Tập đọc: LÒNG DÂN
I. Mục tiêu:
1/ Biết đọc đúng một văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng phù hợp với tính cách của nhân vật trong tình huống kịch.
2/ Hiểu nội dung: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần HDHS luyện đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy học:
25 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 5, tuần 3 - GV: Bùi Thị Nhàn - Trường TH Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại ý kiến.
Gợi ý cho chủ tọa các câu hỏi:
+ Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào?
+ Bạn có biết tuổi dậy thì là gì không?
+ Chủ tọa: Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào?
+ Trả lời: Tuổi dậy thì xuất hiện ở con gái thường bắt đầu vào khoảng 10 đến 15 tuổi, con trai thường bắt đầu vào khoảng từ 13 đến 17 tuổi.
+ Tại sao nói tuổi dậy thì là tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
+ Chủ tọa: Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống của mỗi con người?
+ HS: Đến tuổi dậy thì cơ thể mỗi người phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
+ Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai ..
+ Có nhiều biến đổi về tình cảm, ....
+ Cơ thể chúng ta có nhiều thay đổi về tâm sinh lí.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ đặc điểm nổi bật của các giai đoạn phát triển .....
_______________________________________
Mỹ thuật: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM
I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung đề tài, biết cách chọn các hình ảnh vvè nhà trường để vẽ tranh.
- Biết cách vẽ tranh đề tài trường em.
- HS vẽ được tranh đề tài Trường em.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, SGV. Một số tranh, ảnh về Nhà trường.
- Sưu tầm bài vẽ về nhà trường của HS lớp trước.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để HS nhớ lại các hình ảnh về nhà trường
- Những nội dung có thể vẽ tranh:
* Để vẽ được tranh này cần nhớ lại các hình ảnh, hoạt động vừa nêu và lựa chọn nội dung yêu thích phù hợp với khả năng của mình.
HĐ2: Cách vẽ tranh
- HS xem hình tham khảo trong SGK
- Gợi ý HS cách vẽ
* GV vẽ lên bảng gợi ý cho HS cách sắp xếp các hình ảnh.
HĐ3: Thực hành
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
- Xếp loại, khen ngợi những em có bài vẽ đẹp.
- Quang cảnh trường
- Giờ học trên lớp
- Cảnh HS vui chơi trên sân trường
- Lao động ở vườn trường
- Chọn các hình ảnh để vẽ tranh về trường em.
- Sắp xếp hình ảnh chính, phụ cho cân đối.
- Vẽ rõ nội dung của hoạt động.
- Vẽ màu theo ý thích.
- HS vẽ tranh
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà quan sát khối hộp và khối cầu để tiết sau học vẽ.
_________________________________
Âm nhạc: ÔN TẬP BÀI HÁT REO VANG BÌNH MINH
TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Nhạc cụ quen dùng, băng đĩa nhạc, bài tập đọc nhạc.
- HS: SGK
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Ôn tập bài hát Reo vang bình minh
- HS nghe băng đĩa nhạc hát theo.
- Tập hát có lĩnh xướng
- Hát lần thứ 2 có thể kết hợp vừa hát vừa vỗ tay theo phách hoặc theo nhịp.
HĐ2: Học bài TĐN số 1
- HS làm quen với cao độ: Đồ, Rê, Mi, Sol
- GV đọc mẫu cho HS nghe rồi tập đọc theo thứ tự.
- Sau khi đọc thuần thục, cho HS đọc cả bài và ghép lời ca với tốc độ vừa phải.
- HS hát.
- 2 em hát.
- HS hát và vỗ tay.
- HS chép bài TĐN số 1
IV. Củng cố, dặn dò: - Tập luyện bài hát cho thật hay.
- Luyện bài TĐN số 1.
_______________________________
Thứ 6
Toán: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
Mục tiêu:
Làm được bài toán về tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
II. Đồ dùng dạy học:
Hình vẽ trong bài tập 4 vẽ sẵn vào bảng phụ, hoặc giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/- Kiểm tra bài cũ:
Tìm x, biết:
a) ; b)
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
2/ Bài mới:
*Hướng dẫn ôn tập
a) Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
- GV gọi HS đọc đề bài toán 1 trên bảng.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm.
- GV hỏi: Bài toán thuộc dạng gì?
- Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
?
Số bé:
121
Số lớn:
?
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
5 + 6 = 11 (phần)
Số bé là: 121 : 11 x 5 = 55
Số lớn là: 121 – 5 = 66
Đáp số: Số bé: 55; Số lớn: 66
b) Bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
- GV yêu cầu HS đọc bài toán 2.
- 1 HS đọc thành tiếng đề bài trước lớp.
- GV hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì?
- HS nêu: bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV cho HS nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số
- HS trình bày:
+ Các bước giải bài toán tìm hai số khi ...
- GV hỏi tiếp: Cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số” có gì khác với giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số”?
HS trình bày
*Luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS đọc bài chữa trước lớp.
- HS làm bài tương tự như bài toán 1, bài toán 2.
