Thiết kế tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 13,14

TẬP ĐỌC

 NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: -Truyền sang, loanh quanh, lén chạy, rắn rỏi, lửa đốt, loay hoay

-Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dáu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

-Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật

2.Kĩ năng: -Hiểu nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minhvàdũng cảm của một bạn nhỏ

3.Thái độ :HS biết yêu quý rừng và yêu thiên nhiên.

II.CHUẨN BỊ

1.Chuẩn bị của GV

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

-Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

 

docx80 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 13,14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ét Bài giải Số lít dầu có tất cả là : 21 + 15 = 36 (l) Số chai dầu là : 36 : 0,75 = 48 (chai) Đáp số : 48 chai dầu - 1 Học sinh nhắc lại nội dung bài. - HS nghe ghi nhớ để thực hiện. V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TIẾT DẠY Thứ sáu ngày 22 tháng 11 năm 2013 Tiết 1: TOÁN CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Biết chia một số thập phân cho một số thập phân . 2.Kĩ năng - Vận dụng trong giải toán có lời văn.Làm được các bài 1(a, b, c),2 3.Thái độ -HS chăm chỉ học bài II. CHUẨN BỊ 1.Chuẩn bị của GV - Phiếu bài tập 2. Chuẩn bị của HS -Vở bài tập III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC -Làm theo nhóm , cá nhân. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1.Ổn định tổ chức. -Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 1 trang 70 SGK - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Dạy học bài mới *Giới thiệu bài : GV nêu trực tiếp *Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân. a) Ví dụ1: * Hình thành phép tính - GV nêu bài toán ví dụ : Một thanh sắt dài 6,2 dm cân nặng 23,5kg. Hỏi 1dm của thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ? - GV hỏi : Làm thế nào để biết được 1dm của thanh sắt đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam ? - GV yêu cầu HS đọc phép tính cân nặng của 1dm thanh sắt đó. - GV nêu : Như vậy để tính xem 1dm thanh sắt đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam chúng ta phải thực hiện phép chia 23,56 : 6,2 . Phép chia này có cả số bị chia và số chia là số thập phân nên được gọi là phép chia một số thập phân cho một số thập phân. * Đi tìm kết quả - GV hỏi : Khi ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương có thay đổi không ? - GV : Hãy áp dụng tính chất trên để tìm kết quả của phép chia 23,56 : 6,2. - GV yêu cầu HS nêu cách làm và kết quả của mình trước lớp. - GV hỏi : Như vậy 23,56 chia cho 6,2 bằng bao nhiêu ? * Giới thiệu cách tính - GV nêu : Để thực hiện 23,56 : 6,2 thông thường chúng ta làm như sau. b. Ví dụ 2: -Thực hiện tương tự ví dụ 1 c) Quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân - GV hỏi : Qua cách thực hiện hai phép chia trên , bạn nào có thể nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân - GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu các em mở SGK và đọc phần quy tắc thực hiện phép chia trong SGK. *Luyện tập Bài 1: - GV cho HS nêu yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện tính của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - GV gọi1 HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4 - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố , dặn dò - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - HS hát , lớp trưởng báo cáo - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghe. - HS nghe và tóm tắt bài toán. - HS : Lấy cân nặng của thanh sắt chia cho độ dài của cả thanh sắt. - HS nêu phép tính 23,56 : 6,2. - HS : Khi ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương không thay đổi. - HS trao đổi với nhau để tìm kết quả của phép chia, HS có thể làm theo nhiều cách khác nhau. - Một số HS trình bày cách làm của mình trước lớp. - HS nêu : 23,56 : 6,2 = 3,8 *Phần thập phân của 6,2 có một chữ số. *Chuyển dấu phẩysố 23,56 sang bên phải một chữ số ; bỏ dấu phẩy ở số 6,2 được 62 *Thực hiện phép chia 235,6: 62 = 3,8 -HS nối tiếp phát biểu - 2 HS lần lượt đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi và học thuộc quy tắc ngay tại lớp. - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 4 HS lần lượt nêu trước lớp như phần ví dụ, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - HS làm bài trong nhóm - Đại diện nhóm trình bày -HS nhận xét Bài giải 1l dầu hoả cân nặng là : 3,42 : 4,5 = 0,76 (kg) 8l dầu hoả cân nặng là : 0,76 8 = 6,08 (kg) Đáp số : 6,08 kg - 1 Học sinh nhắc lại nội dung bài. - HS nghe ghi nhớ. V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TIẾT DẠY Tiết 2: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK. 2.Kĩ năng -Bước đầu có kĩ năng viết biên bản cuộc họp đúng nội dung hình thức. 3.Thái độ -HS chăm chỉ hứng thú với tiết học . II. CHUẨN BỊ - Bảng lớp viết sẵn nội dung biên bản và gợi ý. - Vở bài tập III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC -Làm theo nhóm, cá nhân. