Giáo án lớp 5 môn Âm nhạc - Tuần 30: Tiết 30: Học hát: Bài dàn đồng ca mùa hạ

HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát “Dàn đồng ca mùa hạ”. Biết thể hiện đúng những tiết tấu đảo phách, hát luyến và ngân dài các nốt 2, 3 phách.

- HS biết trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách và biết nhún chân theo nhịp.

- Qua bài hát giáo dục các em biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, biết cảm nhận những niềm vui giản dị từ thiên nhiên, cuộc sống.

* HS khuyết tật: Biết tên bài hát, hát được gần đúng lời ca của bài hát.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

- SGK, giáo án, đàn organ. Bảng phụ chép sẵn lời ca, tranh minh họa

doc3 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 2410 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Âm nhạc - Tuần 30: Tiết 30: Học hát: Bài dàn đồng ca mùa hạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30. Khối 5 Ngày soạn: 23/ 03/09 Tiết 30. Ngày dạy: ..... / 4/09 học hát: bài dàn đồng ca mùa hạ (Nhạc: Lê Minh Châu. Lời: Phỏng thơ Nguyễn Minh Nguyên) I. Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát “Dàn đồng ca mùa hạ”. Biết thể hiện đúng những tiết tấu đảo phách, hát luyến và ngân dài các nốt 2, 3 phách. - HS biết trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách và biết nhún chân theo nhịp. - Qua bài hát giáo dục các em biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, biết cảm nhận những niềm vui giản dị từ thiên nhiên, cuộc sống. * HS khuyết tật: Biết tên bài hát, hát được gần đúng lời ca của bài hát. II. Chuẩn bị của giáo viên: - SGK, giáo án, đàn organ. Bảng phụ chép sẵn lời ca, tranh minh họa. - Đàn hát thuần thục bài hát: “Dàn đồng ca mùa hạ”. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: GV gọi một nhóm HS lên hát bài hát Em vẫn nhớ trường xưa, GV nhận xét 3. Giảng bài mới: Nội dung bài giảng và hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 1: Học hát: Bài Dàn đồng ca mùa hạ (Lê Minh Châu) 1. Giới thiệu: - GV treo và giới thiệu tranh minh họa. - GV giới thiệu bài hát: Từ bài thơ của tác giả Nguyễn Minh Nguyên, nhạc sĩ Lê Minh Châu đã phổ thơ tạo nên bài hát “Dàn đồng ca mùa hạ” có nhịp điệu tươi vui rộn rã, sôi nổi nhưng cũng rất tha thiết, trong sáng. Bài hát được bình chọn là một trong 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20. (GV treo bảng phụ chép sẵn lời ca) 2. Nghe mẫu: - GV đệm đàn và hát mẫu bài hát “Dàn đồng ca mùa hạ” cho hs nghe (một đến hai lần). - GV gọi HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát. 3. Đọc lời ca: - GV chia bài hát thành 4 phần, mỗi phần GV tách thành những ý nhạc nhỏ cho HS dễ đọc. Chẳng nhìn thấy ve đâu . màn xanh lá dày. Tiếng ve ngân bao niềm tha thiết. Lời ve ngân nền mây biếc xanh. Dàn dồng ca ve ve ve. - GV hướng dẫn HS đọc từng câu ngắn sau đó nối các câu cho HS đọc 1, 2 lần. - GV giải thích: Trong bài hát có sử dụng một số ký hiệu âm nhạc: Dấu lặng đơn, dấu luyến, dấu nối và viết nhạc 2 bè (ở đoạn kết). Tuy nhiên khi các em hát sẽ tập hát bè chính (bè cao) 4. Khởi động giọng: - GV đàn chuỗi âm ngắn ở giọng Fa trưởng cho HS đọc bằng nguyên âm "a". 4. Học hát từng câu: - GV đệm đàn giai điệu từng câu một, mỗi câu khoảng 2, 3 lần và bắt nhịp cho HS hát. - GV yêu cầu HS lấy hơi ở đầu câu hát. - GV gọi HS khá giỏi hát lại cho cả lớp nghe và hát theo. - GV yêu cầu cả lớp cùng hát, GV nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu những chỗ khó. - GV hướng dẫn HS hát nối các câu còn lại với nhau theo hệ thống móc xích. 5. Hát cả bài: - GV đệm đàn và bắt nhịp cho HS hát cả bài. - GV tiếp tục hướng dẫn HS sửa các lỗi về cao độ, tiết tấu. Thực hiện đúng trường độ có đảo phách. - GV nhắc HS hát liền tiếng ở những nốt luyến và hát mẫu lại các tiếng có luyến. Bắt nhịp cho HS hát lại đoạn có nhiều nốt luyến: Lời ve ngân nền mây biếc xanh. - GV hướng dẫn HS tập hát đúng nhịp độ, thể hiện sắc thái vui tươi, trong sáng của bài hát. - GV chia lớp thành 2 nửa hát đối đáp nhau: lần lượt mỗi nhóm hát 2 câu, hai câu cuối đồng ca (Ve ve . ve ve) Nội dung 2: Hát kết hợp vận động theo nhịp - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp: Chẳng nhìn thấy ve đâu, chỉ râm ran tiếng hát x x x x - GV chia lớp thành 2 nhóm, một nhóm hát một nhóm vỗ tay sau đó đổi lại. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp nhún chân theo nhịp. * HS năng khiếu: GV gọi một HS có năng khiếu lên bảng trình bày bài hát cho cả lớp theo dõi. GV nhận xét và tuyên dương em đó để khích lệ HS hăng say học tập. - GV bắt nhịp cho cả lớp đứng tại chỗ hát và nhún chân theo nhịp. - GV nhận xét - HS ghi bài - HS quan sát, theo dõi - HS theo dõi - HS quan sát - HS nghe bài hát - 1, 2 HS nêu cảm nhận - HS đọc lời ca - HS đọc lời ca - HS ghi nhớ - HS khởi động giọng - HS nghe và hát đồng thanh - HS tập lấy hơi - HS nghe và thực hiện - HS sửa chỗ sai - HS hát nối tiếp - HS hát cả bài - HS sửa chỗ sai - HS theo dõi và hát đồng thanh - HS tập hát diễn cảm - HS hát đối đáp - HS tập gõ đệm - HS hát, gõ đệm - HS theo dõi - HS hát cá nhân - HS hát và nhún chân theo nhịp - HS lắng nghe IV. Củng cố: - GV gọi một nhóm 4 - 5 em lên hát lại một lần nữa cho cả lớp theo dõi, GV nhắc nhở các em hát đúng tính chất tươi vui, rộn rã của bài hát. V. Dặn dò: - Các em về nhà học thuộc lời bài hát và tìm các động tác phụ họa cho bài hát .........................˜ g ™ .........................

File đính kèm:

  • docgiao an bien che.doc