I/ Mục tiêu:
Biết quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
II/ Đồ dùng daỵ học:
17 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 30 - Cô Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ giữa một số đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ,…
II/ Đồ dùng daỵ học:
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ & Kiểm tra sĩ số .
2-Kiểm tra bài cũ:
Cho HS nêu tên các đơn vị đo thời gian đã học.
3-Bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
.-Luyện tập:
*Bài tập 1 (156):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (156):
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.(cột 1)
-Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (157):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài theo nhóm 2.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
* VD về lời giải:
1 thế kỉ = 100 năm
1 năm = 12 tháng
…
1 tuần có 7 ngày
1 ngày = 24 giờ
…
* VD về lời giải:
2 năm 6 tháng = 30 tháng
3 phút 40 giây = 220 giây
1 giờ 15 phút = 65 phút
2 ngày 2 giờ = 26 giờ
…
*Kết quả:
Lần lượt là:
Đồng hồ chỉ: 10 giờ ; 6 giờ 5 phút ; 9 giờ 43 phút ; 1 giờ 12 phút.
làm vào bảng con
Tính
2phép tính.
4-Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Tuần 30 : Tiết 60: Luyện từ và câu
Bài : Ôn tập về dấu câu(Dấu phẩy)
I/ Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng về dấu phẩy.
- Làm đúng bài LT: điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện. Bài tập 2
II/ Đồ dùng dạy học:
-Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ.
2-Kiểm tra bài cũ:
GV cho HS làm lại BT 3 tiết LTVC trước.
3- Dạy bài mới:
3.1Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
3.2 Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1 (124):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
-GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh làm bài: Các em phải đọc kĩ 3 câu văn, chú ý các dấu phẩy trong mỗi câu văn. Sau đó, xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong phiếu học tập.
-Cho HS làm việc cá nhân, ghi kết quả vào phiếu.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (124):
-Mời 1 HS đọc ND BT 2, cả lớp theo dõi.
-GV gợi ý:
+Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong mẩu chuyện
+Viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa.
-GV cho HS trao đổi nhóm hai. GV phát phiếu cho 3 nhóm.
-Các nhóm làm vào phiếu dán lên bảng lớp và trình bày kết quả.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại lời giải đúng.
*Lời giải :
Tác dụng của dấu phẩy
VD
-Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
-Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ.
-Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Câu b
Câu c
Câu a
*Lời giải:
Các dấu cần điền lần lượt là:
(,) ; (.) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,)
4-Củng cố, dặn dò:
-HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
-GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tuần 30 : Tiết 30 : Địa lý
Bài : Các đại dương trên thế giới
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
-Nhớ tên 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Thế giới. TBD, ĐTD, ÂĐD, BBD. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
-Mô tả được một số đặc điểm của các đại dương (vị trí địa lí, diện tích). vị trí từng đại dương và mô tả trên Bản đồ.
-Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích độ sâu của mỗi đại dương.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bản đồ thế giới, quả địa cầu.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ.
2-Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ? Nêu phần ghi nhớ.
3-Bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
a) Vị trí của các đại dương:
-Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm 4)
-Mục tiêu: Nhớ tên 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Thế giới.
-GV phát phiếu học tập.
-HS quan sát hình 1, 2 trong SGK hoặc quả Địa cầu rồi hoàn thành phiếu học tập.
-Mời đại diện một số nhóm trình bày, đồng thời chỉ vị trí các đại dương trên quả Địa cầu.
-Cả lớp và GV nhận xét.
b) Một số đặc điểm của các đại dương:
-Hoạt động 2: (Làm việc theo cặp)
-Mục tiêu:Nêu vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự.
*Bước 1: HS dựa vào bảng số liệu trao đổi với bạn theo gợi ý sau:
+Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
+Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
*Bước 2:
-Đại diện một số cặp báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
*Bước 3: GV yêu cầu một số HS chỉ trên quả Địa cầu hoặc bản đồ Thế giới vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích.
-GV nhận xét, kết luận (SGV-146).
-HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
-TBD, ĐTD, ÂĐD, BBD. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
-HS thảo luận nhóm 2.
+Thứ tự đó là: TBD, ĐTD, ÂĐD, BBD
+Thuộc về Thái Bình Dương.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-HS nhận xét.
4-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học.
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
Ngày soạn : Thứ năm ngày 31 tháng 3 năm 2011
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2011.
( Chuyển dạy : Ngày ... /… ./……)
Tuần 30 : Tiết 150 : Toán
Bài Phép cộng
I/ Mục tiêu:
Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
II/ Đồ dùng daỵ học:
III/Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ & Kiểm tra sĩ số .
2-Kiểm tra bài cũ:
Cho HS nêu tên các đơn vị đo thời gian đã học.
