Giáo án Lớp 5 Tuần 22 Trường Tiểu học Sơn Lễ

Tập làm văn

ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN

I/ Mục tiêu:

 Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện.

II/ Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ viết nội dung tổng kết ở BT1.

 - Một vài tờ phiếu khổ to viết các câu hỏi trắc nghiệm của BT2.

III/ Hoạt động dạy học:

A/ Kiểm tra bài cũ:

 - GV chấm đoạn văn viết lại cho các em về bài văn tả người.

B/ Bài mới:

1/ GV giới thiệu bài:

 - GV nêu mục tiêu tiết học.

2/ HDHS làm BT:

Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài.

 - HS các nhóm làm bài, đại diện nhóm trình bày, GV cùng HS nhận xét, bổ sung.

 - GV mở bàng phụ ghi sẵn nội dung tổng kết:

 

doc24 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 22 Trường Tiểu học Sơn Lễ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sung: Châu Âu và châu á gắn với nhau tạo thành đại lục á - Âu, chiếm gần hết phần Đông của bán cầu Bắc. Kết luận: - Châu Âu nằm phía Tây châu á, ba phía giáp biển và đại dương. b/ Đặc điểm tự nhiên: * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm nhỏ. Bước 1: Các nhóm quan sát hình 1 SGK, đọc cho nhau nghe tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu. - Nhận xét về vị trí của núi, đồng bằng ở Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu? - Tìm vị trí các ảnh ở hình 2 theo kí hiệu a, b, c, d trên lược đồ hình 1. - Dựa vào ảnh để kể cho nhau nghe về quang cảnh của mỗi địa điểm. (Ví dụ: Dãy An-pơ ở phía Nam châu Âu: núi đá cao, đỉnh nhọn, sườn dốc). Bước 2: HS trình bày với kênh hình. Bước 3: GV bổ sung: - Về mùa đông tuyết phủ tạo nên nhiều nơi chơi thể thao mùa đông trên các dãy núi của châu Âu. - Châu Âu có những đồng bằng lớn trải từ Tây Âu qua Trung Âu sang Đông Âu (đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu Âu; các dãy núi nối tiếp nhau ở phía nam, phía bắc; dãy U-ran là ranh giới của châu Âu với châu á ở phía đông; Châu Âu chủ yếu nằm ở đới khí hậu ôn hoà, có rừng lá kim và rừng lá rộng. Mùa đông, gần hết lãnh thổ châu Âu phủ tuyết trắng. Kết luận: Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà. c/ Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu âu. * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. Bước 1: HS nhận xét bảng số liệu ở bài 17 về dân số châu Âu, quan sát hình 3 để nhận biết nét khác biệt của người dân châu Âu với người dân châu á. Bước 2: HS nêu kết quả làm việc. - Nhận xét về số dân châu Âu đứng thứ 4 trong số các châu lục trên thế giới và gần bằng 1/5 dân số châu á; dân cư châu Âu thuộc chủng tộc da trắng, mũi cao, tóc vàng hoặc nâu, mắt xanh hoặc nâu. Bước 3: GV cho HS quan sát hình 4. - Yêu cầu kể tên những hoạt động sản xuất được phản ánh qua các ảnh trong SGK. Qua đó HS biết dân cư châu Âu cũng có những hoạt động sản xuất như các châu lục khác. Ví dụ: trồng cây lương thực, sản xuất các hoá chất, ô tô, - Yêu cầu HS đọc SGK và kể tên các sản phẩm công nghiệp khác mà em biết? (dược phẩm, mĩ phẩm, thực phẩm). Bước 4: GV bổ sung về cách thức tổ chức sản xuất công nghiệp của các nước châu Âu: Có sự liên kết của nhiều nước để sản xuất ra các mặt hàng ô tô, máy bay, hàng điện tử, .... Kết luận: Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển. 3/ Củng cố, nhận xét : GV cho HS đọc mục bài học ở SGK Dặn chuẩn bị bài tiếp theo. Nhận xét tiết học. –––––––––––––––––––––– Sinh hoạt lớp Sinh hoạt lớp I/ Mục tiêu : Giúp HS hệ thống các họt động trong tuần, HS nhìn thấy được những ưu điểm, tồn tại của các hoạt trong tuần Kế hoạch tuần tới (tuần 23) II/ Hoạt động dạy – học : 1/ ổn định lớp : GV yêu cầu cả lớp hát 1 bài. 2/ Đánh giá các hoạt động trong tuần : GV