Giáo án Lớp 5 Tuần 21 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước

Toán

LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH

Các hoạt động Hoạt động cụ thể

1-Bài cũ :5’ Kiểm tra đồ dùng học tập của HS

2-Bài mới : 32’

Hoạt động 1:15’

Mục tiêu: Giúp học sinh:

Củng có kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như : hình chữ nhật, hình vuông .

Phương pháp:

Quan sát , thảo luận

Đồ dùng:

Hình minh hoạ SGK

 Giới thiệu nội dung ôn tập

Giới thiệu cách tính

GV nêu ví dụ

HS thảo luận nhóm để hình thành quy trình tính

-Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc ( các phần nhỏ ) có thể tính được diện tích .

Cụ thể chia hình đã cho thành hai hình vuông và một hình chữ nhật

-Xác định kích thước của các hình mới tạo thành.

Cụ thể : hình vuông có cạnh là 20 cm

 Hình chữ nhật có các kích thước là 70m và 40.1m

-Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất

 

doc11 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 21 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của hiệp định. Phương pháp : Thảo luận, hỏi đáp Đồ dùng: Phiếu học tập, SGK, bản đồ hành chính(Nếu có) Nội dung của hiệp định Giơ - Ne - Vơ Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu các khái niệm: Hiệp định, tổng tuyển cử, tố cộng, diệt cộng, thảm sát - HS trao đổi nhóm 2 để trả lời các câu hỏi sau: + Tại sao có hiệp định Giơ Ne Vơ ? + Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ Ne Vơ là gì ? + Hiệp định thể hiện điều gì của nhân dân ta ? Bước 2: HS trình bày ý kiến, cả lớp nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Hiệp định Giơ Ne Vơ được kí ngày 21 - 7 - 1954. Hiệp định công nhận chấm dứt chiến tranh , lập lại hoà bình tại Việt Nam. Theo hiệp định sông Bến Hải sẽ là giới tuyến tạm thời hai miền Nam Bắc. Hiệp định thể hiện mong muốn độc lập tự do của nhân dân ta. Hoạt động 3: 11’ Mục tiêu : HS nắm được âm mưu của đế quốc Mĩ Phương pháp : Thảo luận, hỏi đáp Đồ dùng: SGK Vì sao nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc. GV chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thảo luận các vấn đề sau: Nhóm 1: Mĩ có âm mưu gì ? Nhóm 2: Nêu dẫn chứng về việc Mĩ cố tình phá hoại Hiệp định Giơ Ne Vơ? Nhóm 3: Những việc làm của đế quốc Mĩ đã gây hậu quả gì cho dân tộc ta? Nhóm 4: Muốn xoá bỏ nỗi đau chia cắt, nhân dân ta cần phải làm gì ? - Đại diện nhóm lên trình bày- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Mĩ âm mưu thay chân Pháp xâm lược miền Nam Việt Nam, phá Hiệp định Giơ-ne-vơ. 3. Củng cố dặn dò : 3’ - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau Thứ ba ngày 10 tháng 2 năm 2009 Toán HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1- Bài cũ :5’ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2- Bài mới:32’ Hoạt động 1: 15’ Mục tiêu: Giúp học sinh Hình thành được biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương Nhận biết được các đồ vật trong thực tiển có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương Chỉ ra được các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, Phương pháp: Đồ dùng: Bộ đồ dùng dạy học toán 5 Giới thiệu nội dung bài học a- Giới thiệu hình hộp chữ nhật HS quan sát bao diêm, viên gạch, hộp bánh, các hình trong SGK Đếm số mặt của bao diêm, hộp bánh -GV yêu cầu HS chỉ rõ các mặt của hình hộp mà mình có. -Các mặt của hình hộp chữ nhật có điểm gì chung ? -HS đếm số đỉnh của bao diêm, viên gạch,... ? Hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh ? -GV chỉ hình vẽ trên bảng và nói: Ta đặt tên cho các đỉnh là: A ,B , C, D, M, N, P, Q - HS đếm số cạnh và chỉ ra các cạnh của hình hộp chữ nhật. -GV