Học xong bài này, học sinh biết:
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
19 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 Tuần 3 môn Đạo đức - Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có sự khác biệt giữa miền Bắc và Miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; Miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
3. ảnh hưởng của khí hậu
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
? Khí hậu nóng và mưa nhiều giúp gì chơ sự phát triển cây cối của nước ta?
-... giúp cây cối dễ phát triển
? Tại sao nói nước ta có thể trồng nhiều loại cây khác nhau?
-... vì mỗi loại câ có yêu cầu về khí hậu khác nhau nên sự thay đổi của khí hậu theo mùa và theo vùng ...
? Vào mùa mưa, khí hậu nước ta thường xảy ra hiện tượng gì? có hại gì với đời sống và sản xuất của nhân dân?
-... lượng mưa nhiều gây ra bão, lũ lụt; gây thiệt hại về người và của cho nhân dân
? Mùa khô kéo dài gây hại gì cho sản xuất và đời sống?
-... làm hạn hán, thiếu nước cho đời sống và sản xuất.
- Học sinh khác nhận xét
Kết luận: Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều giúp cây cối phát triển nhanh, xanh tốt quanh năm. Sự thay đổi của khí hậu theo vùng, theo miền đóng góp tích cực cho việc đa dạng hoá cây trồng. Tuy nhiên, hằng năm, khí hậu cũng gây ra những trận bão, lũ lụt, hạn hán làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
Ghi nhớ SGK/ 74 => Học sinh đọc.
Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò
Nhận xét tiết học.
............................................................
Khoa học
Bài 6: Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
I) Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: Dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi.
- Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc sống của mỗi con người.
II) Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 14,15 SGK.
- Học sinh sưu tầm các ảnh chụp lúc nhỏ và ảnh chụp khi ở các lứa tuổi khác nhau.
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
? Phụ nữ có thai cần làm gì để mình và thai nhi khoẻ mạnh?
-...ăn uống đủ chất, đủ lượng; không dùng các chất kích thích như thuốc lá ...
? Tại sao lại nói rằng: Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ và thai nhi là trách nhiệm của mọi người?
-... giúp cho thai nhi khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt....
? Cần phải làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ mạnh?
-... giúp đỡ phụ nữ có thai không làm việc nặng ...
- Nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
1. Mục tiêu: Học sinh nêu được tuổi và đặc điểm của em bé trong ảnh đã sưu tầm được
2. Cách tiến hành:
Bước 1: làm việc theo cặp.
- Yêu cầu một số học sinh đem ảnh của mình hồi nhỏ hoặc ảnh của các em bé khác mà mình sưu tầm được.
- Đem ảnh ra trình bày
? Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì?
- Thảo luận nhóm đôi
Bước2: Làm việc cả lớp
- Học sinh trình bày trước lớp
3. Kết luận: Nhận xét, khen ngợi những học sinh giới thiệu hay, giọng rõ ràng, lưu loát.
Hoạt động 3: Trò chơi " Ai nhanh ai đúng"
1. Mục tiêu: Học sinh nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: Dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi.
2. Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên phổ biến cách chơi và luật chơi
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin và làm theo yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi
- Nhóm nào làm xong trước và đúng là thắng cuộc
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm thi đua
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Nhóm nào xong trước trả lời: 1 b; 2 a; 3 c.
- Nhận xét, bổ sung
3. Kết luận: Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
Hoạt động 4: Thực hành
1. Mục tiêu: Học sinh nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người.
2. Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin trang 15 sách giáo khoa
- Đọc sách giáo khoa
? Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
-... cơ thể phát triển nhanh cả chiều cao và cân nặng, cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển ...
Bước2: Làm việc cả lớp
- Học sinh trình bày trước lớp
3. Kết luận: Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người vì vậy cơ thể có nhiều thay đổi nhất ...
Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò
? Đọc mục bạn cần biết trang 15? => 3 - 5 học sinh đọc
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài 7.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thể dục
Bài 6: Đội hình đội ngũ - trò chơi " Đua ngựa"
I) Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu tập hợp hàng nhanh, dóng thẳng hàng, đi đều vòng trái, vòng phải đều, đẹp, đúng vơi khẩu lệnh.
- Trò chơi " Đua ngựa". Yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng và nhiệt tình trong khi chơi.
II) Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường
- Phương tiện: Còi.
III) Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Đ.Lượng
Phương pháp và tổ chức
1. Phần mở đầu
6 - 10 /
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu
1 - 2/
Đội hình hàng ngang
- Xoay khớp cổ tay chân..
1 - 2/
- Trò chơi " Làm theo tín hiệu"
1 - 2/
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
1 - 2/
2. Phần cơ bản
18 - 22/
Đội hình hàng ngang
a) Đội hình đội ngũ
10 - 12/
- Tập hợp hàng ngang, dóng dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái.
3 - 4/
Giáo viên điều khiển lớp tập. Nhận xét
- Học sinh luyện tập dưới sự điều khiển của cán sự
- Quan sát, nhận xét
- Chia tổ tập luyện
- Các tổ trình diễn
- Quan sát, nhận xét, tuyên dương
b) Trò chơi vận động
7 - 8/
Tập hợp đội hình hàng dọc
- Trò chơi " Đua ngựa"
- Khởi động các khớp
Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
- Học sinh chơi thử
- Học sinh chơi thật ( Thi đua giữa các tổ)
- Quan sát nhận xét biểu dương tổ chơi thắng cuộc
3. Phần kết thúc
4 - 6/
Đội hình hàng ngang
- Hát và vỗ tay theo nhịp
1 - 2/
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài
1 -2/
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà
1- 2/
Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2008
Kĩ thuật
Bài 5: THêu dấu nhân ( 2 tiết)
I) Mục tiêu:
Học sinh cần phải:
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
II) Đồ dùng dạy học:
- Mẫu thêu dấu nhân.
