Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- HS quan sát hình trang 79 SGK và thảo luận.
- Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
- Trường hợp nào là sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
54 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 20 Năm 2013 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đổi.
Hình 5
Xi măng trộn cát và nước
Hoá học
Xi măng trộn cát và nươc sẽ tạo thành một hợp chất mới được gọi là vữa xi măng. Tính chất của vữa xi măng hoàn toàn khác với tính chất của 3 chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước
Hình 6
Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ
Hoá học
Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí, chiếc đinh bị gỉ. Tính chất của đinh gỉ khác hẳn tính chất của đinh mới.
Hình 7
Thuỷ tinh ở thể lỏng làm nguội thành các chai ở thể rắn
Lí học
Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thuỷ tinh vẫn không thay đổi.
Kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
* Hoạt động 3: Trò chơi "Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học".
* Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm tổ chức chơi trò chơi (trang 80 SGK).
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Từng nhóm giới thiệu bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác.
Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
* Hoạt động 4: Thực hành xử lí thông tin trong SGK.
* Mục tiêu: HS nêu đượ ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm quan sát hình vẽ, đọc thông tin trang 80, 81 SGK trả lời các câu hỏi ở mục thực hành.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trả lời kết quả thảo luận.
Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
Thứ ba, ngày 18 tháng 01 năm 2011.
Thể dục
Bài 39: Tung và bắt bóng - Trò chơi "bóng chuyền sáu"
I/ Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác tung và bắt bóng bằng 2 tay,tung bóng bằng 1 tay,bắt bóng bằng hai tay.
-Thực hiện được nhảy dăy kiểu chụm hai chân.
-Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II/ Địa điểm, phương tiện:
1/ Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
2/ Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy, bóng.
III/ Nôi dung và phương pháp lên lớp:
1/ Phần mở đầu: 6 - 10 phút.
- Cán sự điều khiển lớp tập trung, GV nhận lớp, phổ biến nhanh nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 - 2 phút.
- HS chạy chậm thành 1 hàng dọc theo nhịp hô của GV.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, gối, vai, hông. 1 - 2 phút.
* Chơi trò chơi khởi động: Kết bạn 1 -2 phút.
2/ Phần cơ bản: 18 - 22 phút.
a) Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay: 8 - 10 phút.
- Các tổ tự tập luyện, GV quan sát sửa sai.
- Thi đua giữa các tổ với nhau.
b) Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân 5 - 7 phút.
Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn một lần.
c) Làm quen trò chơi: "Bóng chuyền sáu" 7 - 9 phút.
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi và quy định khu vực chơi.
- HS chơi thử, sau đó chơi chính thức.
3/ Phần kết thúc: 4 - 6 phút.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét khen ngợi và biểu dương và giao bài tập về nhà 1 - 2 phút. Ôn động tác tung và bắt bóng.
Mĩ thuật
Bài 20: Vẽ theo mẫu
Mẫu vẽ có 2 hoặc 3 vật mẫu
I. Mục tiêu:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu.
- Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu
- Vễ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu.
II. Chuẩn bị:
GV:
- SGK, SGV
- Mẫu vẽ, lọ quả... có hình dáng và màu sắc khác nhau
- Bài vẽ của HS lớp trước.
HS:
SGK, vở, bút, màu...
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Giới thiệu bài: (3 phút)
2. Nội dung (30 phút)
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
GV bày mẫu để HS quan sát nhận xét:
+ Tỉ lệ chung của mẫu ( chiều ngang, chiều cao của mẫu )
+ Vị trí của các vật mẫu ( vật mẫu nào ở phía trước ? vật mẫu nào ở phía sau ? )
+ Hình dáng, màu sắc, đặc điểm... của lọ và quả.
+ So sánh tỉ lệ giữa các mẫu.
+ So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu: Miệng, cổ thân đáy...
+ Phần sáng nhất và tối nhất của mẫu ( ở vị trí nào của lọ, quả ? so sánh giữa chúng với nhau ? )
- Trong quá trình HS nhận xét, GV bổ sung, tóm tắt ý kiến. GV phân tích để HS cảm thụ được vẽ đẹp của mẫu.
Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV giới thiệu hình gợi ý hoặc vẽ lên bảng để HS nhận xét về 1 số dạng bố cục:
+ Hình vẽ quá nhỏ hoặc quá to so với tờ giấy
+ Hình vẽ không cân đối với tờ giấy và hình vẽ cân đối với tờ giấy
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và nhắc HS tiến hành vẽ theo mẫu
+ Phác khung hình chung của mẫu và khung hình riêng của từng vật mẫu
+ Vẽ đường trục ( của lọ, bình, chai... )
+ Tìm tỉ lệ bộ phận của các vật mẫu, vẽ phác hình dáng chung của mẫu bằng nét thẳng
+ Vẽ nét chi tiết và điều chỉnh nét cho đúng hình
+ Tìm các độ đậm nhạt chính của mẫu và phác các mảng đậm nhạt.
+ Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu
- GV cho HS xem 1 số bài của HS lớp trước để các em tham khảo
Hoạt động 3: Thực hành
- GV dựa vào tình hình thực tế học tập của lớp để tổ chức hoạt động thực hành cho phù hợp:
VD:
+ HS làm bài cá nhân vào vở thực hành hoặc giấy vẽ
+ Có thể bày mẫu cho HS vẽ theo nhóm lên bảng vẽ
- GV nhắc nhở HS bố cục của hình vẽ phù hợp với trang giấy, vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu, chú ý tỉ lệ các bộ phận để hình vẽ rõ đặc điểm;
vẽ các độ đậm nhạt chính ( vẽ bằng bút chì hay vẽ màu )
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV cùng HS lựa chọn 1 số bài hoàn thành ở mức độ khác nhau và gợi ý các em nhận xét về:
+ Bố cục, hình vẽ, đậm nhạt...
- HS: Nhận xét, đánh giá theo cảm nhận riêng
- GV: Bổ sung, cùng HS xếp lợi và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp
Luyên toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
- Giúp hs hoàn thành bài tập VBT .
-Rèn luyện kỉ năng tính chu vi ,diện tích hình tròn.
II/ Hoạt động dạy và học:
1.Giới thiệu bài: (1 phút)GVnêu mục dích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn hs làm bài tập rồi chữa bài tập . (32 phút)
Bài 1: HS đọc ,xác định Y/c bài tập và làm bài tập
KQ: CV: 125,6 em ; 1,57 m
DT : 1256 em ; 0,19625m
Bài 2: Viết số đo thích hợp vào ô trống
KQ: 1. 0,785 em ; 2. 7,065 m
Bài 3: Gv hỏi hs cách tính để tìm kết quả đúng.
Khoanh vào c
3/Củng cố dặn dò: (2 phút) GVnhận xét giờ học .
I/ Mục tiêu:
Củng cố kiến thức cho HS về mở rộng vốn từ : Công dân.
Làm được các bài tập ( 1,2) HSKG Bài tập 3.
II/ Hoạt động dạy học:
A/ Ôn kiến thức : ( 6p) Yêu cầu HS làm bài tập 1 – SGK .
- HS đọc toàn bộ nội dung BT. Yeu cầu HS trả lời chọn đáp án đúng.
KQ: Đáp án : b -"Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước" nêu đúng nghĩa của từ công dân.
? Em hãy tìm những từ đồng nghĩa với tư công dân? ( BT 3- SGK): HSTL: nhân dân , dân chúng , dân.
GV chốt ý đúng
B, Luyện tập: ( 27p)
Bài 1: Tìm lời giải nghĩa thích hợp cho các từ sau: ( công cộng , công khai , công hữu)
a, Không giữ kín mà để cho mọi người đều có thể biết.
b, Thuộc quyền sở hữu của toàn xã hội hoặc của tập thể.
c, Thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.
