I. MỤC TIÊU
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
* GD kỹ năng sống:
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động; khi làm điều gì
sai, biết nhận và sửa chữa).
- Kĩ năng kiên định (bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân).
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:BT được viết sẵn lên bảng nhỏ.
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần 3 môn Đạo đức: Có trách nhiệm về việc làm của mình (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: ĐẠO ĐỨC
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
(Tiêt 1)
I. MỤC TIÊU
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
* GD kỹ năng sống:
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động; khi làm điều gì
sai, biết nhận và sửa chữa).
- Kĩ năng kiên định (bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân).
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:BT được viết sẵn lên bảng nhỏ.
- Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
- Hát
2. Bài cũ: Em là học sinh L5
- Nêu ghi nhớ
- 1 học sinh
- Em đã thực hiện kế hoạch đặt ra như thế nào?
- 2 học sinh
3. Giới thiệu bài mới:
- Có trách nhiệm về việc làm của mình.
4. Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Chuyện của bạn Đức “
-Hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình
-Tranh trong sgk
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Gọi Học sinh đọc to câu chuyện
- Học sinh đọc thầm câu chuyện
- 2 bạn đọc to câu chuyện
- Phân chia câu hỏi cho từng nhóm
- Nhóm thảo luận, trao đổi ® trình bày phần thảo luận
- Các nhóm khác bổ sung
- Tóm tắt ý chính từng câu hỏi:
1/ Đức đã gây ra chuyện gì? Đó là việc vô tình hay cố ý?
- Đá quả bóng trúng vào bà Doan đang gánh đồ làm bà bị ngã. Đó là việc vô tình.
2/ Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy như thế nào?
- Rất ân hận và xấu hổ
3/ Theo em , Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt ? Vì sao?
- Nói cho bố mẹ biết về việc làm của mình, đến nhận và xin lỗi bà Doan vì việc làm của bản thân đã gây ra hậu quả không tốt cho người khác.
® Khi chúng ta làm điều gì có lỗi, dù là vô tình, chúng ta cũng phải dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác
- SGK,bộ thẻ màu
- Hoạt động cá nhân, lớp
- Nêu yêu cầu của bài tập
- Làm bài tập cá nhân
- Phân tích ý nghĩa từng câu và đưa đáp án đúng (a, b, d, g)
_GV kết luận (Tr 21/ SGV)
- 1 bạn làm trên bảng nhỏ
- Liên hệ xem mình đã thực hiện được các việc a, b, d, g chưa? Vì sao?
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
-Suy nghĩ kỹ trước khi làm một việc gì đó thì sẽ không sai lầm,
- SGK
- Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân
- Nêu yêu cầu BT 2. SGK
_ HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu
- GV kết luận : Tán thành ý kiến (a), (đ) ; không tán thành ý kiến (b), (c), (d)
® Nếu không suy nghĩ kỹ trước khi làm một việc gì đó thì sẽ đễ mắc sai lầm, nhiều khi dẫn đến những hậu quả tai hại cho bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội
- Cả lớp trao đổi, bổ sung
* Hoạt động 4: Củng cố
- Qua các hoạt động trên, em có thể rút điều gì?
- Cả lớp trao đổi
- Vì sao phải có trách nhiệm về việc làm của mình?
- Rút ghi nhớ
- Đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa
5. Nhận xét - dặn dò:
- Xem lại bài
- Chuẩn bị một mẫu chuyện về tấm gương của một bạn trong lớp, trường mà em biết có trách nhiệm về những việc làm của mình.
-Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:......................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- ĐẠO ĐỨC.doc