, nên ngay từ đầu đã gọi tên chú là chú mèo Đô-rô-mon .
Bộ lông ...đồ đạc trong nhà .
Cái đầu chú tròn xoe ...che dấu hàm răng sắc nhọn ở bên trong. Chú chỉ phô trương những sợi râu mép trắng như cước, lúc nào cũng động đậy ở hai bên khóe miện . Vẻ mặt của chú ta tuy không hung tợn bởi những vệt rằn ri như loài hổ nhưng biểu lộ được nét oai phong, lẫm liệt. Thể hình chú càng thêm duyên dáng là nhờ vào cái đuôi luôn ngoe nguẩy ở đằng sau. Nâng phần thân là bốn cái chân khá ngắn, trong đó có bộ móng vuốt rất sắc ở mỗi bàn chân gây khiếp đảm cho họ hàng nhà chuột.
Buổi sáng, chú thích ra hàng ba nằm khoanh tròn sưởi những giọt nắng ấm áp. Cả ngày, điệu bộ chú trông rất khoan thai với gương mặt hiền từ. Ngay lúc ăn, miệng chú nhai nhỏ nhẻ, từ tốn. Chú còn lặng lẽ tìm cho mình một góc yên tĩnh nào đó để lim dim, để làm một kẻ ngủ ngày. Thế nhưng chú ta về đêm thì hoàn toàn khác hẳn với chú Đô-rô-môn ban ngày. Mọi cử chỉ và hành động đều thể hiện được sự lanh lợi và nhanh nhẹn: đôi mắt như hai ngọn đèn pha soi thủng bóng đêm, hai tai vểnh lên không muốn bỏ sót tiếng động xa gần nào, bốn cái chân thoăn thoát đi và chạy mở “ cuộc tuần tra” chẳng hề mệt mỏi. Con chuột nào lot vào nhà khó lòng mà thoát khỏi với những cú phóng như bay và vồ mồi rất chính xác của chú .
-HS nộp bài kiểm tra .
Thứ sáu ngày 11 tháng 4 năm 2014
Toán: PHÉP CỘNG
I– Mục tiêu :
Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng tính nhanh trong giải bài toán.
-Rèn kĩ năng chuyển đổi các số đo diện tích một cách chính xác.
-Giáo dục HS tính nhanh nhẹn,tự tin,ham học
II- Chuẩn bị:SGK. Bảng phụ. Vở làm bài.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1- Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
2- Kiểm tra bài cũ :
Gọi 2 HSG làm lại bài tập2, 3.
- Nhận xét,sửa chữa .
3 - Bài mới :
a- Giới thiệu bài : Phép cộng
b– Hướng dẫn ôn tập :
GV viết phép tính a + b = c.
Y/c HS nêu các thành phần của phép tính
Hãy nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
- Hãy nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
GV viết bảng: Tính chất kết hợp:
- Hỏi : Một số bất kì cộng với 0 ta được gì?
c-Thực hành- Luyện tập
Bài 1:Gọi 1 HS đọc đề bài.
HS làm bài vào vở. Chữa bài:
+ HS khác nhận xét, đổi vở chữa bài.
+ GV xác nhận kết quả.
Bài 2:- Gọi 1 HS đọc đề bài. Tương tự
+ Gọi Hs nhận xét bài; chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét và sửa chữa
Bài 3:- HS đọc đề bài.
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: - Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS tóm tắt.
- HS thảo luận tìm cách giải, tự làm vào vở.
- Gọi 1HS lên bảng làm bài.
+ Gọi HS khác nhận xét và chữa bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
4- Củng cố,dặn dò :
- Gọi HS nêu các tính chất của phép cộng.
- Nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu và khác mẫu
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Phép trừ
- 2 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
- a, b là số hạng, c là tổng của a và b
a + b cũng gọi là tổng.
- Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
Tính chất giao hoán:
a + b = b + a
( a + b) + c = a + (b + c)
a + 0 = 0 + a
- HS nêu.
- HS làm bài.
- HS chữa bài.
- HS đọc.
- HS làm bài.
- HS làm bài.
a) x = 0 b) x = 0
- HS làm bài .
Bài giải:
Trong 1 giờ cả 2 vòi cùng chảy vào bể là:
(thể tích bể)
Mà
Vậy trong 1 giờ cả 2 vòi chảy được 50% thể tích bể.
- HS chữa bài.
HS nêu.
-Lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: Tiết 25: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
A/ Mục tiêu:
Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm.
Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể.
Biết được công tác của tuần đến.
Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng
B/ Hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG SINH HOẠT
I/ Khởi động : KT sự chuẩn bị của HS
II/ Kiểm điểm công tác tuần 30:
1.Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
2. Lớp trưởng điều khiển :
- Điều khiển các tổ báo cáo những ưu , khuyết điểm của các thành viên trong tổ.
- Tổng hợp những việc làm tốt , những HS đạt nhiều điểm 9,10, và những trường hợp vi phạm cụ thể.
- Bình chọn 5 HS để đề nghị tuyên dương các mặt.
................................................................................
................................................................................
................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
- Nhận xét chung về các hoạt động của lớp trong tuần.
3.GV rút ra ưu, khuyết điểm chính:
+ Ưu điểm :
- Đa số các em thực hiện tốt nội quy nhà trường và những quy định của lớp đề ra.
