1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các từ ngữ : thảm thiết, cúng giỗ, ngạo mạn, Bạch Đằng.
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
2. Đọc - hiểu
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước.
3. Thái độ
- GDHS có ý thức bảo vệ và giữ gìn đất nước
- KNS : + Tự nhận thức ( nhận thức được trách nhiệm công dân của mình , tăng thêm ý thức tự hào , tự trọng , tự tôn dân tộc ) .
+ Tự sáng tạo .
154 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 21 đầy đủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập, thực hành
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định: 1'
II. Kiểm tra bài cũ: 3’
- GV kiểm tra vở bài tập của HS.
- Đánh giá, nhận xét.
III. Dạy bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: 2’
b.Hướng dẫn luyện tập: 28’
Bài 1: Cá nhân, Phần c giành cho HSKG.
- GV mời 1 HS đọc đề bài, yêu cầu HS quan sát hình bể cá.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề bài và tìm cách giải:
+ Hãy nêu các kích thước của bể cá.
+ Diện tích kính dùng làm bể cá là diện tích của những mặt nào ?
+ Hãy nêu công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật
+ Khi đã tính được thể tích bể cá, làm thế nào để tính được thể tích nước ?
- GV yêu cầu HS làm bài, nhắc HS 1dm3 = 1 lít nước.
- GV chữa bài và cho điểm HS, yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2: Cá nhân
- GV mời 1 HS đọc đề bài toán:
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài, - GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 3: dµnh cho HSKG
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình.
- GV hướng dẫn:
+ Coi cạnh của hình lập phương N là a thì cạnh của hình lập phương M sẽ như thế nào so với a ?
+ Viết công thức tính diện tích toàn phần của hai hình lập phương trên
- Vậy diện tích toàn phần của hình lập phương M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình lập phương N ?
+ Viết công thức tính thể tích của hình lập phương N và thể tích hình lập phương M.
+ Vậy thể tích của hình lập Phương M gấp mấy lần thể tích của hình lập phương N ?
- GV yêu cầu HS trình bày bài làm vào vở .
IV. Củng cố dặn dò: 4'
- GV nhận xét tiết học,
- Tự ôn luyện về tỉ số phần trăm, đọc và phân tích biểu đồ hình quạt, nhận dạng và tính diện tích thể tích các hình đã được học.
Hát
- Nghe và xác định NV của tiết học.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe. Cả lớp đọc thầm đề bài và quan sát hình minh hoạt trong SGK.
- HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
- Bể cá có chiều dài 1m, chiều rộng 50cm, chiều cao 60 cm.
- Diện tích kính dùng làm bể cá là diện tích xung quanh và diện tích một mặt đáy, vì bể cá không có nắp.
- 2 HS nêu.
S xung quanh = chu vi mặt đáy x c . cao
V= a x b x c
- Mực nước trong bể có chiều cao bằng 3/4 chiều cao của bể nên thể tích nước cũng bằng 3/4 thể tích của bể.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
1m = 10 dm; 50 cm = 5 dm
60 cm = 6 dm
Diện tích xung quanh bể cá là:
( 10 + 5 ) x 2 x 6 = 180 ( dm2 )
Diện tích mặt đáy bể cá là:
10 x 5 = 50 ( dm2 )
Diện tích kính để làm bể cá là:
180 + 50 = 230 ( dm2 )
Thể tích của bể cá là:
50 x 6 = 300 ( dm3 )
300 dm3 = 300 lít
Thể tích nước trong bể là:
300 x 3/4 = 225 ( lít )
Đáp số : a ) 230 dm2
b) 300 dm3
c) 225 lít
- HS đổi vở kiểm tra bài của nhau
- 1 HS đọc đề bài trước lớp. HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 3 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải:
a) Diện tích xung quanh của hình LP :
1,5 x 1,5 x 4 =9 ( m2 )
b) Diện tích toàn phần của hình LP:
1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2 )
c) Thể tích của hình lập phương là :
15, x 1,5 x 1,5 = 3,375 ( m3 )
Đáp số : a ) 9m2 ; b ) 13,5m2
c) 3,375 m3
- 1 HS đọc bài làm trước lớp.
