Một số tình huống sư phạm và cách giải quyết

Câu 1 : Trong giờ học khi cô giáo đang giảng bài thì ở dưới lớp một số em nói chuyện riêng, không nghe lời cô giảng. Cô giáo đã nhắc một lần, hai lần nhưng tình trạng vẫn vậy.

 Nếu là cô giáo đó bạn sẽ sử lý như thế nào ?

Gợi ý:

-Trong lúc giảng, thỉnh thoảng hãy dừng lại một chút và hỏi xem các em có hiểu không, có nắm được không, chổ nào chưa rõ có thể thắc mắc sẽ được giải đáp ngay. Sự thân thiện sẽ giúp hs chú ý hơn và không gây mất trật tự.

- Đa số hs đều sợ phụ huynh. Vì vậy hãy dọa (hoặc làm thật) là gọi báo với phụ huynh rằng em lơ là việc học, chỉ lo nói chuyện riêng.

-Những lúc đó mình dừng ngay việc giảng bài và đứng nhìn em học sinh đó.

Câu 2. Cô giáo chuẩn bị giáo án rất kỹ, có mời BGh đến dự, dặn HS học ôn lại bài cũ ở nhà. nhưng khi dự giờ, cô hỏi thì ko một HS nào giơ tay.

Nếu là bạn thì bạn sẽ xử lý sao?

Gợi ý:

-Tóm lại, nên đặt câu hỏi từ thấp đến cao để tạo cơ hội cho tất cả học sinh có thể có câu trả lời, nên giúp các em tự tin trong học tập.

