A. MỤC TIÊU:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng ca ngợi, tự hào.
- Hiểu: + Các từ ngữ: làng Hồ, tranh tố nữ, thuần phác,.
+ Nội dung: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
- Giáo dục học sinh ý thức quý trọng và giữ gìn những nét văn hóa của dân tộc.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc. Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc.
+ HS: Tranh ảnh sưu tầm, SGK.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 27 Trường Tiểu học Gio An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ hoặc từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp, giải thích mối quan hệ nội dung giữa các câu, đoạn.
- Một số HS làm phiếu to đính bảng, trình bày.
+ Đoạn 1: nhưng nối câu 3 với câu 2.
+ Đoạn 2: vì thế nối câu 4 với câu 3; nối đoạn 2 với đoạn 1.
+ Đoạn 3: nhưng nối câu 6 với câu 5; nối đoạn 3 với đoạn 2.
+ Đoạn 4: đến nối câu 8 với câu 7; nối đoạn 4 với đoạn 3.
+ Đoạn 5: đến nối câu 11 với câu 9, câu 10; sang đến nối câu 12 với câu 9, câu 10, câu 11.
+ Đoạn 6: nhưng nối câu 13 với câu 12; nối đoạn 6 với đoạn 5; mãi đến nối câu 14 với câu 13.
+ Đoạn 7: đến khi nối câu 15 với câu 14; nối đoạn 7 với đoạn 6; rồi nối câu 16 với câu 15.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS làm bài cá nhân, 1 em lên gạch dưới từ nối dùng sai và chữa lại.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Nêu lại ghi nhớ.
ĐẠO ĐỨC: EM YÊU HÒA BÌNH (T2)
A. MỤC TIÊU:
- Nêu được những điêu tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.
* HS khá, giỏi: + Biết được ý nghĩa của hòa bình.
+ Biết được trẻ em có quyền sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với trẻ em.
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các HĐ bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh ở Việt nam và trên thế giới.
- Yêu hòa bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hòa bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hòa bình, gây chiến tranh.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của thiếu nhi Việt Nam và thế giới.
- Bài hát, thơ, truyện, vẽ tranh về “Yêu hòa bình”.
C. CÁC HĐ DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. BÀI CŨ:
? Nêu các hoạt động em có thể tham gia để góp phần bảo vệ hòa bình?
- GV nhận xét, ghi điểm.
II. BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
2.Giảng bài:
Hoạt động 1:Giới thiệu các tư liệu sưu tầm.
*Mục tiêu: Học sinh biết được các hoạt động bảo vệ hòa bình của của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu thêm 1 số tranh, ảnh, băng hình.
- GV kết luận:
+ Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
+ Chúng ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
Hoạt động 2: Vẽ Cây hòa bình.
*Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại nhận thức về giá trị của hòa bình và những việc làm để bảo vệ hòa bình.
*Cách tiến hành:
- Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ cây hòa bình ra giấy to.
+ Rể cây là các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tinh thần hòa bình trong sinh hoạt cũng như trong cách ứng xử hàng ngày.
+ Hoa, quả, lá cây là những điều tốt đẹp mà hòa bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung.
- GV nhận xét, khen những nhóm vẽ tốt.
Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề "Em yêu hòa bình".
*Mục tiêu: Củng cố bài.
*Cách tiến hành:
- GV quán xuyến lớp.
- Giáo viên nhận xét, nhắc nhở học sinh tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình.
3.Dặn dò:
- Thực hành những điều đã học.
- Chuẩn bị: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS nêu.
- Trình bày trước lớp và giới thiệu các tranh, ảnh, băng hình,bài báo về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được.
- Các nhóm vẽ tranh.
- Từng nhóm giới thiệu tranh của mình.
- Các nhóm khác hỏi và nhận xét.
- HS treo tranh và giới thiệu tranh trước lớp.
- Cả lớp xem tranh nêu câu hỏi hoặc bình luận.
- Học sinh trình bày các bài thơ, bài hát, tiểu phẩm …về chủ đề "Em yêu hòa bình".
- HS lắng nghe.
KHOA HỌC: (Chiều) CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT.
A. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
- Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.
+ Nêu được điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt.
- Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hình vẽ trong SGK.
- HS: Chuẩn bị theo cá nhân: Hạt ươm khoảng 3 – 4 ngày trước khi đem đến lớp.
C. CÁC HĐ DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. BÀI CŨ:
? Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió?
II. BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
2.Giảng bài:
Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt.
*Mục tiêu: HS quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm:
+ Tách hạt đã ươm ra làm đôi, chỉ ra vỏ, phôi, chất dinh dưỡng.
- GV nhận xét, chốt lại.
- GV nhận xét, kết luận: Hạt gồm vở, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
- Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
Hoạt động 2: Thảo luận.
Mục tiêu:- HS nêu được điều kiện nảy mầm của hạt.
- Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu:
+ Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
+ Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
+ Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- Giáo viên tuyên dương nhóm có 100% các bạn gieo hạt thành công.
Kết luận:Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh)
Hoạt động 3: Quan sát.
Mục tiêu:Học sinh nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận nào của cây mẹ?
