I.Mục đích yêu cầu :
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
-Hiểu ý nghĩa : Ca ngọi và biết ơn nhưngc nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK ).
II. Chuẩn bị: - Gv : Tranh SGK phóng to, sưu tầm một số tranh làng Hồ.
- HS : Xem trước bài trong sách.
III.Các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định : Nề nếp
2. Bài cũ : HS đọc bài trả lời câu hỏi
H. Hội thi nấu cơm ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ?
H. Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm?
H. Nêu nội dung chính?
3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
32 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 27 Năm 2009 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm hiểu đề làm bài vào vở.
- GV nhận xét bổ sung.
Giải:
10,5 km = 10500 m
Thời gian rái cá bơi được quãng đường dài10,5 km là:
10500 : 420 = 25 (phút)
Đáp số: 25 phút
-HS đọc đề tìm hiểu đề.
-Làm bài vào phiếu học tập.
-Một học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh nhắc lại.
-Học sinh tìm hiểu đề, làm bài vào vở.
1 học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh tìm hiểu đề, làm bài vào vở.
1 học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh tìm hiểu đề, làm bài vào vở.
1 học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
4. Củng cố - Dặn dò : H : Muốn tính thời gian làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Về học bài chuẩn bị : Luyện tập chung.
__________________________________________
TẬP LÀM VĂN
Tả cây cối (Kiểm tra viết )
I. Mục đích yêu cầu:
-Viết dược một bài văn tả cây cối đủ 3 phần( ( mở bài, thân bài, kết bài), đúng êu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
II. Chuẩn bị : Một số tranh ảnh minh họa nội dung kiểm tra
III. Hoạt động dạy và học :
Ổn định : Nề nếp
Bài cũ :Nhắc lại dàn ý bài văn tả cây cối?
Bài mới : Gtb - ghi đề bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Hướng dẫn chung
- Cho HS đọc 5 đề kiểm tra trong sgk
- GV giao việc :+ Các em chọn một trong 5 đề
+ Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề đã chọn
- GV gọi một số HS cho biết em đã chọn đề nào.
- GV giải đáp những thắc mắc của HS( nếu có ).
Hoạt động 2 : Học sinh làm bài
- GV nhắc lại cách trình bày bài .
- Cho HS làm bài vào vở , GV theo dõi
GV thu bài vào cuối giờ học
- 1 HS đọc to 5 đề bài, lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe
- 2-3 em nêu đề bài mình chọn
- HS lắng nghe
- Cả lớp làm bài
- Nộp bài vào cuối giờ
Củng cố - Dặn dò : GV nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV tới “Ôn tập”
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc được tham gia.
I. Mục đích yêu cầu :
-Tìm và kể được một số câu chuyện cĩ thật vêd truyền thống tơn sư trọng đạo của người VN hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cơ giáo.
-Biét trao đỏi với bạn bè về ý nghĩa câu chyện
II. Chuẩn bị : - GV : Một số tranh minh hoạ về tình thầy trò.
- HS : Xem trước truyện.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Bài cũ: HS lên kể lại chuyện đã nghe, đã đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: - Giới thiệu, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề.
-Gọi hai HS đọc đề bài.
H-Đề bài yêu cầu gì? (Kể chuyện)
H-Câu chuyện đó từ đâu? (chứng kiến hoặc được tham gia)
H-Câu chuyện đã nghe , đã đọc nói đến ai? (Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo, hoặc kĩ niệm về thầy cô giáo, qua đó thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo)
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện:
*Gọi HS đọc mục một, hai, ba SGK.
H-Kể những việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo?
H-Những kỉ niệm về thầy cô?
H-Nêu các nhân vật trong câu chuyện kể ?
-HS nêu tên câu chuyện mình chọn.
H-Các em chọn câu chuyện gì ? Ở đâu ?
Hướng dẫn kể :Gọi học sinh đọc lại mục 4.
H-Trước khi kể chuyện em phải làm gì? (Giới thiệu câu chuyện, nêu tên câu chuyện, nhân vật trong chuyện)
H-Sau khi giới thiệu câu chuyện ta cần làm gì? (kể diễn biến câu chuyện)
H Sau khi kể nội dung câu chuyện ta phải làm gì? (Nêu ý nghĩa của câu chuyện)
- Lưu ý học sinh khi kểû chuyện :giọng kể thong thả, rõ ràng; giọng kể phải phù hợp với từng nhân vật.
+Nêu các yêu cầu.
+Tập kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm bàn.