Cả lớp theo dõi so sánh bài của mình
- 1 HS đọc đề bài trước lớp. HS cả lớp đọc thầm lại đề bài và quan sát hình trong SGK.
+ Cạnh của hình lập phương M gấp 3 lần nên sẽ là a x 3.
+ Diện tích toàn phần của hình lập phương N là:
a x a x 6
Diện tích toàn phần của hình lập phương M là:
( a x 3 ) x ( a x 3 ) x 6
= ( a x a x 6 ) x 9
+ Diện tích toàn phần của hình lập phương M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình lập phương N.
+ Thể tích hình lập phương N là:
a x a x a
Thể tích của hình lập phương M là :
( a x 3 ) x ( a x 3 ) x ( a x 3 )
= ( a x a x a ) x 27.
+ Thể tích của hình lập phương M gấp 27 lần thể tích của hình lập phương N.
- HS tự làm bài vào vở.
================================================
TOÁN TĂNG CƯỜNG
====================================================
KHOA HỌC
§ 48 AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
A. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
- Hs có kĩ năng tránh lãng phí khi sử dụng điện .
- Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.
B. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
GV: giáo án sgk - Đồng hồ, đèn pin, đồ chơi dùng pin
- Cầu chì, công tơ điện
HS: Sgk,vở ghi
C. PHƯƠNG PHÁP
Quan sát , đàm thoại , giảng giải , ...
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I. Ổn định tổ chức (1')
II. Kiểm tra bài cũ (3')
? Thế nào là vật dẫn điện ? Cho ví dụ ?
? Thế nào là vật cách điện ? Cho ví dụ
- GVNX ghi điểm.
III . Dạy bài mới ( 30')
* Giới thiệu bài
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số biện pháp an toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
* Tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật
Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật .
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 98 và thảo luận cặp đôi câu hỏi sau:
? Nội dung tranh vẽ hình 1, hình 2 là gì? Làm như vậy có tác hại gì?
- Gọi HS trả lời, lớp nhận xét.
* Trong cuộc sống có rất nhiều tai nạn thương tâm về điện. Vậy chúng ta cùng nghĩ xem có những biện pháp nào để phòng tránh bị điện giật.
Qua 2 tranh vẽ trong SGK đấy chính là nguyên nhân gây điện giật .
? Em cần làm gì để phòng tránh bị điện giật?
KL: Ngoài ra để phòng tránh bị điện giật cần lưu ý : khi tay ướt hoặc cầm phích điện bị ẩm ướt cắm vào ổ điện cũng có thể bị điện giật. các em không nên dùng bất cứ việc gì dù là vật cách điện để cắm vào ổ điện, không nên xoắn dây điện vì như vậy vừa làm hỏng dây điện, ổ điện vừa có thể bị điện giật, nguy hiểm đến tính mạng
? Trong trường hợp khi nhìn thấy người bị điện giật em cần làm gì?
Hoạt động 2. Thực hành
Mục tiêu:HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hỏa hoạn , nêu được vai trò của công tơ điện .
-GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm:
+ Đọc các thông tin trang 99.
+ trả lời câu hỏi trong SGK trang 99.
Giảng từ : Vôn : là đơn vị đo hiệu điện thế.
- Gọi HS trình bày
? Điều gì có thể xảy ra nếu sử dụng nguồn điện 12V cho vật dùng điện có số vôn qui định là 6V ?
? Nếu sử dụng nguồn điện 110 V cho vật dùng điện có số vôn là 220V thì sao?
- GV giới thiệu cầu chì và nêu T/D cầu chì
? Cầu chì có tác dụng gì?
- GV giới thiệu công tơ .
? Hãy nêu vai trò của công tơ điện?
Hoạt động 3. Thảo luận về việc tiết kiệm điện.
Mục tiêu: HS giải thích được lí do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện .
- GV tổ chức HS thảo luận cặp đôi
? Tại sao ta phải sử dụng tiết kiệm điện?
? Chúng ta phải làm gì để tránh lãng phí điện?
? Bản thân em đã làm gì để tiết kiệm điện ở nhà và ở lớp học ?
- GV giới thiệu thêm một số thiết bị dùng điện tiết kiệm như: bóng đèn com pắc, bình nước nóng năng lượng mặt trời. dùng năng lượng mặt trời đun nấu.