3.Bài mới:
-3.1Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
-3.2Kiến thức:
-GV nêu biểu thức: a + b = c
+Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên?
+Nêu một số tính chất của phép cộng?
+ a, b : số hạng
c : tổng
+Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, cộng với 0.
Chú ý
nghe
3.3-Luyện tập:
*Bài tập 1 (158): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (158): Tính bằng cách thuận tiện nhất
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài(cột 1).
-Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (159):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài theo nhóm 2.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (159):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
986280
17/12
26/7
1476,5
* VD về lời giải:
(689 + 875) + 125
= 689 + (875 + 125)
= 689 + 1000 = 1689
* VD về lời giải:
a) Dự đoán x = 0 (vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó).
*Bài giải:
Mỗi giờ cả hai vòi nước cùng chảy được là:
1 3 5 (thể tích bể)
5 10 10
5/10 = 50%
Đáp số: 50% thể tích bể.
làm vào bảng con.
4-Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Tuần 30 : Tiết 60 : Tập làm văn
Bài : Tả con vật (Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu:
Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng ; đủ ý ; dùng từ, đặt câu đúng.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra.
-Giấy kiểm tra.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ.
2-Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
-Giới thiệu bài:
Trong tiết TLV trước, các em đã ôn lại kiến thức về văn tả con vật, viết được một đoạn văn ngắn tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật mà em thích. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết một bài văn tả con vật hoàn chỉnh.
+Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
-Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra và gợi ý trong SGK.
-Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
-GV hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào?
-GV nhắc HS : có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật em đã viết trong tiết ôn tập trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn. Có thể viết một bài văn miêu tả một con vật khác với con vật các em đã tả hình dáng hoặc hoạt động trong tiết ôn tập trước.
+HS làm bài kiểm tra:
-HS viết bài vào giấy kiểm tra.
-GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
-Hết thời gian GV thu bài.
-HS nối tiếp đọc đề bài và gợi ý.
-HS trình bày.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS viết bài.
-Thu bài.
4-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết làm bài.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31.
Tiết30: Tuần 30: Sinh hoạt
Bài : Sơ kết hoạt động tuần 30
I. Mục tiêu: GVCN giúp HS và tập thể lớp :
- Thấy được các ưu điểm tồn tại của các hoạt động trong tuần .
- Biêt thảo luận tìm ra biện pháp , phương hướng khắc phục những hạn chế , khó khăn và tồn tại .
- Có ý thức trung thực phê và tự phê bình nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, tiến bộ , ngoan ngoãn và tự quản .
II. Chuẩn bị :
Lớp trưởng và các tổ trưởng tổng hợp sơ kết tuần .
III . Các hoạt động dạy học :
1 . ổn định tổ chức : Văn nghệ tổ đầu giờ 3tổ / 3tiết mục ..
2 . Kiểm tra bài cũ : - Xem xét sự chuẩn bị của HS .
- GV và tập thể lớp kiểm tra sự tiến bộ của các trường hợp vi phạm tuần trước .
- GV động viên kịp thời các HS có tiến bộ
3 . Tiến hành buổi sơ kết :
a) Lớp trưởng điều khiển cấc tổ báo cáo hoạt động của tổ trong tuần .
- Tập thể lớp góp ý bổ sung cho các tổ
b) Lớp nghe báo cáo sơ kết của lớp và thống nhất đề nghị tuyên dương nhắc nhở trước cờ (nếu có )
- Biểu quyết = giơ tay.
I . Sơ kết :
1 . Đạo đức : - Ưu điểm : ……
- Tồn tại :…….
2 . Học tập : - Ưu điểm : ……
- Tồn tại :…….
c ) Lớp thảo luận và thống nhất biện pháp xử lí các trường hợp vi phạm nội quy ( nếu có )
- Biểu quyết = giơ tay.
3 . Nề nếp : - Ưu điểm & Tồn tại :
- Chuyên cần :
- Các hoạt động tự quản :
- Các hoạt động ngoài giờ ..thể dục –vệ sinh :
d ) Lớp bình xét xếp loại thi đua hàng tuần /tháng& từng tháng .
4 . Đề nghị : - Tuyên dương :
- Phê bình ,nhắc nhở :
4. Phương hướng-Dặn dò :
-Lớp thảo luận, thống nhất phương hướng cho tuần sau ( Biểu quyết = giơ tay)
* GVCN:
- Đánh giá nhận xét chung về giờ học .
- Đánh giá nhận xét chung về các hoạt động trong tuần của lớp .
- GV : Biểu dương , khen ngợi (nếu có ) trước lớp .
- GV rút kinh nghiệm cho bộ máy tự quản của lớp
File đính kèm:
- Tuần 30 Vân (2012-2013).doc