Giáo án Lớp 5 Tuần 27 - Phạm Thị Dung Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 - Đọc lưu loát toàn bài,biết nhấn giọng ở một số từ ngữ cần thiết , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ giữa các cụm từ và các dấu câu, đọc đúng các từ: lành mạnh, trồng trọt , chăn nuôi, lợn ráy, trang trí, lá tre.

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào

 - Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.( trả lời được các câu hỏi SGK1,2,3, câu 4 học sinh K-G trả lời)

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 GV: Tranh minh họa bài đọc SGK .

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 27 - Phạm Thị Dung Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài toán2: - 1 HS nêu yêu cầu bài toán và cách thực hiện. - HS làm bài vào giấy nháp; 1 HS (K- G) lên bảng thực hiện.( Yêu cầu HS đổi kết quả số đo thời gian về cách nói thông thường 1 giờ 10 phút ) - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng. HS (TB-Y) nhắc lại cách thực hiện. * HĐ2: Thực hành. +Bài 1: SGK. - GV treo bảng phụ ghi bài tập 1 ; 1HS nêu yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi. - HS làm bài cá nhân, 4 HS lên bảng làm . Gọi 1 số học sinh nêu kết quả. - HS , GV nhận xét kết quả . HS ( TB-Y) nhắc lại cách thực hiện. +Bài 2: SGK - HS nêu yêu cầu bài tập. cả lớp theo dõi. - HS làm việc cá nhân, 2 Học sinh lên bảng làm . - HS , GV nhận xét. +Bài 3: SGK.( HS K-G) 3/ Củng cố dặn dò: - 2 HS nhắc lại qui tắc tính thời gian. - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. Khoa học Cây con có thể mọc lên Từ một số bộ phận của cây mẹ I/ Mục tiêu: Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá , rễ của cây mẹ. II/ Đồ dùng dạy học + Phóng to hình 110, 111 SGK + Vài ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng... III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Bài cũ: 2/ Bài mới: Giới thiệu bài. *HĐ1: Quan sát. Mục tiêu: Giúp HS : + Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau. + Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. Cách tiến hành : - HS làm việc theo nhóm 5. Các nhóm quan sát hình vẽ, kết hợp quan sát vật thật các em mang đến lớp để : + Tìm chồi trên vật thật (hoặc hình vẽ: ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng... + Nêu cách trồng của mỗi loại. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét kết luận. KL: ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. * HĐ 2: Thực hành. Mục tiêu: HS thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ. Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS thực hành ở vườn trường. - Chia lớp thành 3 nhóm, phân khu vực cho từng nhóm. - HS thực hành trồng, GV quan sát hướng dẫn. - Kiểm tra đánh giá, nhận xét. 3/Củng cố – Dặn dò: - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Địa lí châu mĩ I/ Mục tiêu: - Mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới. - Nêu được đặc điểm về địa hình khí hậu. - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ , lược đồ để nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ. - HS K –G giải thích nguyên nhân châu Mĩ có nhiều đới khí hậu, quan sát bản đồ và , lượ đồ nêu được khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ, nhiệt đới ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhát ở châu Mĩ, dựa vào lược đồ trống ghi tên các đại dương giáp với châu Mĩ. II/ Đồ dùng dạy học Giáo viên: - Bản đồ thế giới. Bản đồ tự nhiên châu Mĩ. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Bài cũ : 2/ Bài mới: Giới thiệu bài(dùng lời) * HĐ 1: Vị trí địa lí và giới hạn châu Mĩ. - GV treo bản đồ thế giới, HS làm việc nhóm 4 quan sát bản đồ kết hợp với lược đồ SGK trả lời câu hỏi mục 1 SGK. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - 2,3 HS ( K-G) lên chỉ vị trí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ. - GV nhận xét kết luận, HS (TB-Y) nhắc lại. KL: Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây, bao gồm : Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ 2 trong các châu lục trên thế giới. * HĐ2: Đặc điểm tự nhiên châu Mĩ. - HS quan sát hình 1,2 kết hợp đọc SGK thảo luận theo 3 nhóm theo các câu hỏi gợi ý: ? Nêu tên và chỉ trên hình 1 : Các dãy núi cao ở phía tây ; hai đồng bằng lớn ; hai con sông lớn ; các dãy núi và cao nguyên. - Đại diện các nhóm trả lời trước lớp, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - 2,3 HS (K- G) lên chỉ trên bản đồ tự nhiên châu Mĩ vị trí của những dãy núi, đồng bằng và sông lớn. - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng; HS (TB-Y) nhắc lại. KL: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông : Núi cao nằm dọc theo bờ biển phía tây, trung tâm là các đồng bằng, phía đông là các cao nguyên và núi thấp. * HĐ3 : Khí hậu châu Mĩ. - HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi sau : + Châu Mĩ có những đới khí hậu nào ?