Giờ trái đất.
? Phía sau tờ hóa đơn tiền điện ngành điện lực Y/C chúng ta như thế nào?
? Để tránh lãng phí điện chúng ta cần chú ý điều gì?
IV. Củng cố- dặn dò
- y/c hs đọc mục bạn cần biết trong SGK.
? Ở Sơn La có nhà máy nào?
Nhà máy thủy điện sơn la là nhà máy lớn nhất khu vực ĐNA không những chúng ta cung cấp điện cho nhân dân mà còn bán ra nước ngoài thu ngoại tệ để làm giầu cho đất nước . Nhưng không vì thế mà chúng ta lãng phí nguồn điện mà chúng ta phải tiết kiệm điện để " Ích nước lợi nhà ".
- GVNXTH
- Y/C CBBS.
- Hát
- HS trả lời
1 . Biện pháp phòng tránh bị điện giật
- HS quan sát hình 1,2 SGK và thảo luận cặp đôi TLCH
-2 HS tiếp nối nhau phát biểu .
H1 : hai bạn nhỏ thả diều nơi có đường dây đi qua. 1 bạn cố kéo chiếc thuyền bị mắc vào đường dây điện. Việc làm như vậy rất nguy hiểm vì như vậy có thể làm đứt dây điện , dây điện vướng vào người sẽ bị điện giật gây chết người
H2: Một bạn nhỏ đang sờ tay không vào ổ điện và người lớn không kịp ngăn lại. Việc làm của bạn nhỏ rất nguy hiểm đến tính mạng vì điện có thể truyền qua lỗ cắm trên phích điện,truyền sang người, gây chết người
- HS thảo luận nhóm tìm biện pháp và nêu.
+ Không sờ ổ điện ; không chạm tay vào dây điện hở
+ Báo cho người lớn khi có sự cố về điện ....
- HS đọc mục bạn cần biết
- Lắng nghe
- Việc đầu tiên em giập cầu dao hoặc nhổ cầu chì sau đó dùng gậy khô hất dây điện trên người nạn nhân ra chân phải đi vật cách điện , sau đó gọi người lớn sơ cứu hoặc gọi xe cứu thương .
2. Một số biện pháp tránh gây hỏng đồ điện , vai trò của cầu chì và công tơ.
- HS đọc các thông tin theo nhóm 6
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Nếu sử dụng nguồn điện 12V cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V sẽ làm hỏng vật dụng đó.
- Nếu sử dụng nguồn điện 110 V cho vật dùng điện có số vôn là 220 thì vật dụng đó sẽ không hoạt động
- Sử dụng các thiết bị phù hợp cho dòng điện cung cấp.
- HS quan sát và nghe.
- Cầu chì có tác dụng là nếu dòng điện quá mạnh đoạn dây chì sẽ nóng chảy khiến cho mạch điện bị ngắt , tránh được những sự cố nguy hiểm về điện.
- Cầu chì: Tránh được những sự cố nguy hiểm về điện.
- HS quan sát
- Công tơ điện là vật để đo năng lượng điện đã dùng , căn cứ vào đó người ta tính được số tiền điện phải trả.
- Công tơ :Dùng để đo năng lượng điện đã dùng.
3 . Các biện pháp tiết kiệm điện
- Thảo luận nhóm 2. 1 số HS nêu
-Điện là tài nguyên của quốc gia, năng lượng điện không phải là vô tận, nếu mình tiết kiệm thì những nơi vùng sâu vùng xa vùng núi, hải đảo sẽ có điện dùng
- Không bật loa quá to
Ra khỏi nhà phải tắt hết điện
Chỉ bật điện khi cần thiết
Không bơm nước quá lâu
Không đun nấu bằng bếp điện quá lâu
Bật lò sưởi , máy sưởi hợp lí
Dùng bóng điện đủ sáng.
Nên tận dụng ánh sáng tự nhiên
- HS trả lời tự do
- HS đọc đằng sau tờ hóa đơn thu tiền điện.
- Sử dụng hợp lí
- Sử dụng khi thật cần thiết
- Tiết kiệm khi sử dụng
- Hs đọc mục bạn cần biết.
- Nhà máy thủy điện Sơn La.
- Nghe.
File đính kèm:
- GA LOP 5.doc