Giáo án Lớp 5 Tuần 29 chuẩn kiến thức kĩ năng

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm toàn bài .

- Hiểu ý nghĩa tình bạn đẹp của Ma- ri- ô và Giu- li- ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma- ri- ô ; trả lời được các câu hỏi trong SGK

- Tích hợp KNS: KN tự nhận thức, giao tiếp ứng xử phù hợp, kiểm soát cảm xúc, ra quyết định.

II. Đồ dùng Dạy- Học: Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc/Sgk

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 29 chuẩn kiến thức kĩ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5g= 2,065 kg 8047 kg= 8 tấn 47 kg= 8,047 tấn Địa lí : CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC I.MỤC TIÊU : - Xác định được vị trí đại lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực: + Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô-trây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương. + Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực. + Đặc điểm của Ô-xtrây-li-a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo. + Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới. Sử dụng quả địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực. Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương: + Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục. + Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, … * HS khá, giỏi: Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô-xtrây-li-a với các đảo, quần đảo: lục địa có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van; phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ. * GDMT: Đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. * GD TKNL: Ô-xtrây-li-a có ngành công nghiệp NL là một trong những ngành phát triển mạnh. * GD BĐ: Biết đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương, châu Nam Cực. – Biết được nguồn lợi và những ngành kinh tế tiêu biểu của vùng này trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên biển, đảo. II.CHUẨN BỊ : Lược đồ trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: HĐ 1 :Giới thiệu bài: - 4 HS - HS chú ý lắng nghe. 1. Châu Đại Dương a) Vị trí địa lí, giới hạn: HĐ 1 : Làm việc cá nhân - HS quan sát lược đồ (hình 1) và kênh chữ SGK để trả lời câu hỏi: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào? Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc? Đọc tên và chỉ vị trí một số đảo, quần đảo thuộc châu Đại Dương. - HS trả lời, nhóm khác bổ sung b) Đặc điểm tự nhiên: - HĐ.2: Làm việc theo nhóm + HS đọc và quan sát các hình 2, 3 trong SGK để hoàn thành bảng sau: Khí hậu Thực, động vật Lục địa Ô-xtrây-li-a Các đảo và quần đảo - HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng. + HS nêu kết quả, số khác bổ sung. + GV kết luận. c) Người dân và hoạt động kinh tế: HĐ.3: Làm việc cả lớp - Đọc bảng số liệu ở bài 17 (T.103) để trả lời câu hỏi: Số dân của Châu Đại dương? - Đọc SGK và trả lời câu hỏi: Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau? Nêu đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a. * GDMT: Đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. * GD TKNL: Ô-xtrây-li-a có ngành công nghiệp NL là một trong những ngành phát triển mạnh. - HS hoạt động theo hướng dẫn của GV. 2. Châu Nam Cực: HĐ.4: Làm việc theo nhóm: - Quan sát hình 4 nêu vị trí địa lý của châu Nam Cực? Và dựa vào SGK để trả lời câu hỏi: + Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực? + Vì sao châu Nam Cực không có dân cư sinh sống? - GV kết luận: Đây là