+Kể toàn bộ câu chuyện theo nhóm và nêu ý nghĩa câu chuyện.
-Tổ chức thi kể chuyện trước lớp :
+ Kể theo đoạn trước lớp; hs nghe kể - góp ý =>Theo dõi, góp ý.
+Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa của câu chuyện; hs nghe kể, đặt câu hỏi tìm hiểu, góp ý =>Theo dõi, nhận xét.
H-Nội dung câu chuyện có hay, mới và hấp dẫn không?
H-Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
H-Khả năng hiểu truyện của người kể?
-HS đọc lại đề bài.
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác bổ sung.
-HS đọc mục 1,2 ,3 SGK.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS nêu tên câu chuyện mình biết.
-HS nêu tên câu chuyện mình kể và nguồn gốc câu chuyện.
-HS đọc mục 3 SGK, lớp đọc thầm.
-HS trả lời câu hỏi, lớp bổ sung.
-Theo dõi.
-Học sinh lắng nghe.
-Tập kể chuyện từng đoạn
-Tập kể toàn bộ câu chuyện.
-Thi kể chuyện trước lớp.
-Nghe kể, đặt câu hỏi.
-Nêu ý kiến cá nhân.
4. Củng cố:- GV liên hệ giáo dục học sinh biết tôn trọng thầy cô giáo.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Về kể lại cho người thân và bạn bè nghe. Chuẩn bị bài sau.
_______________________________________________
KHOA HỌC
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của thân mẹ
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
Kể được tên một số cây cĩ thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
- Quan sát, chỉ vị trí chồi ở một số cây khác nhau
- Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ
II. Chuẩn bị : - GV: Hình trang 110, 111 SGK.
HS :Vài ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, sống đời, củ gừng, riềng, hành tỏi.
Một thùng giấy, ít đất để trồng cây.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Bài cũ
H. Kể tên một số cây mọc lên từ hạt?
H. Nêu điều kiện để hạt nảy mầm?
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Quan sát
Mục tiêu: -Quan sát tìm chồi ở một số cây khác nhau. Kể tên một số cây được mọc ra từ cây mẹ.
-Làm việc theo nhóm. Quan sát vật thật và hình sách giáo khoa trả lời các câu hỏi.
H-Tìm chồi trên vật thật ( hoặc hình vẽ) : ngọn mía, củ khoai tây, lá bảng, củ gừng, hành, tỏi?
H. Chỉ vào hình 1 trang 110 SGK và nói cách trồng mía?
=>GV chốt: Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía (hình 1a)
-Người ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luốg. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại (hình 1b). Một thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía (hình c)
-Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm một chồi. Trên củ gừng cũng có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi. Trên phía đầu của củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên. Đối với lá bỏng, chồi được mọc lên từ mép lá.
H-Kể một số cây khác có thể trồng từ cây mẹ?
=>Kết luận :Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một bộ phận của cây mẹ.
Hoạt động 2: Thực hành.
Mục tiêu.-Thực hành trồng cây bằng một số bộ phận của cây mẹ.
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trồng cây vào thùng giấy.
H-Nêu loại cây của nhóm trồng và cách trồng cây ?
- GV nhận xét, nhắc nhở thêm.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh nhắc lại.
-Cá nhân nêu.
-Học sinh trồng cây theo nhóm.
-Nêu cách trồng của nhóm mình.
-Các nhóm khác nhận xét.
4.Củng cố - Dặn dò
:H. Trong thiên nhiên cây mọc lên từ hạt còn mọc lên từ đâu nữa?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học lại bài, chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh một số động vật.
___________________________________________
Sinh hoạt tập thể
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 27:
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
* Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. - Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV nghe giải đáp, tháo gỡ. - GV tổng kết chung:
a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn.
c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: …. . Tham gia tích cực phong trào thi đua giành “Hoa điểm tốt”. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả: …
d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ
2 .Kế hoạch tuần 28:
- Học chương trình tuần 28.
- Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng – lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản.
- Luyện tập đội trống, kỹ năng đội viên
– Tham gia thi Nghi thức Đội đạt hiệu quả cao.
- Lao động theo sự phân công
- Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định.
- Tham gia học bồi dưỡng, phụ đạo đầy đủ.
- Hưởng ứng tích cực thi đua đợt 4 học tốt giành nhiều điểm tốt.
- Ôn tập chu đáo chuẩn bị thi giữa kì II đạt kết quả cao.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
File đính kèm:
- giao an tuan 27.doc