Môn : Toán ( Tiết 6)
• 6: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Nhận biết các phân số thập phân. Chuyển một số phân số thành phần số thập phân. Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của một số cho trước.
-Rèn kĩ năng tính chính xác, vận dụng kiến thức vào thực tế .
-Rèn tính cẩn thận, tự tin, chăm học.
II. CHUẨN BI:
-GV: Bảng phụ ghi nội dung các bài luyện tập.
-HS: ôn lại bài trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định - kiểm tra bài cũ: (5’)
-Gọi 2 HS lên bảng trả lời: Phân số như thế nào gọi là phân số thập phân? Cách chuyển một phân số thành phân số thập phân?
39 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 2 - Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Bài mới: GV giới thiệu bài và ghi đề bài. (1’)
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10'
16'
*HĐ 1 : Sự hình thành cơ thể người.
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp nhớ lại bài trước dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm. Gợi ý:
1. Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
2. Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì?
3.Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì?
Bước 2: GV giảng.
*HĐ 2: Sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi.
-GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.
-Y/c HS quan sát các hình la, 1b, 1c và đọc kĩ phần chú thích SGK tr.10, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
Gọi 1 số HS trình bày.
Bước 2: Y/c HS quan sát các hình 2,3,4,5 tr. 11 SGK, tìm xem hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
-Gọi 1 số HS trình bày.
-GV nhận xét, chốt lại.
-HS nối nhau phát biểu.
-Cơ quan sinh dục.
-Tạo ra tinh trùng.
-Tạo ra trứng.
- Lắng nghe.
-HS làm việc theo hướng dẫn của GV. Yêu cầu: la - Các tinh trùng gặp trứng. 1b - Một tinh trùng đã chui được vào trong trứng. lc -Trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau tạo thành hợp tử.
-HS trình bày, HS khác bổ sung.
-HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
-HS trình bày, HS khác bổ sung.
3. Củng cố dặn dò: (4'). GV Y/c HS trả lời nhanh các câu hỏi:
-Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?
-Hãy mô tả một số giai đoạn phát triển của thai nhi mà em biết?
-GV nhận xét câu trả lời và nhận xét chung tiết học.
-Về nhà học thuộc mục Em có biết và chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................
Thứ 6 ngày 21 tháng 9 năm 2007
Tuần 2
Môn : Toán ( Tiết 10)
· 10: HỖN SỐ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Biết cách chuyển hỗn số thành phân số.
-Rèn kĩ năng thực hành chuyển hỗn số thành phân số và áp dụng để giải toán.
-Rèn tính cẩn thận, chăm học, tự tin, trung thực.
II.CHUẨN BI:
-GV:Các tấm bìa cắt vẽ hình như phần bài học SGK.
-HS:Đọc trước bài ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định : (1’)
2. Bài cũ - kiểm tra bài cũ: (5')
+ GV kiểm tra HS về cách viết, đọc các hỗn số.
3. Bài mới: GV nêu mục tiêu bài học và ghi đề bài. (1’)
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
16'
12'
1. HD chuyển hỗn số thành phân số.
-GV dán hình vẽ phần bài học SGK lên bảng.
-Y/c : Em hãy đọc hỗn số chỉ số phần hình vuông đã được tô màu.
-Nêu vấn đề : ?
-GV hướng dẫn HS tự giải quyết vấn đề.
-Giúp HS tự nêu cách chuyển thành rồi nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.
2.Thực hành:.
Bài 1 : Y/c HS đọc đề và hỏi: Bài tập Y/c chúng ta làm gì?
-Y/c HS làm bài.
-GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó Y/c HS cả lớp tự kiểm tra bài của mình.
Bài 2 :Y/c HS đọc đề và nêu Y/c của bài.
-Y/c HS tự đọc bài mẫu và làm bài.
-Gọi HS chữa bài của bạn trên bảng.
Bài 3: T/c cho HS làm bài tương tự như cách tổ chức bài tập 2.
-HS quan sát hình.
-HS trả lời.
-HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng của GV.
-HS tự nêu.(ở dạng khái quát Ở SGK)
-Chuyển các hỗn số thành phân số.
