Toán LUYỆN TẬP CHUNG
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1- Bài cũ : 5’ Kiểm tra vở bài tập của học sinh
Nhận xét ghi điểm
2-Bài mới:32’
Hoạt động 1 :10’
Mục tiêu : Giúp học sinh:
Củng cố quy tắc tính diện tích toàn phần và thể tích của HHCN
Phương pháp:
Luyện tập thực hành Giới thiệu nội dung ôn tập
Bài tập 1:
HS nêu yêu cầu bài toán tóm tắt bài toán tự làm bài
Diện tích một mặt 2.5 x 2.5 = 6.25 ( cm2 )
Diện tích toàn phần
6.25 x 2.5 = 15.625 ( cm2 )
Thể tích HLP 2.5 x2.5 x 2.5 = 15.625 ( cm3 )
11 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 24 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nối miền Bắc hậu phương với miền Nam tiền tuyến.
Hoạt động 2: 8’
Mục tiêu: Giúp HS
Biết thêm những tấm gương hi sinh trên đường Trường Sơn
Phương pháp:
Thảo luận nhóm 6
Đồ dùng:
SGK
Những tấm gương anh dũng trên đường Trương Sơn
-GV chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thảo luận
+ Tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh ?
+Chia sẻ với các bạn về những hiểu biết, câu chuyện và tranh ảnh em sưu tầm về những tấm gương đã anh dũng hi sinh trên tuyến đường Trường Sơn?
-Các nhóm làm việc, cùng nhau trao đổi, trình bày trước lớp.
-GV kết luận: Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, đường Trường Sơn từng diễn ra nhiều chiến công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong.
Hoạt động 3: 9’
Mục tiêu: Giúp HS
Nắm được con đường TS là hệ thống giao thông, huyết mạch quan trong góp phần đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.
Phương pháp:
Hỏi đáp
Đồ dùng:
SGK
Tầm quan trọng của đường Trường Sơn.
-GV yêu cầu lớp cùng suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta ?
- HS trao đối với nhau, vì HS nêu ý kiến, lớp theo dõi và nhận xét, thống nhát ý kiến.
- GV nêu: Trong 16 năm, chúng đã thả xuống đây hơn 3 triệu tấn bom đạn và chất độc. Ngày nay, nước ta đã xây dựng lại con đường TS thành con đường đẹp và qui mô. Vậy việc xây dựng lại con đường này có ý nghĩa như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước ?
3. Củng cố dặn dò : 3’
- Nhận xét tiết học.
Bài sau : Sấm sét đêm giao thừa
Thứ năm ngày tháng năm 20
Toán LUYỆN TẬP CHUNG
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1- Bài cũ : 5’
Kiểm tra vở bài tập của học sinh
Nhận xét ghi điểm
2-Bài mới:32’
Hoạt động 1 :10’
Mục tiêu : Giúp học sinh:
Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Giới thiệu nội dung ôn tập
Bài tập 1:
HS nêu yêu cầu bài toán phân tích bài toán
A 4 cm B
D 5 cm H C
Diện tích hình tam giác ABD là
3 x 4 : 2 = 6 ( cm2 )
Diện tích hình tam giác BDC là
3 x 5 : 2 = 7,5 ( cm2 )
Tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và BDC
6 : 7,5 = 0,8 = 80%
Hoạt động 2: 10’
Mục tiêu : Giúp học sinh:
Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác và diện tích hình bình hành
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Bài tập 2 :
HS nêu yêu cầu, tóm tắt bài toán tự làm bài rồi chữa bài
Diện tích hình bình hành MNPQ là
12 x 6 = 72 ( cm2 )
Diện tích hình tam giác KQP là
12 x 6 : 2 = 36 ( cm2 )
Tổng diện tích hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP
72 – 36 = 36 ( cm2 )
Vậy dt KQP = dt MKQ + dt KNP
Hoạt động 2: 12’
Mục tiêu : Giúp học sinh:
Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác và diện tích hình tròn
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Bài 3 :
HS quan sát hình vẽ, đọc kĩ yêu cầu bài toán
Bán kính hình tròn
5 : 2 = 2,5 ( cm )
Diện tích hình tròn là
2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 ( cm2 )
Diện tích hình tam giác vuông ABC là
3 x 4 : 2 = 6 ( cm2 )
Diện tích phần hình tròn đã tô màu là
19,625 – 6 = 13,625 ( cm2 )
3 củng cố dặn dò : 3’
Nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau :luyện tập chung
Kĩ thuật: LẮP XE BEN (tiết 1)
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ : 5’
- Nêu quy trình lắp xe cần cẩu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:27’
Hoạt động 1:10’
Mục tiêu : Giúp học sinh
Nắm được các bộ phận để lắp xe ben.