mời lớp trưởng lên điều hành sinh hoạt. HS nhận thấy những ưu điểm trong tuần, tồn tại trong tuần HS thảo luận đưa ra ý kiến đề xuất để khắc phục những tồn tại trong tuần. GV theo dõi. GV nhận xét các hoạt động trong tuần. 3/ Kế hoạch tuần 23 : GV nêu kế hoạch tuần 23 HS theo dõi 4/ Nhận xét tiết hoạt động tập thể. ____________________________________________ Buổi chiều : Luyện toán Ôn tập I/ Mục tiêu : - Luyện tính diện tích xung quanh, diện tích tòan phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. II/ Hoạt động dạy h ọc : 1/ Giới thiệu bài : 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1 : HS nêu yêu cầu: Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có : Chiều dài 15m; chiều rộng 0,5m và chiều cao 1,1m Chiều dài 4/5dm; chiều rộng 1/3dm và chiều cao 3/4dm. - HS 1,3em nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - GV hướng dẫn HS làm bài vào vở, 2 HS chữa bài lên bảng. - HS nhận xét bài của bạn. - GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng. Bài 2 : Hình hộp chữ nhật có : Chiều dài 3m, chiều rộng 2m và chiều cao 4m Tính : Chu vi mặt đáy. Diện tích xung quanh Diện tích toàn phần. Bài 3 : Ngời ta làm một cái hộp không nắp bằng tôn dạng hình lập phương có cạnh 1,2 dm. Tính diện tích tôn dùng để làm hộp (không tính mép hàn) ? Bài 4 : Dành cho HS khá, giỏi : Cho tam giác ABC có cạnh AB = 25 cm. Trên BC lấy 2 điểm M; N với BM = 2/3MN ; NC = 1/2 MN , biết đờng cao MH của tam giác ABM bằng 12 cm. Hãy tính diện tích tam giác ABC ? GV yêu cầu HS đọc đề bài HS đọc đề bài suy nghĩ làm bài GV hớng dẫn, giúp đỡ HS yếu làm bài. GV gọi HS chữa bài. GV nhận xét. GV giúp đỡ HS khá, giỏi làm bài, GV hớng dẫn HS vẽ hình. Ta thấy diện tích tam gics ABC bằng tổng diện tích ba hình tam giác ABM, AMN, ANC. Diện tích tam gics ABM là : 25 x 12 : 2 = 150(cm2) Ba tam giác ABM, AMN, ANC có cùng chiều cao kẻ từ A nên: - Diện tích tam gics AMN bằng 2/3 diện tích tam giácABM và bằng : 150 x 3 : 2 = 225 (cm2) - Diện tích tam giác ANC bằng ẵ diện tích tam giác AMN và bằng : 225 : 2 = 112,5(cm2) - Diện tích tam giác ABC là : 150 + 225 + 112,5 = 487,5(cm2) 3/ Củng cố – nhận xét : GV chốt lại bài. Nhận xét tiết học. –––––––––––––––––––––– Tiếng Anh Thầy Hòa dạy ___________________________________________ Hoạt động tập thể An toàn giao thông -Giáo dục kĩ năng sông. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Nhận xét, đánh giá được các hành vi an toàn và không an toàn của người tham gia giao thông. 2. Kĩ năng - HS biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. 3. Thái độ - Vận động các bạn và những người khác thực hiện đúng Luật GTĐB để đảm bảo ATGT. II. Nội dung an toàn giao thông - Những nguyên nhân gây ra TNGT. III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Một câu chuyện về TNGT. 2. Học sinh: - Mỗi em chuẩn bị 1 câu chuyện về TNGT do em chứng kiến hoặc do người khác kể lại hay sưu tầm trên báo chí IV. Các hoạt động chính Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân một TNGT GV treo các bức tranh vẽ đã chuẩn bị trên tường của lớp học. GV đọc mẩu tin về TNGT. GV phân tích mẩu tin(làm mẫu) Hỏi: Qua mẩu chuyện vừa phân tích trên, em cho biết có mấy nguyên nhân dẫn đến tai nạn? Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính? HS trả lời. GV nhận xét, chốt ý đúng. * Kết luận: Hàng ngày đều có các TNGT xảy ra. Nếu có tai nạn ở gần trường hoặc nơi ta ở, ta cần biết rõ nguyên nhân chính để biết cách phòng tránh TNGT. Hoạt động 2: Thử xác định nguyên nhân gây TNGT Cho một số HS kể các câu chuyện về TNGT mà em biết. GV yêu cầu HS phân tích như GV. GV tổng kết tiết học Hoạt động 3 : GDKNS: - GV nêu tình huống như vở thực hành KNS: GV hỏi : ba câu hỏi mà Tuấn có thể đặt là : ........................ ...................... ............................ Bài tập 1 : Để thuyết trình về chủ đề gia đình của em, em có thể hỏi người nghe những câu hỏi gì? Các câu mà em muốn hỏi là........ - GV cho HS trao đổi rồi nêu trước lớp. - GV nhận xét. 3/ Củng cố – nhận xét: - GV chốt lại bài. - Nhận xét tiết học _________________________________________________________________ Chính tả nghe - viết: Hà nội I/ Mục tiêu: Nghe- viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ. Tìm được danh từ riêng là tên người tên địa lí Việt Nam (BT2) ; Viết được 3 - 5 tên người tên địa lí theo yêu cầu của BT3. GDBVMT : - GV liên hệ về trách nhiệm giữ gìn bảo vệ cảnh quan môi trường của thủ đô để giữ mãi vẻ đẹp của Hà Nội II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. - Bảng phụ cho HS làm BT 3. III/ Hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra bài cũ: (4ph) 3HS viết những tiếng có âm đầu r, d, gi (hoặc những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã. GV nhận xét ghi điểm. A/ Bài mới: 1/ Giới thiệubài: (1ph) 2/ HDHS nghe - viết: (20ph) - GV đọc nội dung trích đoạn trong bài thơ "Hà Nội". - HS đọc thầm lại bài chính tả. - GV hỏi về nội dung bài thơ. (Bài thơ là một lời bạn nhỏ mới đến thủ đô, thấy Hà Nội có nhiều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp). - Để thủ đô Hà Nội được đẹp mãI mỗi chúng ta cần phải làm gì ? (giữ gìn, bảo vệ môI trường, không vứt rác bừa bãi) - HS đọc thầm lại nội dung bài thơ. GVHD nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn văn, những chữ cần viết hoa, chữ khó viết. (Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp bút, Ba Đình, chùa Một Cột, Tây Hồ). - GV đọc cho HS chép. - GV đọc lại bài cho HS khảo bài. - GV chấm, chữa 8 - 10 bài. - GV nêu nhận xét chung. 3/ HDHS làm bài tập chính tả: (12ph) Bài tập 2: Tổ chức cho HS làm BT và báo cáo kết quả: Gợi ý: - Trong đoạn trích có 1 danh từ riêng là tên người (Nhụ), 2 danh từ riêng là tên địa lí Việt Nam (Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu). - HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. (Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên). Bài tập 3: HS nêu yêu cầu BT3. - HS làm BT theo nhóm sau đó lên thi theo hình thức thi tiếp sức. Tên bạn nam trong lớp Tên bạn nữ trong lớp Tên anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử nước ta Tên sông, hồ, núi, đèo Tên xã, phường, huyện, quận Trần Văn Nhơn, ... Vũ Thị Hoa, ... Nguyễn Bá Ngọc, ... hồ Đại Lãi, núi Ba Vì, đèo Hải Vân, ... xã Sơn An, ... 4/ Cũng cố, dặn dò: (2ph) - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. ––––––––––––––––––––––––––––– –––––––––––––––––– 2/ Phần nhận xét: (10ph) Bài tập 1: HS đọc nội dung BT1. - HS làm việc độc lập, phát biểu ý kiến. Một HS làm bài trên bảng lớp. GV kết luận: - Câu ghép: Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. - Cách nối các vế câu ghép: có 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp QHT tuy ... nhưng ... Bài tập 2: - GV gợi ý HDHS tự đặt những câu ghép thể hiện quan hệ tương phản. - HS làm vào VBT, nêu kết quả. - Gợi ý: + Dù trời rất rét, chúng em vẫn đến trường. + Mặc dù đêm đã rất khuya nhưng Na vẫn miệt mài làm bài tập. + Tuy chúng em chưa ngoan nhưng cô giáo vẫn rất thương yêu chúng em. + Mỗi mùa Hạ Long có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người, tuy bốn mùa của Hạ Long đều mang trên mình một màu xanh trường cửu. 3/ Phần ghi nhớ. (3ph) - HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. - HS nhắc lại không nhìn SGK.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 22.doc
Giáo án liên quan