-Nên cảm ơn, khích lệ sự đóng góp của các em tích cực một cách tự nguyện của các em trong việc giơ tay.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số tình huống sư phạm và cách giải quyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bạn vào lớp, xin lỗi các em về việc mình đã đến muộn. Đồng thời cũng nhẹ nhàng nhắc nhở học sinh về thái độ vừa rồi và nhanh chóng bắt đầu bài giảng. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 11: Hồi trống báo hiệu sau giờ ra chơi học sinh vào lớp học, tiết học tiếp nối bài học mới chỉ bắt đầu được vài phút thì một em học sinh đứng lên thất thanh: “Thưa ưa ưa cô em bị mất tiền. Em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi em vào thì đã không thấy đâu". Cả lớp nhốn nháo, em học sinh không ngừng khóc. Vào hoàn cảnh lúc đó bạn sẽ làm gì? .. Gợi ý: -Bạn ân cần nói với học sinh cứ bình tĩnh ngồi xuống tiếp tục học. Sau đó bạn cố gắng kết thúc bài sớm, dành ra 10 - 15 phút để giải quyết vấn đề của em. Bạn sẽ dùng lời lẽ nghiêm khắc nhưng ân cần để thuyết phục em học sinh nào đã trót lấy tự giác trả lại cho bạn. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 12: Hải. là một học sinh bướng bỉnh nhất lớp mà hầu như giáo viên nào cũng biết tiếng. Trong giờ Toán, thầy giáo. đang say sưa giảng bài (về một vấn đề khó của chương trình), cả lớp đang chú ý lắng nghe. Riêng Hải ngồi dưới cứ khi nào thầy quay mặt lên bảng là lại trêu chọc mấy bạn bên cạnh rồi tủm tỉm cười một mình. Bất chợt thầy quay xuống thấy Hải đang cười, trêu bạn, thầy giáo nghiêm khắc: - Hải., em đứng dậy và nhắc lại thầy vừa nói gì? Hải. đứng dậy và nhanh nhảu đáp: - Thưa thầy thầy vừa nói :”Hải., em đứng dậy và nhắc lại thầy vừa nói gì” ạ. Cả lớp cười ồ lên, còn thầy giáo thì đỏ mặt tía tai. Vào “tình cảnh” này của theo bạn sẽ làm gì? .. Gợi ý: - Bạn bình tĩnh nhìn thẳng vào em học sinh và yêu cầu em nhắc lại vấn đề bạn đang giảng. Nếu em tỏ ra lúng túng và không trả lời được thì bạn phải có sự nhắc nhở thật nghiêm khắc. Câu 13: Bạn đang say sưa giảng bài thì một học sinh đi học muộn xin vào lớp làm cắt ngang bài giảng của bạn. Lúc này giờ học đã bắt đầu được 15 phút. Bạn bực mình vì bị mất hứng. Vậy bạn xử lý như thế nào? .. Gợi ý: - Nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp, tiếp tục giảng bài bình thường rồi hết tiết học mới gọi học sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồi nhắc nhở. .. Câu 14: Gần đây bạn phát hiện trong lớp bạn chủ nhiệm đang có lời bàn ra tán vào của học sinh về trường hợp bạn H “học thì chẳng ra gì mà môn (Toán) Thầy cho bạn H toàn 8, 9 điểm”. Trong khi các bạn khác “phấn đấu chật vật cũng chỉ được 6, 7 điểm là cùng”. Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn phải làm gì để “trấn an” dư luận này của học sinh? .. Gợi ý: - Trong buổi sinh hoạt cuối tuần bạn thẳng thắn đưa ra vấn đề này và đề nghị các em nói trực tiếp, không bàn tán sau lưng. Sau đó tuỳ tình hình bạn sẽ tìm cách xử lý. -Phê bình học sinh trong lớp đã có hiện tưởng không đoàn kết, nói xấu bạn và thầy giáo. -Gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh học khá giỏi và có uy tín trong lớp để xác minh hiện tượng này. Sau đó bạn sẽ quyết định cách xử lý để đảm bảo tính công bằng trong lớp học. ..Câu 15: GVCN lớp bận việc đột xuất nên nhờ thầy N – giáo viên trong đơn vị dạy thay một tiết cuối. Suốt cả tiết dạy, trên bảng thầy giảng mặc thầy, dưới lớp nhiều em học sinh nói chuyện, làm việc riêng, bàn tán rồi cùng nhau cười khúc khích. Giận dỗi, thầy N bỏ ra khỏi lớp sớm 6 phút. Chẳng may trong 6 phút đó có hai em nghịch ngợm trong lớp đã trêu nhau dẫn đến đánh lộn khiến cả lớp học náo loạn cả lên. Vào tình huống của giáo viên N bạn sẽ xử lý ra sao? .. Gợi ý: Bạn quay lại lớp ổn định tình hình và tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao các em mất trật tự trong giờ học, lại còn gây lộn, đánh nhau. Đồng thời cũng nhận khuyết điểm đã bỏ về khi tiết học chưa kết thúc dẫn đến tình trang nhốn nháo trên. ..Câu 16: Khi bước vào dạy tiết 2, bạn nhìn thấy bảng chưa lau và mấy mẩu giấy vụn còn nằm rải rác trên nền lớp học, bạn gọi một học sinh ngồi ở đầu bàn trên cùng lên xóa bảng và nhặt những mẩu giấy vụn đó đi. Nhưng vừa dứt lời thì em học sinh đó đứng lên và nói: “Thưa cô, em không vứt giấy ra lớp và hôm nay cũng không phải đến phiên em trực nhật”. Nói xong, học sinh đó ngồi xuống. Trong tình huống đó, bạn sẽ phản ứng thế nào? .. Gợi ý: - Bạn sẽ nói rằng: “Vậy thì em có thể làm giúp cô được không?” Sau đó bạn nên khen ngợi em học sinh đó đồng thời nhắc nhở người trực nhật lần sau rút kinh nghiệm. ..Câu 17:Có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường. Ban giám hiệu yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải đưa em đó về tận nhà để nói chuyện với bố mẹ. Nhưng khi chưa kịp để giáo viên trình bày xong, bố của em học sinh đó đã đứng dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm “xấu mặt” gia đình. Vào địa vị của người giáo viên chủ nhiệm này, bạn xử lý sao đây? .. Gợi ý: - Bạn can thiệp không cho người bố tiếp tục đánh học sinh đó. Đồng thời bạn dùng những lời lẽ giải thích cho vị phụ huynh hiểu đó không phải là cách giáo dục hay và yêu cầu gia đình cùng phối hợp với nhà trường để giáo dục em. ...Câu 18:Một học sinh sắp bị đưa ra xét ở Hội đồng kỷ luật. Phụ huynh là người có chức vị chủ chốt ở địa phương đến đề nghị bạn với tư cách là giáo viên chủ nhiệm xin với Hội đồng kỷ luật chiếu cố và “cho qua”. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn ứng xử thế nào với vị phụ huynh đó? .. Gợi ý: . -Tóm tắt lại khuyết điểm trầm trọng mà học sinh vi phạm. Đề nghị gia đình cùng thống nhất với giáo viên chủ nhiệm đánh giá mức độ vi phạm và biện pháp kỷ luật cần thiết, coi đó là biện pháp giáo dục để em học sinh có dịp “tỉnh ngộ” rút kinh nghiệm và sửa chữa khuyết điểm. ...Câu 19:Đầu giờ vào lớp diễn ra cảnh tượng: Em đứng, em ngồi nhốn nháo gây mất trật tự thậm chí có nhiều em không biết cả sự có mặt của giáo viên trong lớp. Hãy xử sự tình huống trên như thế nào để ổn định được lớp một cách nhanh chóng? .. Gợi ý: . Vời thái độ nghiêm túc GV đứng trên bục giảng mắt nhìn thẳng về phía HS và chờ cho đến khi cả lớp ổn định xong trật tự mới chào HS và cho các em ngồi. Sau đó mời cán sự lơp nhắc lại nội quy nhà truờng cho cả lớp cùng nghe. Sau đó mời một HS nêu thử những tác hại của việc không thực hiện nội quy giờ học. GV chốt lại và đề nghị cả lớp thực hiện nghiêm túc nội quy lớp học và không tái diễn lại nữa. ...Câu 20: Một lần do đồng nghiệp của bạn bị ốm phải nghỉ dạy, bạn được phân công dạy thay. Sau khi kết thúc bài giảng, bạn hỏi các em: “Thầy dạy thế các em có hiểu bài không?”. Các em trả lời: “Thầy dạy hay lắm ạ. Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả. Hay là thầy dạy luôn lớp em đi ạ”. Vào tình huống này bạn trả lời ra sao? .. Gợi ý: . -Giải thích cho các em hiểu mỗi người có một phương pháp dạy riêng, không nên phê phán cô A. dạy không hay. ... Câu 21: Trong khi chấm bài kiểm tra viết cho học sinh, bạn phát hiện có hai bài giống nhau từng chữ. Bạn xử lý thế nào ? ..Gợi ý: . -Bài bình thường và nêu chung chung rằng có hiện tượng chép bài của nhau trong lớp. Bạn không nêu tên hai em những sau đó sẽ gặp riêng hai em để tìm hiểu nguyên nhân và nhắc nhở ...Câu 22: Trong một lần trả bài kiểm tra lớp  của thầy Việt, có một học sinh đứng lên thắc mắc với thầy về kết quả điểm thầy chấm với lý do: “Bài của em làm giống hệt bài của bạn Thắng, sao bạn ấy lại được điểm 8 mà em chỉ được có 5?”. Đặt vào tình huống của thầy Việt, bạn xử lý ra sao? ..Gợi ý: . +Yêu cầu em đó ngồi xuống bình tĩnh xem lại bài của mình. Sau đó bạn có thể thu lại hai bài làm đó để xem xét cho kỹ. Nếu thực sự đã có sai sót, bạn thành thật xin lỗi trước các em và hứa chấm lại bài cho em đó. +Nếu sau khi kiểm tra thấy mình đã làm đúng thì nên giải thích cặn kẽ cho em đó hiểu về kết quả của mình. + Nhưng trấn tĩnh lại mình, bạn sẽ quả quyết rằng mình đã chấm kỹ rồi và không thể có sai sót. Tự tin là tốt nhưng đôi khi quá tin tưởng vào sự cẩn thận của mình lại chưa chắc đã phải là cách ứng xử hay, nhất là trong tình huống này. Bạn đã chấm bài với tinh thần trách nhiệm cao nhưng có ai dám chắc rằng phải chấm nhiều bài của lớp bạn sẽ không bao giờ nhầm? Chính vì thế kiểm tra lại một cách cẩn thận trong mọi tình huống là điều không bao giờ thừa. +Trước thái độ phản ứng của học sinh, bạn không thể trả lời cho qua chuyện mà phải có sự phân tích cặn kẽ. +Tốt nhất trong tình huống này để có thời gian kiểm chứng lại lời nói của em học sinh đó, bạn nên hẹn em đến cuối giờ sẽ thu bài để xem lại. Khi đối chiếu hai bài và nhận ra sự thiếu sót của mình (một sự chênh lệch không nhỏ: giữa 5 điểm và 8 điểm) bạn phải lập tức nhận lỗi về mình và chấm lại bài cho học sinh. Còn nếu đã kiểm tra kỹ và hoàn toàn chắc chắn về kết quả mình chấm là chính xác, bạn cũng nên nhẹ nhàng giải thích cho em đó hiểu. +Với thái độ thẳng thắn và đúng mực, chắc chắn những đánh giá của bạn về kết quả học tập sẽ được các em tin tưởng và trân trọng, vì nó thể hiện trách nhiệm và tâm huyết của người thầy. ...Câu 23:Trong giờ dạy, GVCN phát hiện ra một học sinh ở cuối lớp hay ngáp vặt và có vẻ rất mệt mỏi. GVCN nghi ngờ là em đó có thể mắc nghiện ma túy. Nếu trong trường hợp này bạn xử lý thế nào? ..Gợi ý: . - Giáo viên xuống lớp, nhẹ nhàng hỏi học sinh đó vì sao có vẻ mệt mỏi và động viên em chú ý đến bài giảng Sau đó vẫn tiếp tục chú ý đến học sinh đó, nếu biểu hiện này diễn ra thường xuyên thì phải có cách xử lý kiên quyết hơn. ...Câu 24: Trong lúc bạn đang giảng bài , có một học sinh cạnh bên đứng lên. -Thưa cô , bạn Vân tiêư chảy trong quần ạ.. -Cả lớp nhốn nháo. Bịt chặt mũi , thói quá cô ơi. Theo anh (chị) sẽ xử lý như thế nào? ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Gợi ý: -GV ngưng giảng bài, yêu cầu lớp không được ồn ào, tránh làm ảnh hưởng lớp cạnh bên. -GV hướng dẫn HS đó ra nhà vệ sinh, để tự vệ sinh cá nhân, cho 1 HS khác đưa bạn về nhà. -GV nhờ HS trong lớp mượn dụng cụ xách nước , dội, rửa sạch sẽ. -Sau đó GV nhanh chóng ổn định tổ chức và quay lại tiết học bị gián đoạn lúc nãy.

File đính kèm:

  • docTINH HUONG SU PHAM..doc
Giáo án liên quan