Phương pháp :
Trực quan, hỏi đáp
Đồ dùng :
Tranh, Xe ben lắp sẵn
Nêu nội dung bài học
Quan sát, nhận xét mẫu
- HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát kỉ từng bộ phận.
? Để lắp xe ben phải có những bộ phận nào?
- HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Cần lắp 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn cabin và các thanh đỡ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau; trục bánh xe trước; ca bin.
Hoạt động 2: 17’
Mục tiêu : Giúp học sinh
Biết chọn các chi tiết và lắp các bộ phận của xe ben.
Phương pháp :
Đàm thoại
Đồ dùng :
SGK, bộ lắp ghép
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- HS nêu tên cà chọn từng loại chi tiết và bỏ ra nắp hộp.
- Lắp khung sàn xe và các giá đỡ:
+ Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ các em cần có những chi tiết nào?
+ 1 HS lên lắp khung sàn xe và các giá đỡ
+ GV hướng dẫn HS lắp: Lắp hai thanh chữ L dài vào 2 thanh thẳng 3 lỗ, sau đó lắp tiếp vào 2 lỗ cuối của thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
- Lắp ca bin và các thanh đỡ:
? Để lắp ca bin và các thanh đỡ, các em phải chọn các chi tiết nào?
+ HS tiến hành lắp theo hướng dẫn trong SGK
- Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau:
+ Lưu ý: HS nhắc nhở HS về vị trí và số lượng vòng hãm ở mỗi trục bánh xe.
- Lắp bánh xe trước.
+ HS quan sát H5a SGK và thực hiện.
- Lắp ca bin:
+ HS quan sát H5b và lắp.
- Lắp ráp xe ben.
Hs đọc SGK để tìm hiểu các bước lắp ráp xe ben.
- Lưu ý: Lắp ca bin:
+ Lắp hai tấm bên của chữ U vào hia bên tấm nhỏ.
+ Lắp tấm mặt ca bin vào 2 tấm bên của chữ U.
+ Lắp tấm sau của chữ U vào phía sau.
- HS tự lắp ráp.
- Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe.
- HS tháo rời các chi tiết rồi cho vào hộp
3. Củng cố dặn dò : 3’
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: thực hành
Thứ sáu ngày tháng năm 20
Toán LUYỆN TẬP CHUNG
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1- Bài cũ : 5’
Kiểm tra vở bài tập của học sinh
Nhận xét ghi điểm
2-Bài mới:32’
Hoạt động 1 :10’
Mục tiêu : Giúp học sinh:
Củng cố quy tắc tính diện tích và thể tích của HHCN
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Giới thiệu nội dung ôn tập
Bài tập 1:
HS nêu yêu cầu bài toán tóm tắt bài toán tự làm bài
1m = 10 dm ; 50cm = 5 dm ; 60 cm = 6 dm
Diện tích xung quanh của bể kính là :
( 10 + 5 ) x 2 x 6 = 180 ( dm2 )
Diện tích đáy của bể kính là :
10 x 5 = 50 ( dm2 )
Thể tích trong lòng bể kính là :
10 x 5 x 6 = 300 ( dm3 )
Thể tích nước có trong bể kính là :
300 : 4 x 3 = 225 ( dm3 )
Đáp số : 230 dm2 ; 300 dm2 ; 225 dm3
Hoạt động 2: 10’
Mục tiêu : Giúp học sinh:
Hệ thống và củng cố quy tắc tính diện tích và thể tích của HLP
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Bài tập 2 :
HS nêu yêu cầu, tóm tắt bài toán tự làm bài rồi chữa bài
Diện tích xung quanh của hình lập phương là :
1,5 x 1,5 x 4 = 9 ( m2 )
Diện tích toàn phần của hình lập phương là :
1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 ( m2 )
Thể tích của hình lập phương là :
1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 ( m3 )
Đáp số : 9 m2 ; 13,5 m2 ; 3,375m3
Hoạt động 3: 12’
Mục tiêu : Giúp học sinh:
Vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật để giải toán
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Bài 3 :
HS quan sát hình vẽ, đọc kĩ yêu cầu bài toán và nêu hướng giải bài toán
a) Diện tích toàn phần của
Hình N là : a x a x 6
Hình M là : ( a x 3 ) x ( a x 3 ) x 6
