I. Mục tiêu:
Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẫu chuyện (BT1); đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa được dấu câu cho đúng (BT3).
III. Hoạt động dạy học:
1,Hoạt động 1: GTB: (2p) GV giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học.
2, Hoạt động 2: (30p)Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- HS đọc toàn bộ nội dung BT, cả lớp theo dõi SGK.
- Cả lớp đọc lại mẫu chuyện vui.
- HS làm việc cá nhân, khoanh tròn các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẫu chuyện vui: suy nghĩ về tác dụng của từng dấu câu.
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung truyện Kỉ lục thế giới, gọi HS lên làm.
- GV cùng HS nhận xét, kết luận:
(1) Một vận động viên đang tích cực luyện tập để tham gia thế vận hội. (2) Không may, anh bị cảm nặng. (3) Bác sĩ bảo:
25 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 29 Năm 2013 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S khá đọc bài văn.
- GV viết lên bảng các từ: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta. GV đọc mẫu, HDHS cả lớp đọc đồng thanh.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến về quê sống với họ hàng.
+ Đoạn 2: Từ đêm xuống đến băng cho bạn.
+ Đoạn 3: Từ cơn bão dữ dội đến quang cảnh thật hỗn loạn.
+ Đoạn 4: Từ Ma-ri-ô đến đôi mắt thẫn thờ, tuyệt vọng.
+ Đoạn 5: Phần còn lại.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc lại toàn bộ bài đọc.
- Giúp HS giải nghĩa một số từ khó trong bài.
b) Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm theo nhóm và thảo luận câu hỏi.
- Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?(Ma-ri-ô bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta: đang trên đường về nhà, gặp lại bố mẹ).
- GV: Đây là hai bạn nhỏ người I-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước Anh về I-ta-li-a.
- Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương? (Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn).
- Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào? (Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển).
- Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn là cậu? (Một ý nghĩ vụt đến - Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn - cậu hét to: Giu-li-ét-ta, xuống đi ! Bạn còn bố mẹ ..., nói rồi ôm ngang lưng bạn thả xuống nước).
- Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-i-ô nói lên điều gì về cậu? (Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn).
- Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện? (Ma-ri-ô là một bạn trai rất kín đáo, giấu nỗi bất hạnh của mình không kể với bạn, cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn/ Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm: hoảng hốt, lo lắng khi thấy bạn bị thương; ân cần, dịu dàng chăm sóc bạn; khóc nức nở khi nhìn thấy Ma-ri-ô và con tàu đang chìm dần).
- GV: Ma-ri-ô mang những nét tính cách điển hình của nam giới, Giu-li-ét-ta có những nét điển hình của phụ nữ. Là học sinh ngay từ nhỏ, các em cần có ý thức rèn luyện, để là nam - phải trở thành một nam giới mạnh mẽ, cao thượng; là nữ - phải trở thành một phụ nữ dịu dàng, nhân hậu, sẵn lòng giúp đỡ mọi người.
c) Đọc diễn cảm:
- HS luyện đọc lại 5 đoạn của bài.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn: "Từ Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống đến hết" theo cách phân vai.
- GV đọc mẫu.
- HS các nhóm lần lượt đọc diễn cảm.
- GV nhận xét.
3. Cũng cố, dặn dò: (3 phút)
- Một vài HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
–––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 3 Toán
ôn tập về phân số. (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (5 phút)
Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm.
a. ; b. 1....; c. ; d.
2. Luyện tập: (30 phút)
Bài tập 1: GV cho HS làm bài rồi chữa bài. Khoanh vào câu (D).
Bài tập 2: GV cho HS tự làm rồi chữa bài. Khoanh vào câu (B) Vì số viên bi là (viên bi), đó chính là 5 viên bi đỏ.
Bài tập 3: GV cho HS tự làm rồi chữa bài. Nên cho HS giải thích.
Bài tập 4: HS tự làm bài rồi chữa bài:
- Bài c có 2 cách làm: Quy đồng hoặc so sánh từng phân số với đơn vị.
Bài tập 5: HS làm bài rồi chữa bài:
- Kết quả:
a) . b) (vì )
3. Cũng cố, dặn dò: (3 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn luyện tập ở nhà.
–––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 4 Đạo đức
em tìm hiểu về liên hợp quốc (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS có:
- Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam.
- Thông tin tham khảo ở phần Phụ lục (Trang 71)
- Mi-crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (5 phút)
-Vì sao chúng ta cần tôn trọng tổ chức Liên Hợp Quốc?
-Chúng ta cần thể hiện sự tôn trọng tổ chức Liên Hợp Quốc như thế nào?
2. Bài mới: (25 phút)
* Hoạt động 1: Chơi trò chơi Phóng viên (Bài tập 2, SGK).
* Mục tiêu: HS biết tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam; biết một vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương em.
- HS đóng vai phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong, phóng viên đài truyền hình... phỏng vấn các bạn về các vấn đề có liên quan đến tổ chức Liên Hợp Quốc. VD:
+ Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào?
+ Trụ sở Liên Hợp Quốc đóng ở đâu?
+ Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc từ khi nào?