Bài 2(HS khá, giỏi làm)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS làm bài trên bảng lớn – cả lớp làm vào vở.
? l
Loại 1:
12 l
Loại 2:
? l
Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 3 – 1 = 2 (phần)
Số lít nước mắm loại hai là: 12 : 2 = 6 (l)
Số lít nước mắm loại một là: 6 + 12 = 18 (l)
Đáp số: 18 l và 6 l
Bài 3(HS khá, giỏi làm bài)
- GV gọi HS đọc đề bài toán
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải:
Nửa chu vi của vườn hoa hình chữ nhật là:
120 : 2 = 60 (m)
? m
Tổng số phần bằng nhau là: 5 + 7 = 12 (phần)
Chiều rộng của mảnh vườn là: 60 : 12 x 5 = 25 (m)
Chiều dài của mảnh vườn là :60 – 25 = 35 (m)
Diện tích của mảnh vườn là: 25 x 35 = 875 (m2)
Diện tích lối đi là: 875 : 25 = 35 (m2)
Đáp số: Chiều rộng; 25m;
Chiều dài: 35m; Lối đi: 35m2
3/ Củng cố:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập và bổ sung về giải toán.
_________________________________
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.Mục tiêu:
1/ Biết sự dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1), hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2).
2/ Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa (BT3).
II.Đồ dùng dạy – học
- Bút dạ + 3 tờ phiếu khổ to
III.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ: - Kiểm tra 2 HS
- GV nhận xét
- 2 HS lần lượt lên bang làm BT2, 3 của tiết luyện từ và câu bài trước
2/ Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
. Các em quan sát tranh trong SGK
- HS làm bài - Cho HS trình bày
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng
Các từ lần lượt cần điền: Đeo, Xách, Vác, Khiêng, Kẹp
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
- HS đọc yêu cầu BT2
- HS làm bài
- Hs trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng nhất là: Gắn bó với quê hương là tình cảmtự nhiên. Ý này có thể giải thích nghĩa chung của cả 3 câu trên
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3
- Cho HS đọc yêu cầu của BT
+ Các em đọc lại bài sắc màu em yêu
+ Chọn 1 khổ thơ trong bài
+ Viết đoạn văn miêu tả màu sắc của những sự vật mà em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa
- HS làm bài
- HS trình bày
- GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay, có sử dụng từ đồng nghĩa
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- HS quan sát tranh
- Làm bài cá nhân
- 3 HS làm và giấy
- 3 HS dán bài làm của mình lên bảng
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu + đọc 3 câu a,b, c.
- HS lần lượt ghép ý vào 3 câu
- Một số HS phát biểu ý kiến
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe
- HS lần lượt thực hiện 3 việc như cô giáo đã giao
- Một số HS đọc đoạn văn đã viết
- Lớp nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS cả lớp về nhà viết hoàn chỉnh BT3 và vở
_______________________
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu, nhiệm vụ
- Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT1.
- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lý (BT2).
II. Đồ dùng dạy học
- Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của HS
III.Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ: - Chấm bài làm HS đã hoàn chỉnh của tiết TLV trước
- GV nhận xét chung
3 HS nộp bài để GV chấm
2/ Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1
- Cho HS đọc BT 1
- GV giao việc:
+ Chỉ ra được nội dung chính của mỗi đoạn
+ Viết thêm vào những chỗ có dấu (. . ) để hoàn chỉnh nội dung của từng đoạn
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày ý chính của 4 đoạn văn
- GV chốt lại ý đúng của 4 đoạn văn
. Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào ào ạt rồi tạnh
. Đoạn 2: Cảnh tượng muôn vật sau cơn mưa
. Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa
. Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn ....
- HS viết thêm đoạn văn và trình bày.
- GV nhận xét và chọn 4 đoạn văn hay nhất đọc cho cả lớp nghe
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
Cho HS đọc yêu cầu đề
- GV giao việc
. Chọn trong dàn bài đã chuẩn bị trong tiết TLV trước một phần nào đó
. Viết phần dàn bài đã chọn thành một đoạn văn hoàn chỉnh
- HS làm bài và trình bày kết quả.
- HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- HS nhận việc
- HS đọc thầm lại đề + yêu cầu + 4 đoạn
- Xác định ý chính của mỗi đoạn -
- Một số HS trình bày
- Lớp nhận xét
- HS làm bài cá nhân viết thêm vào chỗ có dấu () phần cần thiết phù hợp với nội dung đoạn
- Một vài HS đọc đoạn văn khi đã viết thêm phần còn thiếu
- Lớp nhận xét
- HS xem lại dàn bài tả cơn mưa đã làm ở tiết TLV trước
- Chọn phần trong dàn bài
-Viết phần đã chọn thành đoạn văn
- Một số HS đọc cho cả lớp nghe đoạn văn mình đã viết
- Lớp nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS về nhà hoàn thiện nốt đoạn văn (nếu ở lớp viết chưa xong)
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết TLV tiếp theo
File đính kèm:
- tuan 3(2).doc