châu lục lạnh nhất thế giới. Không có cư dân sinh sống thường xuyên. * GD BĐ: - Biết đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương, châu Nam Cực. – Biết được nguồn lợi và những ngành kinh tế tiêu biểu của vùng này trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên biển, đảo. - HS thực hiện yêu cầu theo nhóm. - HS đọc lại phần ghi nhớ. - HS đọc 3. Củng cố, dặn dò: - HS trả lời câu hỏi trong SGK cuối bài, Chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 04 tháng 4 năm 2014 Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu ( tiếp theo ) I.Mục tiêu: - Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1), chữa được các dấu dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy (BT2), đặt câu và dùng dấu câu thích hợp (BT3). II. Đồ dùng Dạy- Học: - VBT, SGK . III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 3 HS B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học 1/Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1, 2, 3/ Sgk Bài 1: - Nhắc HS đọc kĩ đề - Gợi ý, hướng dẫn cách làm bài: Đọc chậm từng câu văn, xác định đó là câu kể hay câu hỏi, câu cảm; từ đó chọn dấu câu thích hợp để điền - Thống nhất kết quả, nhận xét bài của HS Bài 2: Gợi ý: Đọc kĩ từng câu văn xem đó là câu kể, câu hỏi, câu khiến hay câu cảm, mỗi câu dùng 1 loại dấu câu tương ứng. Từ đó, sửa lại những chỗ dùng sai dấu câu - Yêu cầu HS nói về tính khôi hài của mẩu chuyện Bài 3: Gợi ý: Theo nội dung nêu trong các ý, em cần đặt kiểu câu với những dấu câu nào? a/ Cần đặt câu khiến; dùng dấu chấm than b/Cần đặt câu hỏi; dùng dấu chấm hỏi c; d/Cần đặt câu cảm; dùng dấu chấm than 2/ Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét tiết học; Chuẩn bị bài tiếp theo - Nêu tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than; cho VD Bài 1: - Đọc kĩ yêu cầu của bài - Làm bài vào VBT, đổi chéo vở, kiểm tra - Một HS trình bày trên bảng nhóm: + Dấu chấm than đặt cuối các câu ở ô trống thứ 1; 2; 3; 5; 8; 9; 10; 12 + Dấu chấm đặt cuối các câu ở ô trống thứ 4; 6; 13; 14 + Dấu chấm hỏi đặt cuối các câu ở ô trống thứ 7; 11 - Đọc lại văn bản truyện đã điền đúng d/câu - Đọc nội dung BT2. Làm vào VBT, nêu miệng kết quả: Câu 1; 2; 3 dùng đúng các dấu câu Câu 4 là câu cảm; sửa dấu chấm thành dấu chấm than Câu 5 là câu hỏi; sửa dấu chấm than thành dấu chấm hỏi Câu 6, 7 là câu cảm; sửa dấu chấm hỏi thành dấu chấm than. Câu 8 là câu kể; sửa dấu chấm than thành dấu chấm Ba dấu chấm than dùng hợp lí- thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ của Nam - Làm vào VBT, 2 HS làm bài trên bảng nhóm, đính bài nhận xét a/ Chị mở cửa sổ giúp em với! b/ Bố ơi, mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà? c/ Cậu đã đạt được thành tích tuyệt vời! d/ Ôi, búp bê đẹp quá! Toán: Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng ( tiếp theo ) I.Mục tiêu: - Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng. - Làm các BT1 (a), BT2, BT3; HS khá, giỏi làm thêm các phần BT còn lại. II. Đồ dùng Dạy- Học: - Bảng cá nhân, nhóm III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 2 HS B. Bài mới: - Nêu mục tiêu tiết học Bài 1: Yêu cầu trình bày rõ cách làm bài VD: 2km 79m = 2,079 km Vì: 2km 79m = 2 km= 2,079 km Bài 2; 3: Yêu cầu HS ghi nhớ và vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và khối lượng Bài 4: Yêu cầu nói rõ cách làm VD: 3576 m = 3,576 km Vì: 3576 m = 3km 576m = 3 km= 3,576 km - Theo dõi, nhận xét, đánh giá bài làm của HS 2/ Củng cố- Dặn dò: - Làm bài trong VBT - Chuẩn