2 HS đọc nội dung bài tập.
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? HS: Tìm lời giải nghĩa thích hợp cho các từ sau: ( công cộng , công khai , công hữu)
GV gạch chân dưới nội dung trọng tâm bài tập.
HS thảo luận N2 làm bài. GV gọi HS chữa bài tập . Lớp và GV nhận xét bổ sung.
Thể dục
Bài 40: Tung và bắt bóng - nhảy dây
I/ Mục tiêu:
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.
- Tiếp tục làm quen trò chơi: Bóng chuyền sáu. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi được.
II/ Địa điểm, phương tiện:
1/ Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
2/ Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy, bóng.
III/ Nôi dung và phương pháp lên lớp:
1/ Phần mở đầu: 6 - 10 phút.
- Cán sự điều khiển lớp tập trung, GV nhận lớp, phổ biến nhanh nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 - 2 phút.
- HS chạy chậm thành 1 hàng dọc theo nhịp hô của GV.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, gối, vai, hông. 1 - 2 phút.
* Chơi trò chơi khởi động: Chuyển bóng 1 -2 phút.
2/ Phần cơ bản: 18 - 22 phút.
a) Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay: 8 - 10 phút.
- Các tổ tự tập luyện, GV quan sát sửa sai.
- Thi đua giữa các tổ với nhau.
b) Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân 5 - 7 phút.
Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn một lần.
c) Làm quen trò chơi: "Bóng chuyền sáu" 7 - 9 phút.
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi và quy định khu vực chơi.
- HS chơi thử, sau đó chơi chính thức.
3/ Phần kết thúc: 4 - 6 phút.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét khen ngợi và biểu dương và giao bài tập về nhà 1 - 2 phút. Ôn động tác tung và bắt bóng
Toán ( Thứ 5 tuần 20)
99: luyện tập chung.
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
-Biết tính chu vi,diện tích hình trònvà vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi ,diện tích của hình tròn.
BTcần làm:BT1;BT2;BT3.
II/ Hoạt động dạy học:
Bài cũ: ( 5 phút) nêu công thức tính chu vi , diện tích hình tròn?
Gọi hs lên làm bảng lớp bài tập 3 tiết trước.
Bài mới: ( 28 phút)1. GTB: Nêu yêu cầu tiết học
2/GVhướng dẫn hs làm bài tập rồi chữa bài tập.
Bài 1:
- Nhận xét độ dài của sợi dây thép chính là tổng chu vi các hình tròn có bán kính 7 cm và 10 cm. Độ dài của sợi dây thép là:
7 x 2 x 3,14 + 10 x 2 x 3,14 = 106,76 (cm)
15 cm
60 m
O
- HS làm và nêu kết quả.
Bài 2: Bán kính của hình tròn lớn là:
60 + 15 = 75 (cm)
Chu vi của hình tròn lớn là:
75 x 2 x 3,14 = 471 (cm)
Chu vi của hình tròn bé là:
60 x 2 x 3,14 = 376,8 (cm)
Chu vi của hình tròn lớn dài hơn chu vi hình tròn bé là:
471 - 376,8 = 94,2 (cm)
Đáp số: 94,2 cm.
Bài 3: Diện tích hình đã cho là tổng diện tích hình chữ nhật và hai nửa hình tròn.
10 cm
Chiều dài hình chữ nhật là:
7 x 2 = 14 (cm)
7 cm
Diện tích hình chữ nhật là:
14 x 10 = 140 (cm2)
Diện tích của hai nửa hình tròn là:
7 x 7 x 3,14 = 153,86 (cm2)
Diện tích hình đã cho là:
140 + 153,86 = 293,86 (cm2)
Bài 4(Nếu còn thời gian HDHS làm)
8cm
A
B
C
D
Diện tích phần đã tô màu là hiệu của diện tích hình vuông và diện tích của hình tròn có đường kính là 8cm.
- Khoanh vào A.
2/Củng cố dặn dò: ( 2 phút) GVhệ thống bài.
File đính kèm:
- GA lop 5 tuan 20 chuan.doc