-2 HS lên bảng làm bài.HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Bài tập Y/c chúng ta chuyển các hỗn số thành phân số, rồi thực hiện tính.
-4 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-HS cả lớp theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài mình.
- HS làm bài.
4. Củng cố dặn dò: (3’) -GV hỏi lại nội dung bài học.
-GV tổng kết tiết học.
-HS về nhà xem lại các bài tập đã làm, làm bài 10 trong VBT và chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm..................................................................................................................
Tuần 2
Môn : Tập làm văn ( Tiết 4)
Bài: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác đụng của các số liệu thống kê, giúp thấy rõ kết quả, so sánh được các kết quả.
-Lập bảng thống kê theo kiểu biểu bảng về số liệu của từng tổ HS trong lớp.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trung thực khi làm báo cáo thống kê.
II.CHUẨN BỊ:
-Bảng số liệu thống kê bài Nghìn năm văn hiến .Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở bài tập 2.
-Đọc trước bài ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định-kiểm tra bài cũ: (4')
+ Gọi 3 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.(1’)
2. Bài mới: GV giới thiệu bài và ghi đề bài. (1’)
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
32'
1. HD làm bài tập
Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Y/c HS thảo luận theo cặp:
-Mời từng nhóm trả lời.
-Cả lớp + GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc Y/c của bài tập.
-Y/c HS tự làm bài.
Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
-Nhận xét, khen HS lập bảng nhanh đúng, đẹp.
-GV lần lượt nêu câu hỏi:
+Nhìn vào bảng thống kê em biết được điều gì?
+Tổ nào có nhiều HS khá giỏi nhất?
+Tổ nào có nhiều HS nữ nhất?
+Bảng thống kê có tác dụng gì?
-Nhận xét câu trả lời của học sinh.
-2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp
-Các nhóm nhìn bảng thống kê trong bài Nghìn năm văn hiến ,trao đổi trong nhóm, ghi ra giấy nháp.
-Đại diện từng nhóm trả lời lần lượt từng câu hỏi, các nhóm khác nhận xét.
-1HS đọc thành tiếng trước lớp.
-1HS làm bài trên trên bảng phụ. HS dưới lớp kẻ bảng, làm bài vào vở.
-HS nêu ý kiến bạn làm đúng / sai.
-Mỗi HS trả lời câu hỏi:
+Số tổ trong lớp, số HS trong từng tổ, số HS nam và nữ trong từng tổ, số HS khá, giỏi trong từng tổ.
+Tổ 2 có nhiều HS khá giỏi nhất.
+Tổ 4 có nhiều HS nữ nhất.
+Bảng thống kê giúp ta biết được những số liệu chính xác, tìm số liệu nhanh chóng, dễ dàng so sánh các số liệu.
3. Củng cố dặn dò: (3’)
GV nhận xét tiết học
-Về nhà lập bảng thống kê 5 gia đình ở gần nơi em ở về : số người, số con là nam, nữ.
Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................
Tuần 2
Môn : Kĩ thuật ( Tiết 17)
Bài: THỨC ĂN NUÔI GÀ
I. MỤC TIÊU: HS cần phải:
-Biết cách đính khuy bốn lỗ theo 2 cách.
-Đính được khuy bốn lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
-Rèn luyện tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC:
-Mẫu đính khuy 4 lỗ được đính theo 2 cách ; Một số sản phẩm may mặc có đính khuy 4 lỗ.
-Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+Một số khuy 4 lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau.
+2-3 chiếc khuy 4 lỗ có kích thước lớn.
+Một mảnh vải có kích thước 20 x 30cm
+Chỉ khâu, len hoặc sợi, kim khâu len và kim khâu cỡ nhỏ.Phấn vạch, thước, kéo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: (tiết 1)
1. Ổn định : (1’)
2. Bài cũ: (3') Em hãy nêu cách đính khuy 2 lỗ trên vải?
-GV nhận xét, sau đó kiểm tra sự chuẩn bị dụng thực hành của HS.