- Nhận xét tiết học .
- 1HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều khiển các nhóm làm theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày – Lớp NX.
- Các nhóm quan sát hình 2 - 6 , đọc SGK(108) để làm bài tập.
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2 - b, 3 - a, 4 - e, 5 - c, 6 - d.
- Nhóm trưởng điều khiển làm việc.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận và gieo hạt cho nảy mầm của nhóm mình.
- 2HS ngồi cạnh nhau quan sát hình 7/109 SGK, chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
HÁT NHẠC: (Chiều) ÔN TẬP BÀI HÁT: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 8
A. MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
- Biết đọc bài TĐN số 8
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Vẽ tranh minh họa cho câu chuyện.
- Giới thiệu về tác phẩm của Bét-tô-ven.
C. CÁC HĐ DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. BÀI CŨ:
II. BÀI MỚI:
* Hoạt động 1: Ôn tập.
- Học sinh hát kết hợp gõ đệm.
Đoạn 1.
Đoạn 2.
- hướng dẫn học sinh trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm.
- Học sinh hát kết hợp vận động.
- Hướng dẫn học sinh trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
* Hoạt động 2: TĐN số 8
- Giới thiệu bài TĐN:
Giáo viên treo tranh bài TĐN số 8.
- Tập nói tên nốt nhạc:
Học sinh nói tên nốt ở khuông thứ nhất.
Giáo viên chỉ từng nốt ở khuông 2, cả lớp đồng thanh.
- Luyện tập cao độ:
Học sinh nói tên nốt trong bài.
Giáo viên đàn các nốt nhạc.
- Luyện tập tiết tấu.
Giáo viên gõ tiết tấu làm mẫu.
Giáo viên bắt nhịp 2-3.
- Tập đọc từng câu:
Giáo viên đàn giai điệu cả bài.
Giáo viên đàn giai điệu câu 1:3 lần.
Cho học sinh xung phong đọc.
- Tập đọc cả bài.
Giáo viên đàn giai điệu cả bài.
- Ghép lời ca:
Giáo viên đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc, đồng thời nửa lớp kia ghép lời. Tất cả gõ phách.
4.Củng cố:
- Hôm nay thầy hướng dẫn các em học bài gì? TĐN số mấy?
- Nhận xét.
5. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài hát và TĐN.
- Xem bài tiếp theo.
- Gõ theo phách.
- Gõ 2 âm sắc.
- 2 đến 3 học sinh xung phong trình bày bài hát.
- Cả lớp tập hát kết hợp vận động.
- Học sinh nói tên nốt nhạc ở khuông 1.
- Nói tên nốt nhạc.
- Đô-Rê-Mi-Pha-Son-La-Si.
- Học sinh đọc hòa theo.
- Học sinh xung phong gõ lại.
- Cả lớp cùng gõ tiết tấu.
- Học sinh nhẩm theo.
- Học sinh đọc.
- Học sinh đọc hòa theo, vừa đọc, vừa gõ tiết tấu.
- Học sinh xung phong đọc.
- Học sinh tập ghép lời.
- Cả lớp hát và gõ phách.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh ghi nhớ.
KĨ THUẬT: LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (T1)
A. MỤC TIÊU:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- GV: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn,bộ lắp ghép mô hình kĩ thật.
C. CÁC HĐ DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. BÀI CŨ:
? Nêu các bước lắp xe ben?
II. BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
2.Gỉng bài:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu mấy bay trực thăng lắp sẵn.
? Để lắp được máy bay trực thăng theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó?
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác KT.
a.Hướng dẫn chọn các chi tiết.
- GV nhận xét, bổ sung.
b.Lắp từng bộ phận.
+Lắp thân và đuôi máy bay H2.
? Cần chọn những chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?
- GV hdẫn lắp thân và đuôi máy bay.
+ Lắp sàn ca bin và giá đỡ H3.
? Để lắp sàn ca bin và giá đỡ em cần chọn những chi tiết nào?
+ Lắp ca bin H4.
+ Lắp cánh quạt H5.
+ Lắp càng máy bay H6.
c. Lắp ráp máy bay trực thăng.
- GVHD lắp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.
- GV hướng dẫn HS tháo rời từng bộ phận.
3.Dặn dò:
- Về xem lại các bước trong SGK để giờ sau thực hành.
- 1HS nêu.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- HS quan sát và trả lời:
+ Cần lắp 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay, sàn ca bin và giá đỡ, ca bin, cánh quạt, càng máy bay.
- HS chọn các chi tiết, xếp vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
- HS trả lời các câu hỏi do GV đưa ra.
+ 4 tấm tam giác, 2 thanh 11 lỗ, 2 thanh 5 lỗ, 1 thanh 3 lỗ, 1 thanh chữ U ngắn.
- HS quan sát Gv lắp – 1HS lên làm lại.
+ Chọn tấm nhỏ, tấm chữ L, thanh chữ U dài.
- HS quan sát GV hướng dẫn và thực hành lại.
- HS theo dõi và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS tháo và xếp gon vào hộp.
- HS lắng nghe.
File đính kèm:
- Tuan27.doc