(HS TB – K: … có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới). + Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu ? ( HS : K- G :Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam) - Gọi lần lượt HS trả lời. HS, GV nhận xét bổ sung. KL: Châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới. 3/Củng cố dặn dò: - GV hệ thống bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Thứ 6 ngày 12 tháng 3 năm 2010 Toán Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp Học sinh : - Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường. - Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc, quãng đường. - Các bài tập cần làm: BT1;2;3. - Bài tập 4 dành cho HS K-G II/ Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ : 2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời ) * HĐ1: Thực hành . +Bài 1: SGK - GV treo bảng phụ ghi bài tập; 1 HS nêu yêu cầu bài tập và công thức tính thời gian. - HS làm việc cá nhân, 4 HS lên bảng làm trên bảng phụ. - Gọi 1 số HS nêu kết quả. - HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. - 2,3 HS (TB-Y) nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động. KL: Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính thời gian của một chuyển động. +Bài 2: SGK. - 1 HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi. - HS làm việc cá nhân , 1 HS lên bảng làm. GV quan tâm giúp đỡ HS yếu. - HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. ( Đổi 1,08 m = 108 cm. Thời gian ốc sên bò hết quãng đường : 108 : 12 = 9 phút ) - Yêu cầu HS (TB-Y) nhắc lại cách tính. + Bài tập 3 : - 1 HS đọc yêu cầu bài 3. cả lớp theo dõi. - HS làm việc cá nhân , 1 HS (K-G) lên bảng làm. GV quan tâm giúp đỡ HS yếu. ( Lưu ý HS đổi kết quả thời gian về cách nói thông thường ) - HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. - Yêu cầu HS (TB-Y) nhắc lại cách tính. + Bài tập 4 : SGK.( HS K- G) 3/ Củng cố dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. Luyện từ và câu Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối I/ Mục đích, yêu cầu: - Hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối, tác dụng của phép nối.Hiểu và nhận biết đượcnhững từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu có sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu ; thực hiện được yêu cầu cuae các BT ở mục III . II/ Đồ dùng dạy học. GV:- Bảng phụ viết đoạn vă bài tập 1 ( phần nhận xét ) - Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to phô tô đoạn văn bài Qua những mùa hoa. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu 1/ Bài cũ: 2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời ) * HĐ1: Phần nhận xét Bài tập1: SGK. - HS đọc yêu cầu bài tập 1. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS trao đổi theo cặp trả câu hỏi SGK. - Gọi 1 số HS trình bày kết quả, HS cả lớp nhận xét bổ sung. ( Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo. Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2.) GVKL: Các từ ngữ in đậm ở trên có tác dụng liên kết các câu trong đoạn văn với nhau nó được gọi là từ nối. Bài tập 2: SGK. - HS làm bài cá nhân . - Gọi 1 số HS (K-G) lần lượt trình bày kết quả. HS,GV nhận xét kết luận. KL: Các từ ngữ tìm được có tác dụng nối các câu trong bài. - HS (K- G) rút ra ghi nhớ (SGK), HS (TB-Y) nhắc lại. - 3, 4 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. * HĐ2: Luyện tập +Bài tập 1:SGK - Yêu cầu 1HS đọc nội dung của bài tập và đoạn văn, cả lớp theo dõi. - HS thảo luận làm bài theo nhóm 4 vào giấy khổ to. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả; các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng. ( Các từ nối lần lượt trong đoạn văn: nhưng; vì thế; rồi; nhưng; rồi; đến; đến; sang đến; mãi đến; đến khi; rồi.) - 2,3 HS (TB-Y) nhắc lại. +Bài tập 2: SGK - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và mẩu chuyện. - HS làm bài cá nhân. 2HS (K) lên bảng làm. GV quan tâm HS yếu. - Gọi lần lượt 1 số HS nêu từ dùng sai và từ thay thế. - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.( Thay từ nhưng bằng các từ: vậy, vậy thì, thế thì, nếu vậy, nếu thế thì.) - 2,3HS (TB-Y) đọc lại mẩu chuyện khi đã thay từ dùng sai. HĐ3: Củng cố – Dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Tả cây cối ( Kiểm tra viết ) I/ Mục tiêu HS viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần ( mở bài, thân bài, kết luận), đúng yêu cầu của đề bài ; dùng từ đặt câu đúng, diễ đạt rõ ý. II/ Đồ dùng dạy học. GV: - Tranh ảnh chụp một số loài cây trái, theo đề văn. III/ Các hoạt động dạy học. 1/Kiểm tra bài cũ: 2/Dạy bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài. - Giáo viên treo bảng phụ ghi 5 đề bài. - 1HS đọc đề và 1HS đọc gợi ý SGK. - GV nhắc nhở HS: Từ những gì các em đã quan sát, viết đoạn văn tả một bộ phận của cây. Em hãy viết thàmh bài văn hoàn chỉnh, cần sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hoá. * HĐ2: HS làm bài: HS thực hành viết bài, GV theo dõi. 3/Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau. Kĩ thuật Lắp máy bay trực thăng ( tiết 1) I/ Mục tiêu: Học sinh cần phải: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. máy bay lắp tương đối chắc chắn. II/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu máy bay trực thăng lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1/ Bài cũ. 2/ Bài mới: Giới thiệu bài:(dùng lời) *HĐ1: Quan sát nhận xét mẫu. - GV cho HS quan sát mẫu máy bay đã lắp sẵn. HS quan sát nhận xét. *HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. a/ Hướng dẫn chọn các chi tiết. - Gọi 2,3 HS lên bảng chọn đúng đủ các loại chi tiết theo bảng SGK. - HS, GV nhận xét bổ sung. b/ Lắp từng bộ phận. - Yêu cầu HS quan sát ( H.2-SGK) nêu tên và số lượng các chi tiết. - GV vừa hướng dẫn và thao tác lắp cho HS quan sát. - HS nhắc lại các bước thực hiện lắp thân và đuôi máy bay. c/ Lắp ráp máy bay trực thăng ( H.1- SGK). - Hướng dẫn HS lắp ghép các bộ phận theo các bước trong SGK. - Gọi 1,2 HS nhắc lại qui trình lắp ráp máy bay trực thăng. d/ Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. - Hướng dẫn HS tháo rời chi tiết theo qui trình ngược lại với lắp ráp. - HS thực hiện, GV kiểm tra, nhận xét. 3/Củng cố dặn dò.: Nhận xét tiết học, Dặn HS chuẩn bị bài sau

File đính kèm:

  • docTuan 27 - Dung NA1.doc
Giáo án liên quan