= ( a x a x 6 ) x ( 3 x 3 )
= ( a x a x 6 ) x 9
Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N
b) Thể tích của
Hình N là : a x a x a
Hình M là : ( a x 3 ) x ( a x 3) x ( a x 3 )
= ( a x a x a ) x ( 3 x 3 x 3 )
= ( a x a x a ) x 27
Vậy thể tích hình M gấp 27 lần thể tích hình N
3 củng cố dặn dò : 3’
Nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau luyện tập chung
Khoa học: AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ
KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ : 5’
- HS kể tên một số vật dẫn điện và một số vật cách điện
-GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:27’
Hoạt động 1: 10’
Mục tiêu: Giúp HS :
- Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật.
Phương pháp: Thảo luận cặp
Đồ dùng: SGK
Nêu nội dung bài học
Các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
Bước 1:
- GV tổ chức cho lớp thảo luận :
+ Nêu các biện pháp để phòng tránh bị điện giật.
+ Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và co những người khác?
Bước 2:
- Đại diện cặp trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: Cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật; ngoài ra không nên chơi nghịch ổ lấy điện hoặc dây dẫn điện như cắm các vật vào ổ điện...
Hoạt động 2: 8’
Mục tiêu: Giúp HS :
- Nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và để phòng điện quá mạnh gây hỏa hoạn, nêu được vai trò của công tơ điện
Phương pháp:
Thảo luận nhóm 4, trực quan.
Đồ dùng:
cầu chì, công tơ điện.......
Thực hành
Bước 1:
- GV chia nhóm
- GV tổ chức cho các nhóm đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trong SGK
Bước 2:
- Đại diện từng nhóm trình bày với cả lớp, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS quan sát một số dụng cụ, thiết bị điện( có ghi số vôn)
- GV nhận xét, kết luận, bổ sung: Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu dao điện, tìm xem chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác. Tuyệt đối không được thay chì bằng dây sắt hoặc dây đồng.
Hoạt động 3:9’
Mục tiêu: Giúp HS :
- Giải thích được lí do phải tiết kiệm điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
Phương pháp:
Thảo luận nhóm cặp
Đồ dùng:
Thảo luận về việc tiết kiệm điện
Bước 1:
- Các cặp thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao ta phái sử dụng tiết kiệm điện.
+ Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
+ Ở nhà và ở trường chúng ta phải làm gì để tránh lãng phí điện.
- Đại diện cặp trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố - dặn dò:3’
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau:
Sinh hoạt : ĐỘI
Các hoạt động chủ yếu
Hoạt động cụ thể
1. Đánh giá hoạt động tuần 24
Ưu điểm:
- Ở lớp hầu hết các em tham gia phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
- Đã khắc phục được tình trạng ăn quà vặt trong trường.
- Công tác phụ trách lớp nhi đồng 2A đang thực hiện tốt.
Tuyên dương các ban: Thu ,Vi đã có thành tích học tập tốt trong tuần qua.
Khuyết điểm:
- Đồng phục chưa đều.
- Tình trạng đi học muộn và nghỉ học còn xảy ra.
- Một số bạn về nhà chưa làm và học bài như: Loan, Khắc Hà, Trâm
2. Kế hoạch tuần 23
-Duy trì ổn định nền nếp lớp
-Chỉnh đốn sách vở và đồ dùng học tập .
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Khắc phục tình trạng đi học muộn và không có lí do.
- Tổ chức tốt phong trào học và làm theo báo đội.
- Ôn tập chuẩn bị thi giữa kì
- Tổ chức luyện tập chuẩn bị 26-3
File đính kèm:
- TUN24~1.doc