I– Mục tiêu :
- Ren luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian.
- Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác khi làm bài tập
II- Đồ dùng dạy học :
1 - GV : Bảng nhóm
2 - HS : Vở làm bài.
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 28 - Phạm Thị Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Lắp được máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
-Tích hợp: Sử dụng loại máy tiết kiệm năng lượng.
II.- Chuẩn bị:- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III.- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)Kiểm tra bài cũ:
- Cho HSTB nhắc lại ghi nhớ bài học trước
- GV nhận xét và đánh giá
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
b) Giảng bài:
Hoạt động 3: HS thực hành lắp máy bay trực thăng
a-Hướng dẫn HS chọn đúng,đủ các chi tiết xếp vào nắp.
b-Lắp từng bộ phận.
GV cho HS quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung từng bước lắp.
+Lắp thân và đuôi máy bay chú ý thứ tự lắp như đã hướng dẫn
+Lắp cánh quạt chú ý phải lắp đủ số vòng hãm.
+Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên,dưới của các thanh;mặt phải mặt trái của càng máy bay để sử dụng vít .
GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS còn lúng túng.
c-Lắp ráp máy bay trực thăng(hình 1 SGK)
+HS lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
-GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III
-GV nhận xét,đánh giá chung.
-GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
3) Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nêu ghi nhớ bài học
-Tích hợp:Sử dụng loại máy tiết kiệm năng lượng.
- GV nhận xét tiết học.
- Tiết sau:Lắp rô bốt.
-1HS nêu
HS chọn các chi tiết
-HS quan sát và lắp từng bộ phận
-HS lắp ráp máy bay trực thăng
-HS trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm
-HS nêu
HS chuẩn bị bộ lắp ghép
Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiều thứ hai
Toán: Thực hành LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính số đo thời gian
- Củng cố cho HS về cách tính quãng đường và thời gian.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng:
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- Cho HS làm bài tập, lên chữa bài
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1:
Bác Hà đi xe máy từ quê ra phố với vận tốc 40 km/giờ và đến thành phố sau 3 giờ. Hỏi nếu bác đi bằng ô tô với vận tốc 50 km/giờ thì sau bao lâu ra tới thành phố?
Bài tập 2:
Một người đi xe đạp với quãng đường dài 36,6 km hết 3 giờ. Hỏi với vận tốc như vậy, người đó đi quãng đường dài 61 km hết bao nhiêu thời gian?
Bài tập3: Một người đi bộ được 14,8 km trong 3 giờ 20 phút. Tính vận tốc của người đó bằng m /phút?
Bài tập4: (HSKG)
Một xe máy đi một đoạn đường dài 250 m hết 20 giây. Hỏi với vận tốc đó, xe máy đi quãng đường dài 117 km hết bao nhiêu thời gian?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải :
Quãng đường từ quê ra thành phố dài là:
40 3 = 120 (km)
Thời gian bác đi bằng ô tô hết là:
120 : 50 = 2,4 (giờ)
= 2 giờ 24 phút.
Đáp số: 2 giờ 24 phút
Lời giải:
Vận tốc của người đi xe đạp là:
36,6 : 3 = 12,2 (km/giờ)
Thời gian để đi hết quãng đường dài 61 km là: 61 : 12,2 = 5 (giờ)
Đáp số: 5 giờ.
Lời giải:
Đổi: 14, 8 km = 14 800 m
3 giờ 20 phút = 200 phút.
Vận tốc của người đó là:
14800 : 200 = 74 (m/phút)
Đáp số: 74 m/phút.
Lời giải:
Đổi: 117 km = 117000m
117000 m gấp 250 m số lần là:
117000 : 250 = 468 (lần)
Thời gian ô tô đi hết là:
20 468 = 9360 (giây) = 156 phút
= 2,6 giờ = 2 giờ 36 phút.
Đáp số: 2 giờ 36 phút.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 + 3: Anh văn- GV chuyên
Chiều thứ tư
Toán: Thực hành
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng:
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 72 km/giờ = ...m/phút
A. 1200 B. 120
C. 200 D. 250.
b) 18 km/giờ = ...m/giây
A. 5 B. 50
C. 3 D. 30
c) 20 m/giây = ... m/phút
A. 12 B. 120
C. 1200 D. 200
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
...34 chia hết cho 3?
4...6 chia hết cho 9?
37... chia hết cho cả 2 và 5?
28... chia hết cho cả 3 và 5?
Bài tập3:
Một ô tô di từ A đến B với vận tốc 48 km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô khác đi từ B
về A với vận tốc 54 m/giờ, sau 2 giờ hai xe gặp nhau. Tính quãng đường AB?