+ Bạn hãy kể tên một cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam mà bạn biết?
+ Bạn hãy kể một việc làm của Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em?
+ Bạn hãy kể một hoạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương mà bạn biết? ...
- HS tham gia trò chơi.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Triễn lãm nhỏ.
* Mục tiêu: Cũng cố bài.
- HD các nhóm trưng bày tranh, ảnh, bài báo, ... về Liên Hợp Quốc đã sưu tầm được.
- HS đi xem và nghe trao đổi, giới thiệu.
- GV khen các nhóm sưu tầm được nhiều.
3. Cũng cố, dặn dò: (5 phút)
- Dặn ghi nhớ nội dung bài và chuẩn bị bài sau.
–––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 5 Chính tả
Nhớ - viết: đất nước
I. Mục tiêu:
- Nhớ - Viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước.
- Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ cho HS làm BT 2, 3.
- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng: Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (5 phút)
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Tìm hiểu nội dung: (25 phút)
a) Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1 - 2 HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.
- Cả lớp nhìn SGK đọc thầm 3 khổ thơ cuối. GV nhắc HS chú ý các từ dễ viết sai: rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng đất...
- HS nhớ - viết.
- GV chấm, chữa 7 - 10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: HS đọc nội dung BT 2.
- HS đọc thầm lại bài văn Gắn bó với miền Nam, gạch dưới các cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng, nêu cách viết hoa các cụm từ đó.
- Một số HS trình bày ở bảng phụ.
- HS treo bảng phụ và trình bày trước lớp.
- HS và GV nhận xét:
a) Các cụm từ:
Chỉ huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động.
Chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động.
Chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh.
b) Nhận xét về cách viết hoa các cụm từ:
Mỗi cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu, giải thưởng trên đều gồm 2 bộ phận: Huân chương/ Kháng chiến, Huân chương/ Lao động... Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. Nếu trong cụm từ có tên riêng chỉ người thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
- GV mở bảng phụ đã ghi sẵn ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng (Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó).
- Gọi HS đọc lại, và ghi nhớ.
Bài tập 3: HS đọc nội dung BT.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
- HS nêu tên các danh hiệu được in nghiêng trong đoạn văn: anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- HS viết lại cho đúng.
- HS trình bày, GV nhận xét.
Anh hùng/ Lực lượng vũ trang nhân dân; Bà mẹ/ Việt Nam/ Anh hùng.
3. Cũng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
Toán thu 3ôn tập về số thập phân
I. Mục tiêu:
- Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các số thập phân.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (5 phút)
Chọn câu trả lời đúng:
Mười ba phần tám viết là:
A. ; B. ; C.; D..
2. Luyện tập: (27 phút)
Bài tập 1: GV cho HS làm bài rồi chữa bài.
- 63,42 đọc là: Sáu mươi ba phẩy bốn mươi hai. Số 63,42 có phần nguyên là 63, phần thập phân là 42 phần trăm. Trong đó số 63,42 kể từ trái sáng phải 6 chỉ 6 chục, 3 chỉ 3 đơn vị, 4 chỉ 4 phần mười, 2 chỉ 2 phần trăm.
Bài tập 2: GV cho HS tự làm rồi chữa bài
- Cho HS đọc số: Không đơn vị, bốn phần trăm viết là: 0,04.
Bài tập 3: GV cho HS tự làm rồi chữa bài.
- Kết quả là: 74,60; 284,30; 401,25; 104,00.
Bài tập 4: HS tự làm bài rồi chữa bài:
- Kết quả là: a) 0,3; 0,03; 4,25; 2,002. b) 0,25; 0,6; 0,875; 1,5.
Bài tập 5: So sánh:
78,6 > 78,59; 28,300 = 28,3; 9,478 0,906.
3. Cũng cố, dặn dò: (3 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn luyện tập ở nhà.
––––––––––––––––––––––––
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán Thứ 5
ôn tập về đo độ dài và khối lượng
I. Mục tiêu:
Biết:
- Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.
- Viết được các số đo độ dài và các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (5 phút)
- 2 HS lên bảng làm lại các bài tập ở tiết trước. Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Luyện tập: (30 phút)
Bài tập 1: GV cho HS làm bài rồi chữa bài.
- GV vẽ bảng các đơn vị đo độ dài và bảng các đơn vị đo khối lượng lên bảng cho HS điền.
- Cho HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
Bài tập 2: GV cho HS tự làm rồi chữa bài
- Giúp HS ghi nhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và khối lượng.
Bài tập 3: GV cho HS tự làm rồi chữa bài.
a) 1827 m = 1km 827m = 1,827km; 2063m = 2km 63m = 2,063km;
702m = 0km 702m = 0,702km.
b) 34dm = 3m 4dm = 3,4m; 786cm = 7m 86cm = 7,86m;
408cm = 4m 8cm = 4,08m.
c) 2065g = 2kg 65g = 2,065kg; 8047kg = 8 tấn 47kg = 8,047 tấn.
3. Cũng cố, dặn dò: (3 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn luyện tập ở nhà.
––––––––
File đính kèm:
- GA lop 5 tuan 29.doc