- Đi học chuyên cần, đúng giờ. Thực hiện trực nhật sạch sẽ trước giờ vào lớp.
- Nhiều em phát biểu sôi nổi.
- Tác phong đội viên thực hiện tốt.
+ Tồn tại :
- Một số em chưa thuộc bài (Lê, Mai Hà, Lâm, )
III/ Kế hoạch công tác tuần 31:
-Thực hiện tốt nội quy trường, lớp
- Thực hiện tốt ATGT
- Thực hiện chương trình tuần 31
- Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập
- Lên kế hoạch ôn tập cuối HKII
- Rèn toán , tiếng việt cho các HS yếu
IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể :
- Hát tập thể một số bài hát.
- Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian do HS sưu tầm hoặc hát các bài đồng dao, hò,
V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau
Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi.
Rút kinh nghiệm :
Khoa học: Tiết 60 SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ
I – Mục tiêu : Sau bài học, HS biết :
Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu .
Giáo dục HS biết bảo vệ thú rừng.
II – Chuẩn bị:.Thông tin và hình trang 122,123 SGK .SGK.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT sĩ số HS
II – Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS Ktrả lời
-Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì ?
-So sánh sự sinh sản của thú & của chim, bạn có nhận xét gì ?
- Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới :
1 – Giới thiệu bài :
2 – Hướng dẫn :
a) Họat động 1 : - Quan sát & thảo luận . GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản & nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản & sự nuôi con của hươu .
- Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
- Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?
- Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi ?
- Khi nào hổ con có thể sống độc lập ?
- Hươu ăn gì để sống?- Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì ?
- Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy ?
_ Làm việc cả lớp .
GV theo dõi nhận xét .
*GV kết luận HĐ1
b) Họat động 2 : Trò chơi “ Thú săn mồi & con mồi “
_: Tổ chức chơi .
GV hướng dẫn HS chơi .
GV cho HS tiến hành chơi .
GV theo dõi , nhận xét .
*GV kết luận HĐ2
IV – Củng cố,dặn dò :
-GV nhắc lại nội dung chính của bài
- Nhận xét tiết học .
- HS trả lời .
- HS nghe .
Sự nuôi con và dạy con của một số loài thú “
- HS nghe .
+ Nhóm.1,2 :
- Hổ thường sinh sản vào mùa thu .
- Hổ con mới sinh rất yếu ớt nên hổ mẹ phải ấp ủ, bảo vệ chúng suốt tuần đầu .
- Khi hổ con được 2 tháng tuổi, hổ mẹ dạy chúng săn mồi .
- Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi , hổ con có thể sống độc lập .
- Hươu là loài thú ăn cỏ, lá cây .
- Hươu thường đẻ mỗi lứa 1 con. Hươu con vừa sinh ra đã biết đi & bú mẹ .
- Chạy là cách tự vệ tốt nhất của loài hươu để trốn kẻ thù .
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung .
- HS theo dõi .
- HS chơi theo hướng dẫn của GV .Các nhóm khác nhận xét , đánh giá .
- HS nghe .
- HS nghe
Rút kinh nghiệm:
Kĩ thuật: Tiết 30: LẮP RÔ -BỐT
I.- Mục tiêu: HS cần phải :
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt.
- Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II.- Chuẩn bị: - Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III.- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Ổn định:KTDCHT
2)Kiểm tra bài cũ:
- Cho HSTB nhắc lại ghi nhớ bài học trước
- GV nhận xét và đánh giá
3) Bài mới:
a) Giới thiệu bài : Lắp Rô- bốt
b) Giảng bài:
Hoạt động1 : Quan sát ,nhận xét
Hướng dẫn HS chọn chi tiết
GV cho HS quan sát Rô –bốt đã lắp sẵn
Để lắp được Rô –bốp cần phải lắp mấy bộ phận, kể tên các bộ phận đó ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a-Hướng dẫn HS chọn đúng, đủ các chi tiết xếp vào nắp.
b-Lắp từng bộ phận.
GV cho HS đọc ghi nhớ, quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung từng bước lắp.
Trong quá trình thực hành lưu ý các điểm sau:
+Lắp chân rô-bốt là chi tiết khó,cần chú ý vị trí trên dưới của thanh chữ U dài…
+Lắp tay rô-bốt phải quan sát kĩ H 5a-SGK và chú ý lắp 2 tay đối nhau.
+Lắp đầu rô-bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc với nhau.
GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS còn lúng túng.
c-Lắp ráp rô-bốt (hình 1 SGK)
+HS lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK.
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết
-GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
Hoạt động 3 : Thực hành
HS thực hành
4) Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nêu ghi nhớ bài học.( HSTB)
- GV nhận xét tiết học.
- Tiết sau:Lắp Rô bốt (TT).
Bày DCHT lên bàn
-HS nêu
HS chọn các chi tiết
-HS quan sát và lắp từng bộ phận
-6 bộ phận: chân Rô –bốt, đầu Rô –bốt , tay Rô- bốt,ăng ten,trục bánh xe
-HS lắp ráp rô-bốt
-HS trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm
-HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
HS thực hành
HS nêu
HS chuẩn bị bộ lắp ghép
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- G A L 5 2 BUOITUAN 30 TUAN DL.doc