giới thiệu 3 kích thước của hình hộp chữ nhật là: Chiều dài, chiều rộng và chiều cao -GV vừa chỉ lên bảng vừa tổng hợp lại đặc điểm của hình hộp chữ nhật. HS kể tên các vật có dạng hình hộp chữ nhật . b- Giới thiệu hình lập phương: GV sử dụng con xúc xắc và hộp lập phương để giới thiệu cho HS khái niệm vế hình lập phương như cách giới thiệu hình hộp chữ nhật. -GV yêu cầu HS đo các cạnh của hình lập phương để nêu được đặc điểm của hình lập phương. Hoạt động 2:17’ Mục tiêu: Giúp học sinh Chỉ ra được các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng để giải các bài tập có liên quan Phương pháp: Luyện tập thực hành Thực hành HS tự làm bài rồi chữa bài GV theo dõi giúp đở HS yếu +Bài 1,2: Sau khi HS báo cáo kết quả, GV cho HS nhắc lại đặc điểm của HHCN. +Bài 3: GV ?: Trong các hình A, B, C hình nào là HHCN? HLP? Vì sao em biết? -Tổng hợp tình hình làm bài của HS. -GV nhận xét giờ học. 3- Cũng cố dặn dò : 3’ Nhận xét giờ học Chuẩn bị bài sau:diện tích xung quanh.. Kĩ thuật: VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ : 5’ + Thế nào là chăm sóc gà? + Người ta chăm sóc gà để là gì? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới:27’ Hoạt động 1:15’ Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được mục đích và tác dụng của việc vệ sinh và phòng bệnh cho gà. Phương pháp : Thảo luận cặp Đồ dùng : SGK Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà. Bước 1: - Hai Hs ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là việc vệ sinh phòng bệnh cho gà? + Nêu mục đích và tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà. Bước 2: - Đại diện cặp lên trình bày kết quả thảo luận. Các cặp khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: - GV nhận xét, kết luận: + Những công việc nhằm giữ cho các dụng cụ ăn uống, nơi ở, thân thể của gà luôn sạch sẽ; tiêm, nhỏ thuốc phòng bệnh gọi là vệ sinh phòng bệnh cho gà + Vệ sinh phòng bệnh nhằm tiêu diệt vi trùng gây bệnh, làm cho không khí chuồng trại trong sạch và giúp cơ thể gà tăng sức chống bệnh. Nhờ đó gà khỏe mạnh, ít bệnh đường ruột, hô hấp, Hoạt động 2:12’ Mục tiêu : Giúp học sinh biết cách vệ sinh phòng bệnh cho gà Phương pháp : Thảo luận nhóm 4 Đồ dùng : SGK, bảng nhóm Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. - Gv chia nhóm và giao việc cho từng nhóm. + Nhóm 1,2: Nêu cách vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống. + Nhóm 3,4: Ở gia đình em việc vệ sinh chuồng nuôi cho gà được thực hiện như thế nào? Nhóm 5,6: Tiêm thuốc và nhỏ thuốc cho gà có tác dụng gì? - Các nhóm thảo luận rồi ghi vào bảng nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Hàng ngày phải thay nước uống trong máng và cọ rửa máng để nước trong máng luôn trong sạch. + Sau một ngày, nếu thức ăn còn trong máng cần vét sạch để cho thức ăn mới vào. Không để thức ăn lâu ngày trong máng. +. 3. Củng cố dặn dò : 3’ - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau : Thứ tư ngày 11 tháng 2 năm 2009 Toán DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1-Bài cũ. 5’ -GV kiểm tra VBTcủa HS. -GV nhận xét 2- Bài mới : 32’ Hoạt động 1: 8’ Mục tiêu : Giúp học sinh Hình thành biểu tượng về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. -HS tự tìm được cách tính và tìm công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Phương pháp Quan sát, giới thiệu , động não. Đồ dùng: Bộ đồ dùng dạy toán 5 Giới thiệu nội dung bài học Giới thiệu về diện tích xung quanh của HHCN - HS chỉ các mặt xung quanh của hình hộp chữ nhật mô tả về diện tích xung qunh rồi nêu cách tính - GV nêu bài toán: HHCN có chiều dài 8cm, chiều rộng 5cm, chiều cao 5cm. Tính DT xq - HS trao đổi nhóm 2 và báo cáo kết quả. - GV nhận xét cách làm của HS và tổng kết - GV triển khai hình, HS quan sát và trả lời câu hỏi: +Khi triển khai hình, 4 mặt bên của HHCN tạo thành hình như thế nào? + Hãy nêu kích thước của hình chữ nhật đó? + Hãy tính và so sánh diện tích của hình chữ nhật đó với tổng diện tích của 4 mặt bên của HHCN? +GV: Vậy để tính diện tích của HHCN ta có thể làm như thế nào?