Bài tập4: (HSKG)
Một xe máy đi từ B đến C với vận tốc 36 km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô đi từ A cách B 45 km đuổi theo xe máy với vận tốc 51 km/giờ. Hỏi sau bao lâu ô tô đuổi kịp xe máy?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải :
a) Khoanh vào A
b) Khoanh vào A
c) Khoanh vào C
Đáp án:
a) 2; 5 hoặc 8
b) 8
c) 0
d) 5
Lời giải:
Tổng vận của hai xe là:
48 + 54 = 102 (km/giờ)
Quãng đường AB dài là:
102 2 = 204 (km)
Đáp số: 204 km
Lời giải:
Hiệu vận tốc của hai xe là:
51 – 36 = 15 (km/giờ)
Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:
45 : 15 = 3 (giờ)
Đáp số: 3 giờ.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiếng việt: Thực hành LUYỆN TẬP VỀ CÂU.
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về phân môn luyện từ và câu giữa học kì hai.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1:
Đặt 3 câu ghép không có từ nối?
Bài tập2:
Đặt 3 câu ghép dùng quan hệ từ.
Bài tập 3 :
Đặt 3 câu ghép dùng cặp từ hô ứng.
Bài tập 4 : Thêm vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép trong các ví dụ sau :
a/ Tuy trời mưa to nhưng ...
b/ Nếu bạn không chép bài thì ...
c/ ...nên bố em rất buồn.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn
bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Ví dụ:
Câu 1 : Gió thổi, mây bay
Câu 2 : Mặt trời lên, những tia nắng ấm áp chiếu xuống xóm làng.
Câu 3: Lòng sông rộng, nước trong xanh.
Ví dụ:
Câu 1 : Trời mưa to nhưng đường không ngập nước.
Câu 2 : Nếu bạn không cố gắng thì bạn sẽ không đạt học sinh giỏi.
Câu 3 : Vì nhà nghèo quá nên em phải đi bán rau phụ giúp mẹ.
Ví dụ:
Câu 1 : Trời vừa hửng sáng, bố em đã đi làm.
Câu 2 : Mặt trời chưa lặn, gà đã lên chuồng.
Câu 3 : Tiếng trống vừa vang lên, các bạn đã có mặt đầy đủ.
Ví dụ:
a/ Tuy trời mưa to nhưng Lan đi học vẫn đúng giờ.
b/ Nếu bạn không chép bài thì cô giáo sẽ phê bình đấy.
c/ Vì em lười học nên bố em rất buồn.
- HS chuẩn bị bài sau.
Khoa học Tiết 56 SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I – Mục tiêu : Sau bài học, HS biết :
_ Xác định quá trình phát triển của một số côn trùng (bướm cải , ruồi , gián).
_ Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng .
_ Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối , hoa màu & đối với sức khoẻ con người .
II – Chuẩn bị: Hình trang 114,115 SGK .SGK.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
II – Kiểm tra bài cũ :“Sự sinh sản của động vật”
_ Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con ?
_ Đa số động vật được chia thành mấy nhóm ? Đó là những giống nào ?
- Nhận xét,ghi điểm
III – Bài mới :
1 – Giới thiệu bài : “ Sự sinh sản của côn trùng”
2 – Hoạt động :
a) Hoạt động 1 : - Làm việc với SGK .
_GV yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3, 4.,5 trang114SGK, mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm.
+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải?
+Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất ?
+Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối vớicây cối hoa màu
GV theo dõi nhận xét.
* Kết luận:
b) Hoạt động 2 :.Quan sát & thảo luận
- So sánh tìm ra được sự giống nhau & khác nhau giữa chu trình sinh sản của ruồi và gián .
- Nêu được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng .
- Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện pháp tiêu diệt chúng
GV chữa bài.
* Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng
IV – Củng cố,dặn dò :
-GV yêu cầu HS viết sơ đồ vòng đời của một loài côn trùng vào vở.
- Nhận xét tiết học .
- Đọc trước bài sau : “ Sự sinh sản của ếch “
-2 HSTB,K trả lời .
- HS nghe .
- HS nghe
- Các nhóm làm theo hướng dẫn của GV
_Cả nhóm cùng thảo luận và trả lời :
+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải.
+ Ở giai đoạn bướm phát triển thành sâu.
+Trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp:bắt sâu, phun thuốc trừ sâu diệt bướm…
- Sâu ăn lá rau để lớn. Hình 2a,2b,2c cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau & gây thiệt hại nhất
-Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm, …
_Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn SGK
_ Đại diện từng nhóm trình bày két quả của nhóm mình.
HS nghe .
_ HS viết sơ đồ vòng đời của một loài côn trùng vào vở.
_HS nghe
HS xem bài trước .
File đính kèm:
- G A L 5 2 BUOITUAN 28 TUAN DL.doc