Giáo án Kĩ thuật 5 - Tuần 6 đến 10

TIẾT 6: ĐÍNH KHUY BẤM (TIẾP)

I. Mục tiêu

 - HS biết cách và đính được khuy bấm đúng kĩ thuật.

 - HS làm được sản phẩm khuy bấm đẹp, nhanh.

 - HS rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì.

II. Những thông tin cơ bản

1. Tài liệu, thiết bị

 - Mẫu đính khuy bấm.

 - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy bấm.

 - Một số khuy bấm, hai, ba chiếc khuy bấm có kích thước lớn.

 - Một mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm, chỉ khâu len hoặc sợi, kim khâu len, kim khâu thường, phấn vạch, thước, kéo.

2. Phương pháp

 - Trực quan

 - Vấn đáp

 - Thực hành nhóm

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu

1. Kiểm tra bài cũ:(2,)

 ? Kiểm tra sản phẩm đính khuy bấm của HS ở tiết 1.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (3,): GV cho HS quan sát mẫu để các em tự nhận xét.

 

doc8 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kĩ thuật 5 - Tuần 6 đến 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:14. 10. 2008 Giảng: 17. 10. 2008 Tuần 6 Tiết 6: Đính khuy bấm (tiếp) I. Mục tiêu - HS biết cách và đính được khuy bấm đúng kĩ thuật. - HS làm được sản phẩm khuy bấm đẹp, nhanh. - HS rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì. II. Những thông tin cơ bản 1. Tài liệu, thiết bị - Mẫu đính khuy bấm. - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy bấm. - Một số khuy bấm, hai, ba chiếc khuy bấm có kích thước lớn. - Một mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm, chỉ khâu len hoặc sợi, kim khâu len, kim khâu thường, phấn vạch, thước, kéo. 2. Phương pháp - Trực quan - Vấn đáp - Thực hành nhóm III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ:(2,) ? Kiểm tra sản phẩm đính khuy bấm của HS ở tiết 1. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (3,): GV cho HS quan sát mẫu để các em tự nhận xét. b. Giảng bài: Hoạt động 1: HS thực hành đính khuy bấm (20-22’) GV gọi HS nhắc lại các bước đính khuy bấm. GV kiểm tra kết quả thực hành của HS ở tiết 1. GV tổ chức cho HS thực hành đính khuy bấm theo nhóm. GV quan sát, giúp đỡ các nhóm hoàn thành bài. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá sản phẩm (3- 4’) GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. GV nhận xét, đánh giá bài tập của HS. Nhận xét chung tiết học. 2 HS nhắc lại. HS trưng bày sản phẩm HS thực hành nhóm. HS trưng bày sản phẩm. HS lắng nghe. 3. Dặn dò:(1,) - Về nhà tập đính khuy bấm, hoàn thành bài tập được giao. - Chuẩn bị bài sau chu đáo. Soạn: 21. 10. 2008 Giảng: 24. 10. 2008 Tuần 7 Tiết 7: thêu chữ v I. Mục tiêu - HS biết cách thêu chữ V và ứng dụng của chữ V. - HS thêu được các mũi thêu chữ V đúng quy trình, đúng kĩ thuật. - HS rèn luyện tính cẩn thận, đôi tay khéo léo. II. Những thông tin cơ bản 1. Tài liệu, thiết bị - Mẫu thêu chữ V. - Một số sản phẩm trang trí bằng mũi thêu chữ V. - Một khung thêu có đường kính 20- 25 cm. - Một mảnh vải trắng có kích thước 35cm x 35cm, chỉ khâu len hoặc sợi, kim khâu len, kim khâu thường, phấn vạch, thước, kéo. 2. Phương pháp - Trực quan - Vấn đáp - Thực hành III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ:(2,) ? Kiểm tra sản phẩm giờ trước của HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (3,): GV cho HS nhắc lại cách thêu đã học ở lớp 4. b. Giảng bài: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (4-5,) GV giới thiệu mẫu thêu chữ V. Cho HS quan sát H1- SGK. ? Mặt phải đường thêu thế nào. ? Mặt trái đường thêu thế nào. GV nhận xét, bổ sung. GV giới thiệu một số sản phẩm thêu chữ V cho HS quan sát. ? Hãy nêu ứng dụng của thêu chữ V. * GV tóm tắt: Thêu chữ V là kiểu thêu tạo thành các chữ V nối tiếp nhau giữa 2 đường tẳng song song ở mặt phải đường thêu. Mặt trái đường thêu