bị bài: Ôn tập về đo diện tích Bài 1: Làm bài vào vở, 2HS chữa bài trên bảng, mỗi HS một phần a; b. Kết quả: a/ 4,382 km; 2,079 km; 0,7 km b/ 7,4 m; 5,09 m; 5,075 m Bài 2: Làm vào vở, 2HS chữa bài trên bảng, mỗi HS một phần a; b. Bài 3: Làm vào vở, từng HS chữa bài trên bảng. Kết quả: a/50 cm; b/ 75 m; c/ 64 g; d/ 80 kg Bài 4: Làm vào vở, từng HS chữa bài trên bảng Kết quả: a/ 3,576 km; b/ 0,53m; c/ 5,36 tấn; d/ 0,657 kg Tập làm văn Trả bài văn tả cây cối I.Mục tiêu: - Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối  - Nhận biết và sửa được lỗi trong bài ; viết lại được một đoạn văn cho đúng và hay hơn. II. Đồ dùng Dạy- Học: - GV chấm bài viết của hs, tìm ra những lỗi phổ biến ghi vào bảng phụ. III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: - Gọi 2 nhóm hs phân vai đọc lại đoạn kịch Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô trong tiết học trước. - GV nhận xét ghi điểm. B. Bài mới : Giới thiêu bài ghi bảng. - Gọi hs đọc lại các đề bài tả cây cối . - GV ghi đề lên bảng. *. Nhận xét bài làm của hs: - GV nhận xét chung về những ưu khuyết điểm chính trong bài làm của hs: Về bố cục, dùng từ đặt câu, diễn đạt các ý, ... *. Hướng dẫn hs chữa bài: - GV ghi một số lỗi lên bảng. - Hướng dẫn sửa chữa các lỗi. - Trả bài cho HS , HS tự tìm và chữa lỗi trong bài viết của mình. - GV đọc bài văn hay nhất cho cả lớp tham khảo. *. Chọn và viết lại 1 đoạn văn : - GV cho HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt trong bài của mình và viết lại cho hay hơn. - GV theo dõi giúp đỡ. C. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài - 2 nhóm hs phân vai đọc lại đoạn kịch Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô trong tiết học trước. - HS đọc lại các đề bài tả cây cối . - HS lắng nghe rút kinh nghiệm . - HS tự tìm và chữa lỗi trong bài viết của mình - HS lắng nghe rút kinh nghiệm . - HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt trong bài của mình và viết lại cho hay hơn. SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: - Duy trì tốt nền nếp lớp. Giữ vững sĩ số HS. - Giúp cho HS ngoan, học tốt qua hiểu sự cần thiết của việc học đối với cuộc sống con người - Giáo dục các em tinh thần cầu tiến và biết giúp đỡ bạn bè. II. Chuẩn bị: - GV: kế hoạch tới. - Lớp trưởng: Đánh giá hoạt động trong tuần. III. Các hoạt động: Đánh giá các hoạt động tuần qua: Lớp trưởng đánh giá tình hình tuần qua; lớp bổ sung, đánh giá. Từng tổ trưởng báo cáo và nhận xét về tổ viên của mình. Giáo viên phát biểu ý kiến: đánh giá tinh thần, thái độ và hành vi của HS trong những ngày qua. HS văn nghệ: các bài hát dân gian mà em yêu thích. Kế hoạch tới: + Duy trì tốt nền nếp lớp học, tập thể dục giữa giờ, chào cờ đầu tuần. + Thực hiện biểu điểm thi đua của Đội và giúp đỡ Sao NĐ lớp 1B. + Đi học đều, chuẩn bị bài đầy đủ theo dặn dò của thầy. + Tổ chức hoạt động TDTT: đá cầu, nhảy dây, đá bóng mi-ni. Dặn dò: Giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay; Ăn chín, uống sôi. Phòng chống dịch bệnh cúm, không ăn gà vịt bị bệnh chết. Gặp người lớn tuổi, thầy cô giáo phải chào hỏi, nói năng lễ phép. Không tham gia chơi các trò chơi có hại: bi da, game online, đánh bài, đá gà, ... Không được tập hút thuốc lá. Tổ trưởng Ban giám hiệu ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… Ngày: ………………….. Tổ trưởng ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… Ngày: ………………….. Phó Hiệu trưởng

File đính kèm:

  • docGan T 29 co CKTKN,MTKNS,BD.DOC.doc
Giáo án liên quan