-HS phát biểu qui tắc tính +Dựa vào qui tắc, em hãy tính diện tích HHCN trên. -GV nhận xét và chữa bài cho HS Hoạt động 2:6’ Mục tiêu: Giúp học simh -HS tự tìm được cách tính và tìm công thức tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Phương pháp: Quan sát, giới thiệu , động não. Đồ dùng: Bộ đồ dùng dạy toán 5 Giới thiệu diện tích toàn phần của HHCN GV: Diện tích toàn phần của HHCN là tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy. -GV: Hãy tính diện tích toàn phần của HHCN trên? -HS làm và báo cáo kết quả -GV nhận xét bài làm của HS HS rút ra quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Hoạt động 3: 18’ Mục tiêu: HS biết vận dụng qui tắc để giải các bài tập có liên quan. Phương pháp : Luyện tập thực hành Thực hành - HS lần lượt làm các bài tập trong SGK - Lưu ý HS ghi nhớ qui tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN. - HS báo cáo kết quả bài làm trước lớp. GV và HS nhận xét. 3-Củng cố dặn dò : 3’ - GV nhận xét giờ học. -Chuẩn bị bài sau: Luyện tập. Khoa học: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT(tiết 1) Các hoạt động chủ yếu Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ : 5’ + Mặt trời cung cấp cho trái đất ở những dạng nào? + Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới:27’ Hoạt động 1:15’ Mục tiêu: Giúp HS Nêu được tên một số loại chất đốt: rắn, lỏng, khí. Phương pháp: Làm việc cả lớp Đồ dùng: SGK Giới thiệu nội dung bài học : Kể tên một số loại chất đốt. Bước 1: Lớp thảo luận rồi lần lượt từng HS lên kể tên các loại chất đốt thường dùng. Trong đó, chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể lỏng, chất đốt nào ở thể khí? Bước 2: - GV nhận xét, kết luận Hoạt động 2: 12’ Mục tiêu: Giúp HS + Kể tên và nêu được công dụng , việc khai thác của từng loại chất đốt. Phương pháp: thảo luận nhóm 4 Đồ dùng: SGK, bảng nhóm. Quan sát và thảo luận: Bước 1: -GV chia nhóm và giao việc cho từng nhóm: Nhóm 1,2: + Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở vùng nông thôn, miền núi. + Than đá được sử dụng trong những việc gì? + Ngoài than đá, bạn còn biết loại than nào khác? Nhóm 3,4: + Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì? + Ở nước ta, dầu mỏ được khia thác ở đâu? Nhóm 5,6: + Có những loại khí đốt nào? + Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học? Bước 2: - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Để sử dụng khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho bếp ga. - Để sử dụng khí sinh học người ta ủ chất thải, mùn, chất thải động vật....... Khí thoát ra được đưa theo đường ống dẫn vào bếp. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Sinh hoạt: LỚP Các hoạt động Hoạt động cụ thể Nhận xét hoạt động tuần 21 Kế hoạch tuần 22 -Ổn định được nền nếp lớp -vệ sinh trường lớp sạch sẽ Về học tập Có đầy đủ dụng cụ học tập Đến lớp đúng giờ . Chuẩn bị bài ,học bài cũ có tiến bộ rỏ rệt Thực hiện tốt nội qui, qui định của nhà trường như: đồng phục, ghế ngồi chào cờ Một số bạn có tiến bộ rỏ rệt như : Kim Thảo, Thu Thảo, Thuý Vi Nhắc nhở: Khắc Hà, Trâm ,Hạnh, Loan Duy trì ổn định nền nếp lớp Hoàn thiện không gian lớp học kiểm tra vở rèn chữ kiểm tra vở sạch chữ đẹp

File đính kèm:

  • docTUN21~1.doc
Giáo án liên quan