3. Bài mới: * GV giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học và ghi đề bài. (1’)
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
7'
20'
Hoạt động l: Quan sát nhận xét mẫu. :
-GV giới thiệu một số mẫu khuy 4 lỗ, hướng dẫn HS quan sát kết hợp với quan sát H.1a (SGK), trả lời câu hỏi 1,2 đầu tr.8 mục II.
-Giới thiệu cho HS một số sản phẩm may mặc được đính khuy 4 lỗ, hỏi:
+Nêu tác dụng của việc đính khuy 4 lỗ?
-GV nhận xét, tóm tắt. :
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
-Nêu vấn đề: Cách đính khuy 4 lỗ có gì giống và khác với cách đính khuy 2 lỗ ?
-Hướng dẫn HS đọc lướt các nội dung SGK để trả lời.
-GV nhận xét và nêu lại.
-Y/c HS nhắc lại và lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu các điểm đính khuy (GV quan sát và uốn nắn HS) .
-Hướng dẫn HS đọc nội dung và quan sát hình 2(SGK).
+Y/c 1 - 2 HS lên bảng thực hiện thao tác đính khuy 4 lỗ theo cách tạo 2 đường chỉ khâu song song.
-GV nhận xét uốn nắn những thao tác HS còn lúng túng.
-Y/c HS quan sát hình 3 SGK tr.10
+Em hãy nêu cách đính khuy 2 lỗ còn lại?
-Y/c 1 HS lên bảng thực hiện các thao tác
đính khuy 2 lỗ còn lại.
-GV nhận xét các thao tác của HS, hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng.
-Tổ chức HS thực hành nháp: Vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy 4 lỗ.(nếu còn thời gian)
-HS quan sát một số mẫu khuy 4 lỗ và hình 1 a(SGK), trả lời.
-HS quan sát, lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS đọc lướt các nội dung trong bài SGK, trả lời được.
-HS thực hiện theo Y/c của GV.
-HS đọc theo hướng dẫn của GV.
-HS thực thao tác mẫu bằng kim khâu len và khuy 4 lỗ loại to, HS khác quan sát nhận xét.
-HS quan sát H.3a,b,c. (giống cách đính khuy 2 lỗ)
-1-2 HS lên bảng thực hiện thao tác đính khuy 2 lỗ còn lại, các HS khác nhận xét.
-HS thực hành nháp.
4. Củng cố dặn dò: (3’)
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ tr. 10 SGK.
-GV nhận xét tiết học.
-HS về nhà tập cách đính khuy 4 lỗ trên vải, để chuẩn bị tiết sau thực hành.
-Giờ sau các em nhớ mang theo: một mảnh vải nhỏ, khuy 4 lỗ, chỉ, kim khâu, phấn vạch,
thước, kéo...
* Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SINH HOẠT LỚP TUẦN 2
l. MỤC TIÊU:
-Tiếp tục ổn định tổ chức lớp, nề nếp, tác phong tốt.
-Hiểu rõ nội quy nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.
-Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy nhà trường. Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
-Biết phê và tự phê những ưu khuyết điểm của mình.
-Đoàn kết thương yêu, giúp đỡ bạn bè, nói năng hoà nhã, lễ phép.
II. NỘI DUNG:
+Cho cả lớp hát bài hát.
+Tổ chức sinh hoạt tổ:
-Các tổ trường lần lượt lên báo cáo các mặt hoạt động của tổ trong tuần.
-Cá nhân, tập tổ phát biểu ý kiến về nhận xét của tổ.
-Cá nhân, tập thể sữa chữa khuyết điểm trong tuần.
-Lớp phó học tập bào cáo các hoạt động của lớp về mặt học tập.
-Lớp trưởng nhận xét chung của lớp: Nêu hướng khắc phục và nêu kế hoạch thực hiện trong tuần tới.
-GV tổng kết lớp, rút ra những ưu điểm, nhược điểm của lớp.
-Phân nhiệm vụ mới cho tuần sau
-Nhắc nhở vệ sinh cá nhân cho tốt.
-Thực hiện đồng phục, tác phong nhanh nhẹn.
III. KẾT THÚC:
- Sinh hoạt hát, chơi trò chơi.
---------------------------
File đính kèm:
- t2.doc