- Kim, chỉ, vải, kéo, khung thêu, phấn màu, thước kẻ
III) Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 1 học sinh lên thêu chữ V.
- Nhận xét, bổ sung
3. Bài mới:
Tiết 1
6phút
1. Quan sát và nhận xét mẫu
- Giới thiệu mẫu thêu dấu nhân.
- Quan sát vật mẫu và tranh
? Em có nhận xét gì về đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải?
-....đường thêu tạo thành dấu nhân
? Em có nhận xét gì về đường thêu ở mặt trái của vải?
-..đường trên là mũi đột tha, đường dưới là ...
? So sánh đặc điểm của mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V?
-... Giống: mặt phải đều tạo từ các đường thẳng song song, thêu dấu nhân mặt phải tạo thành dấu nhân ...
- Giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
- Quan sát vật mẫu
? Nêu ứng dụng của thêu dấu nhân?
-...Dùng để trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như: váy, áo, vỏ gối, khăn ăn ...
- Kết luận: Thêu chữ dấu nhân cũng gần tương tự như thêu chữ V...
12phút
2.Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
* Vạch dấu đường thêu dấu nhân
- Yêu cầu học sinh đọc thầm mục II, quan sát hình 2 sách giáo khoa.
- Đọc thầm và quan sát hình
? Nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân?
-... vạch dấu hai đường thẳng song song cách nhau 1cm ....
? Nêu điểm giống và khác nhau khi vạch dấu đường thêu dấu nhân?
- ... giống đều vạch dấu trên đường 2 đường thẳng song song, khác: các điểm vạch dấu của dấu nhân thẳng cột với nhau ...
- Giáo viên thao tác mẫu
- Quan sát
* Bắt đầu thêu:
- Yêu cầu học sinh nói lại cách vạch dấu đường thêu dấu nhân.
-... vạch dấu hai đường thẳng song song cách nhau 1cm
- Yêu cầu 1 học sinh thao tác lại bước này
- 1 học sinh thao tác
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2a và quan sát hình 3
- Đọc thầm và quan sát hình 3
? Nêu cách bắt đầu thêu
-... lên kim tại điểm B/ trên đường dấu thứ hai. Rút cho nút chỉ sát vào mặt sau của vải ...
- Giáo viên thao tác mẫu
- Học sinh quan sát
- Quan sát hướng dẫn
- Nhận xét
15phút
2. Hướng dẫn HS thực hành:
- HS nhắc lại qui trình vạch dấu và bắt đầu thêu.
- 2 HS nhắc lại.
-GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- Học sinh lấy đồ dùng .
- Yêu cầu học sinh thực hành nhóm đôi.
- Hoạt động nhóm đôi thực hành
- Quan sát, hướng dẫn
2 phút
* Dặn dò
- Hoạt động cá nhân
- Nhận xét sản phẩm vừa thực hành
- Giữ bảo quản để giờ sau học tếp
Tiết 2
12phút
1. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
* Hướng dẫn thêu mũi thứ nhất
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2b và quan sát hình 4a, b
- Đọc thầm và quan sát hình 4
? Nêu cách thêu mũi thứ nhất?
-... chuyển kim sang đường dấu thứ nhất ....
* Hướng dẫn thêu mũi thứ 2
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 4c, d và đọc thầm mục 2c
- Đọc và quan sát hình
? Nêu cách thêu mũi thứ 2?
-... chuyển kim sang đường dấu thứ nhất, xuống kim tại điểm B...
- Giáo viên thao tác mẫu. Nhắc học sinh không được để dúm vải.
- Học sinh quan sát
* Thêu các mũi tiếp theo
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách thêu mũi thứ nhất và thứ hai.
- Nhắc lại và 1 học sinh thực hành
- Yêu cầu học sinh quan sát h4 c, d, e và đọc thầm mục 2d
- Quan sát hình và đọc thầm
? Em có nhận xét gì về cách thêu dấu nhân ở mũi thứ 3 và thứ 4?
- Quan sát hình và đọc thầm
* Kết thúc đường thêu:
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 5 a, b và đọc thầm mục 2e
- Quan sát hình và đọc thầm mục 2e
? em hãy nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân?
-... xuống kim, lật vải và nút chỉ cuối đường thêu ....
18phút
2. Học sinh thực hành
- Quan sát
- HS nhắc lại thao tác thêu mũi thêu thứ nhất và mũi thêu thứ hai.
- 2 HS nhắc lại .
-GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- Học sinh lấy đồ dùng .
- Yêu cầu học sinh hoàn thành hết đường thêu dấu nhân
- Học sinh thực hành
- Yêu cầu học sinh nhận xét trong nhóm đôi kết thúc đường thêu.
- Hoạt động nhóm đôi thực hành
3 phút
- Quan sát, hướng dẫn
3. Đánh giá sản phẩm:
- Trưng bày sản phẩm
- Đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của học sinh
Học sinh tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn
4. Nhận xét - Dặn dò: 2' - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị vật liệu và công cụ cho bài sau.
File đính kèm:
- Cac mon - Tuan 3.doc