là 2 đường khâu với các mũi dài bằng nhau và cách đều nhau. Thêu chữ V được ứng dụng trong trang trí viền mép cổ áo, nẹp áo, khăn tay Hoạt động 2: Cách thêu chữ V (9-10’) GV cho HS quan sát, kết hợp đọc SGK. ? Em hãy nêu cách vạch dấu đường thêu chữ V. ? Hãy so sánh cách vạch dấu đường thêu chữ V với cách vạch dấu đường thêu móc xích, thêu lướt vặn học ở lớp 4. GV hướng dẫn HS cách vạch dấu đường thêu. GV có thể gợi ý HS tạo vạch dấu đường thêu bằng cách gẩy sợi chỉ ở mép đường vải. GV cho HS quan sát H3, 4- SGK. GV hướng dẫn HS cách thêu. Bước 1: Thêu từ trái sang phải. Bước 2: Các mũi thêu bắt đầu: Xuống kim vào vị trí vạch dấu Bước 3: Kết thúc đường thêu: Vê nút chỉ cho khỏi tuột. Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu chữ V. GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3: Thực hành (11-12’) GV cho HS thực hành trên tờ giấy. GV quan sát, hướng dẫn HS. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (3-4,) GV lựa chọn bài của HS và nhận xét. Nhận xét chung tiết học. HS quan sát mẫu. HS quan sát hình trong SGK. + Là các đường chỉ tạo thành chữ V. + Là các đường chỉ tạo thành đường thẳng giống như khâu thường. HS lắng nghe. + Dùng để trang trí: Cổ áo, nẹp áo HS lắng nghe. HS quan sát. + Kẻ 2 đường thẳng song song trên mảnh vải cách nhau 1 cm. + Khác nhau.Vạch dấu đường thêu chữ V cần 2 đường còn thêu móc xích và thêu lướt vặn thì chỉ có một đường vạch dấu. HS quan sát. HS quan sát. 5 HS nhắc lại. HS lắng nghe. HS thực hành. HS chú ý lắng nghe. 3. Dặn dò:(1,) - Về nhà tập thêu chữ V. - Chuẩn bị vải, kim, chỉ thêu, khung thêu.giờ sau học tiết 2. Soạn: 28.10. 2008 Giảng: 31. 10. 2008 Tuần 8 Tiết 8: thêu chữ V (tiếp) I. Mục tiêu - HS biết cách và thêu được chữ V đúng kĩ thuật. - HS làm được sản phẩm thêu chữ V đẹp, nhanh. - HS rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì. II. Những thông tin cơ bản 1. Tài liệu, thiết bị - Mẫu thêu chữ V. - Một số sản phẩm may mặc được trang trí dưới hình thức thêu chữ V. - Một khung thêu có kích thước: 20- 25 cm - Một mảnh vải có kích thước 35cm x 35cm, chỉ khâu len hoặc sợi, kim khâu len, kim khâu thường, phấn vạch, thước, kéo. 2. Phương pháp - Trực quan - Vấn đáp - Thực hành III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ:(2,) ? Kiểm tra sản phẩm thêu chữ V của HS ở tiết 1. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (3,): GV cho HS quan sát mẫu để các em tự nhận xét. b. Giảng bài: Hoạt động 1: HS thực hành thêu chữ V (20-22’) GV gọi HS nhắc lại các bước thêu chữ V. GV kiểm tra kết quả thực hành của HS ở tiết 1. GV tổ chức cho HS thực hành thêu chữ V. GV quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá sản phẩm (3- 4’) GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. GV nhận xét, đánh giá bài tập của HS. Nhận xét chung tiết học. 2 HS nhắc lại. HS trưng bày sản phẩm. HS thực hành. HS trưng bày sản phẩm. HS lắng nghe. 3. Dặn dò:(1,) - Về nhà tập thêu chữ V, hoàn thành bài tập được giao. - Chuẩn bị bài sau chu đáo. Soạn: 04.11 .2008 Giảng: 07. 11. 2008 Tuần 9 Tiết 9: thêu dấu nhân I. Mục tiêu - HS biết cách thêu dấu nhân và ứng dụng của thêu dấu nhân. - HS thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng quy trình, đúng kĩ thuật. - HS rèn luyện tính cẩn thận, đôi tay khéo léo. II. Những thông tin cơ bản 1. Tài liệu, thiết bị - Mẫu thêu dấu nhân. - Một số sản phẩm trang trí bằng mũi thêu dấu nhân. - Một khung thêu có đường kính 20- 25 cm. - Một mảnh vải trắng có kích thước 35cm x 35cm, chỉ khâu len hoặc sợi, kim khâu len, kim khâu thường, phấn vạch, thước, kéo. 2. Phương pháp - Trực quan - Vấn đáp - Thực hành III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ:(2,) ? Chấm điểm sản phẩm của HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (3,): Giờ trước các em đã được làm quen với cách thêu chữ V rồi. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em thêm một kiểu thêu nữa, đó là thêu dấu nhân. b. Giảng bài: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (4-5,) GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân. Cho HS quan sát H1- SGK. ? Mặt phải đường thêu thế nào. ? Mặt trái đường thêu thế nào. GV nhận xét, bổ sung. GV giới thiệu một số sản phẩm thêu dấu nhân cho HS quan sát. ? Hãy nêu ứng dụng của thêu dấu nhân. * GV tóm tắt: Thêu dấu nhân là kiểu thêu để tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối tiếp nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. Thêu dấu nhân được ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như: Váy, áo, vỏ gối, khăn Hoạt động 2: Cách thêu dấu nhân (9-10’) GV cho HS quan sát, kết hợp đọc SGK. ? Em hãy nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân. ? Hãy so sánh cách vạch dấu đường thêu dấu nhân với cách vạch dấu đường thêu chữ V. GV hướng dẫn HS cách vạch dấu đường thêu. GV có thể gợi ý HS tạo vạch dấu đường thêu bằng cách gẩy sợi chỉ ở mép đường vải. GV cho HS quan sát H3, 4- SGK. GV hướng dẫn HS cách thêu. Bước 1: Thêu từ trái sang phải. Bước 2: Các mũi thêu bắt đầu: Xuống kim vào vị trí vạch dấu Bước 3: Kết thúc đường thêu: Vê nút chỉ cho khỏi tuột. Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân. GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3: Thực hành (11-12’) GV cho HS thực hành trên tờ giấy. GV quan sát, hướng dẫn HS. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (3-4,) GV lựa chọn bài của HS và nhận xét. Nhận xét chung tiết học. HS quan sát mẫu. HS quan sát hình trong SGK. + Là các đường chỉ tạo thành một hàng rào. + Có hai đường chỉ tạo thành hai đường khâu thường song song. HS lắng nghe. + Dùng để trang trí các sản phẩm như: Váy áo, vỏ gối, khăn trải bàn HS lắng nghe. HS quan sát, đọc bài. + Kẻ 2 đường thẳng song song trên mảnh vải cách nhau 1 cm. + Giống nhau. HS quan sát. HS quan sát. 5 HS nhắc lại. HS lắng nghe. HS thực hành. HS chú ý lắng nghe. 3. Dặn dò:(1,) - Về nhà tập thêu dấu nhân. - Chuẩn bị vải, kim, chỉ thêu, khung thêu.giờ sau học tiết 2. Soạn:11. 11. 2008 Giảng: 14. 11. 2008 Tuần 10 Tiết 10: thêu dấu nhân (tiếp) I. Mục tiêu - HS biết cách và thêu đựơc dấu nhân đúng kĩ thuật. - HS làm được sản phẩm thêu dấu nhân đẹp, nhanh. - HS rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, yêu thích sản phẩm mình làm ra. II. Những thông tin cơ bản 1. Tài liệu, thiết bị - Mẫu thêu dấu nhân. - Một số sản phẩm may mặc được trang trí thêu dấu nhân. - Một khung thêu có kích thước: 20- 25 cm - Một mảnh vải có kích thước 35cm x 35cm, chỉ khâu len hoặc sợi, kim khâu len, kim khâu thường, phấn vạch, thước, kéo. 2. Phương pháp - Trực quan - Vấn đáp - Thực hành III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ:(2,) ? Kiểm tra sản phẩm thêu dấu nhân của HS ở tiết 1. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (3,): GV cho HS quan sát mẫu để các em tự nhận xét. b. Giảng bài: Hoạt động 1: HS thực hành thêu dấu nhân (20-22’) GV gọi HS nhắc lại các bước thêu dấu nhân. GV kiểm tra kết quả thực hành của HS ở tiết 1. GV tổ chức cho HS thực hành thêu dấu nhân. GV quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá sản phẩm (3- 4’) GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. GV gọi HS nhận xét, đánh giá bài tập của bạn. GV nhận xét, đánh giá bài tập của HS. Nhận xét chung tiết học. 2 HS nhắc lại. HS trưng bày sản phẩm. HS thực hành. HS trưng bày sản phẩm. HS tự đánh giá bài tập của bạn. HS lắng nghe. 3. Dặn dò:(1,) - Về nhà tập thêu dấu nhân, hoàn thành bài tập được giao. - Chuẩn bị bài sau chu đáo.

File đính kèm:

  • docgiao an KT 5 tuan 6 10.doc