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Kiểm tra bài cũ H: thế nào là biên bản ? biên bản thường có nội dung nào? - GV nhận xét cho điểm 2. Bài mới a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu bài b. Hướng dẫn làm bài tập - Gọi HS đọc đề bài - GV nêu các câu hỏi gợi ý để HS định hướng bài của mình + Em chọn cuộc họp nào? + Cuộc họp diễn ra ở đâu vào lúc nào? + Cuộc họp có ai dự? + Ai điều hành cuộc họp? + Những ai nói trong cuộc họp, nói điều gì? + Kết luận cuộc họp như thế nào? - Yêu cầu HS làm theo nhóm - Gọi từng nhóm đọc biên bản - Nhận xét cho điểm từng nhóm 3. Củng cố ,dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà hoàn thành biên bản ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến. - 1HS trả lời - HS nghe - 1 HS đọc đề bài - HS nối tiếp trả lời theo gợi ý của GV - HS làm việc theo nhóm 4 - Đại diện các nhóm lần lượt đọc biên bản - HS nhận xét bổ sung cho nhau. - 1HS nêu lại nội dung bài học - HS nghe ghi nhớ để thực hiện. V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TIẾT DẠY Tiết 3: LỊCH SỬ THU ĐÔNG 1947 VIỆT BẮC" MỒ CHÔN GIẶC PHÁP" I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Diễn biến chính của chiến dịch Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta. - Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta. 2.Kĩ năng - Rèn kĩ năng thuyết trình tranh luận 3.Thái độ -HS chăm chỉ có ý thức học bài II. CHUẨN BỊ 1.Chuẩn bị của GV - Phiếu bài tập, tranh minh họa trong SGK 2. Chuẩn bị của HS -Vở bài tập III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC -Thảo luận nhóm , cá nhân. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng hỏi và trả lời H: Em hãy nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp? H: Lời kêu gọi kháng chiến của HCM thể hiện điều gì? H: Thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nọi? - GV nhận xét ghi điểm 2. Bài mới * Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết học - 3 HS lần lượt trả lời -HS nghe nhận xét -HS lắng nghe * Hoạt động 1: Âm mưu của địch và chủ trương của ta - HS làm việc cá nhân, đọc SGK H: Sau khi đánh chiếm được HN và các thành phố lớn, thực dân Pháp có âm mưu gì? H: Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó? H: Trước âm mưu của địch Đảng và chính phủ ta đã có chủ trương gì? -GV nhận xét và kết luận - HS đọc SGK + Sau khi đánh chiếm được HN thực dân Pháp âm mưu mở cuộc tấn công với quy mô lớn lên căn cứ Việt Bắc. + Chúng quyết tâm tiêu diệt Việt Bắc vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Nếu thắng chúng có thể kết thúc chiến tranh xâm lược nước ta và đưa nước ta về chế độ thuộc địa. + Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của HCM đã họp và quyết định : Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của của giặc. * Hoạt động 2: Diễn biến chiến dịch Việt Bắc Thu- đông 1947 - HS đọc SGK và thảo luận nhóm 4 H: Trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Băc thu- đông 1947? Gợi ý: Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? nêu cụ thể từng đường? H: Quân ta đã tiến công chặn đánh quân địch như thế nào? H: Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu quân ta thu được kết quả ra sao? - GV nhận xét và kết luận - HS đọc SGK + Quân địch tấn công lên Việt Bắc bằng một lực lượng lớn và chia thành 3 đường: - Binh đoàn quân nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn , Chợ Mới, Chợ Đồn - Bộ binh theo đường số 4 tấn công lên đèo Bông Lau, Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Cạn - Thuỷ binh từ Hà Nội theo sông Hồng và sông Lô qua Đoan Hùng đánh lên Tuyên Quang. + Quân ta đánh địch cả 3 đường tấn công của chúng... + Sau hơn 75 ngày chiến đấu ta đã tiêu diệt hơn 3000 tên địch bắt giam hàng trăm tên, bắn rơi 16 máy bay địch, phá huỷ hàng trăm xe cơ giới, tàu chiến, ca nô. Ta đã đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của địch lên Việt Bắc bảo vệ được cơ quan đầu não của kháng chiến. * Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc Thu- Đông 1947 H: Thắng lợi của chiến dịch đã tác động thế nào đến âm mưu đánh nhanh thắng nhanh , kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp? H: sau chiến dịch cơ quan đầu não của ta ở Việt Bắc như thế nào? H: Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta? H: Thắng lợi tác động như thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân ta? GV nhận xét kết luận ý chính và ghi bảng 3. Củng cố, dặn dò - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét tiết học - Dặn HS trình bày lại diễn biến của chiến dịch ở nhà. - HS nối tiếp trả lời: + Thắng lợi của Việt Bắc đã phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. + Cơ quan đầu não của kháng chiến tại Việt Bắc được bảo vệ vững chắc. + Cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta. + Cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta. - 1HS nêu lại nội dung bài học - HS nghe ghi nhớ để thực hiện. V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TIẾT DẠY Tiết 5: SINH HOẠT I.MỤC TIÊU - Nhằm đánh giá lại kết quả hoạt động và học tập của học sinh tuần qua. Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. - Giáo dục học sinh ý thức vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ. Tôn trọng thầy cô và bạn bè. - Rèn tính mạnh dạn trong phát biểu. II.Hoạt động 1 - Giáo viên nhận xét chung tình hình của lớp trong tuần qua: (Tuyên dương học sinh thực hiện tốt và nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt về: Học tập, đạo đức, phong trào,) + Xếp hàng ra vào lớp; hát đầu giờ + Việc giữ trật tự khi giáo viên chưa đến lớp

File đính kèm:

  • docxGiao an tuan 13 14lop 5.docx